Khamphadisan.com – Chùa Nam Nhã nổi tiếng trong vùng không chỉ bởi vẻ đẹp của kiến trúc thanh nhã, khung cảnh tĩnh mịch giúp thân tâm an lạc, mà còn bởi quá khứ là nơi liên lạc, hội họp của các sĩ phu trong phong trào đấu tranh chống Pháp của tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội. Ngày nay trở thành điểm tham quan ý nghĩa của du lịch Cần Thơ.
ảnh: vietnamtourism
Lúc đầu được thành lập chùa Nam Nhã có tên là Nam Nhã Đường – là một tiệm thuốc bắc do học trò của ông Nguyễn Giác Nguyên (học trò của cụ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa) đứng ra xây dựng. Ông là một người theo tín ngưỡng tông phái Minh Sư nên đổi tên là chùa Minh Sư, về sau lại đổi thành chùa Nam Nhã.
ảnh:vietnamtourism
Chùa Nam Nhã được xây dựng vào năm 1895, từ năm 1905, do chịu ảnh hưởng của phong trào Đông Du và truyền thống yêu nước của các vị sư và các Phật tử được khởi động. Chùa đã trở thành trụ sở kinh tài, ủng hộ học sinh xuất dương du học và truyền bá văn thơ yêu nước.
ảnh:vietnamtourism
Chùa Nam Nhã nằm trong khuôn viên rộng rãi và được bao quanh bởi một khu vườn rộng lớn, trải dài ra tận bờ sông Bình Thủy. Trong vườn được trồng khá nhiều loài cây như: tùng, trắc, bá diệp và nhiều loài cây cổ thụ khác. Đan xen dưới những gốc cây này là những cây kiểng quý, nhiều tuổi, được uốn tỉa rất công phu tỉ mỹ.
ảnh:vietnamtourism
Cổng chính của chùa được xây bằng gạch và lợp ngói. Hai bên cột đều có treo liễn đối, có ý nghĩa như là chào đón người thiện tâm hướng đạo nhưng sâu xa hơn nữa là mời gọi những người cùng chung chí hướng yêu nước. Sân chùa lại được lát gạch tàu, giữa sân có đặt một hòn non bộ cao trên 2m và được đặt trong bồn nước xây bằng gạch.
ảnh: Báo Kiến Thức
Khu chánh điện chùa là một ngôi nhà gạch kiên cố được xây theo dạng 5 gian và mái lợp ngói âm dương, trên mái có đặt tượng lưỡng long tranh châu. Đặc biệt, khu mặt tiền chánh điện lại được xây theo kiểu kiến trúc Á – Âu vào những năm đầu thế kỷ 20, mang nhiều nét khác với kiểu chùa truyền thống ở Nam Bộ lúc bấy giờ.
ảnh: Báo Kiến Thức
Bên trong chánh điện, gian trung tâm được bày trí rất trang trọng là nơi đặt bàn thờ tam giáo thể hiện quan niệm triết lý tam giáo đồng nguyên gồm: Phật giáo – Nho giáo – Lão giáo mang ý nghĩa dù là đạo giáo nào cũng có thể dạy con người sống tốt đời đẹp đạo hướng đến chân thiện mỹ.
ảnh: Báo Kiến Thức
Phía sau chánh điện là dãy hành lang dài, có 2 căn phòng tiếp khách. Bên phải và bên trái là 2 dãy nhà lợp ngói là Càn Đạo Đường (còn gọi là dãy nhà Đông Lang) được dành cho nam giới và Khôn Đạo Đường (còn gọi là dãy nhà Tây Lang) được dành cho nữ giới được nối liền nhau với nhà bếp. Phía sau là vườn cây ăn trái mùa làm tô điểm thêm vẻ xanh tươi cho ngôi chùa, cùng những ngôi mộ của những người sáng lập chùa và các sĩ phu làm cho người đếm thăm có một cảm giác đất mẹ luôn ôm ấp giấc ngủ ngàn thu của những đứa con sống hết mình cho đất nước thân yêu.
ảnh: Báo Kiến Thức
Tọa lạc tại 612 Cách Mạng Tháng Tám – phường An Thới – quận Bình Thủy -Tp.Cần Thơ tên chữ Hán là Nam Nhã Đường. Nơi đây không những đẹp về kiến trúc mà còn gắn liền với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam. Chùa Nam Nhã cũng đã được công nhận là di tích lịch sử cánh mạng vào ngày 25/01/1991.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh nghiệm du lịch Cần Thơ
- Những điểm đến nổi tiếng tại Cần Thơ
- Bến Ninh Kiều biểu tượng của xứ Tây Đô
- Về Tây Đô khám ghé thăm Thiền Viện Trúc Phương Nam
binhqb94