Huế – vùng đất cố đô trầm mặc, nơi mỗi công trình kiến trúc đều mang trong mình những câu chuyện lịch sử đầy mê hoặc. Nằm bên dòng sông Đông Ba hiền hòa, Chùa Diệu Đế sừng sững như một minh chứng cho sự trường tồn của Phật giáo và nét đẹp văn hóa xứ kinh kỳ.

Chua Dieu De15

Chùa Diệu Đế là ngôi quốc tự cổ vô cùng đặc biệt và nổi tiếng tại mảnh đất Cố đô. Trước đây là nhà cũ của Phúc quốc công và cũng là nơi vua Thiệu Trị ra đời, trải qua hơn 200 năm lịch sử ngày nay Chùa Diệu Đế không chỉ là điểm đến thu hút du khách bậc nhất mà còn là nơi giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của Phật giáo ở Huế. Có lịch sử lâu đời cùng với vẻ đẹp kiến trúc đặc sắc đậm nét hoàng cung nhất định sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và cảm nhận chân thực.

1. Chùa Diệu Đế ở đâu? Cách di chuyển đến đây

Chua Dieu De14

Nằm bên dòng sông Đông Ba, Chùa Diệu Đế sừng sững như một minh chứng cho sự trường tồn của Phật giáo và nét đẹp văn hóa (Nguồn: Sưu tầm)

Chùa Diệu Đế nằm bên bờ Đông sông Đông Ba tại số 100 đường Bạch Đằng, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế. Sở hữu khuôn viên rộng lớn với diện tích khoảng 2.500m2. Gần với trung tâm thành phố nên du khách di chuyển đến đây rất nhanh chóng và dễ dàng bằng các phương tiện phổ biến như xe máy, ô tô. Ngoài ra, du khách có thể kết hợp tham quan, khám phá thêm các địa điểm như Đại Nội, chùa Thiên Mụ, Nghinh Lương Đình,…để tiết kiệm thời gian và chi phí. 

 2. Lịch sử về chùa Diệu Đế

Chua Dieu De12

Chùa Diệu Đế là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử văn hóa lâu đời (Nguồn: Sưu tầm)

Để có những trải nghiệm trọn vẹn tại Chùa Diệu Đế nhất định phải tìm hiểu tiến trình lịch sử thăng trầm tại đây. Vốn là nhà cũ của ông ngoại và cũng là nơi vua Thiệu Trị ra đời nên sau khi lên ngôi ông đã cho lập chùa Diệu Đế sắc phong chùa làm Quốc tự vào năm 1844 để cầu phúc cho nhân dân. Năm 1885, Kinh thành Huế thất thủ và bị quân Pháp chiếm đóng, chùa Diệu Đế trở thành trụ sở một số cơ quan của triều đình vua Đồng Khánh. Đến năm 1887, nhiều công trình tại chùa Diệu Đế bị dỡ bỏ, chỉ còn lại chánh điện Đại Giác, cổng tam quan, gác Đạo Nguyên cùng hai tòa lầu chuông – trống phía trước. Năm 1910, lại dẹp bỏ gác Đạo Nguyên và hai lầu chuông trống, chùa Diệu Đế ngày càng xuống cấp. Mãi đến năm 1930, trong phong trào chấn hưng Phật giáo, chùa Diệu Đế mới được dùng làm trụ sở của Hội Phật học An Nam và năm 1950, điện Đại Giác được xây dựng lại, đổi tên thành điện Đại Hùng, hai bên có hai nhà Lôi Gia, phía sau điện Đại Hùng là tăng xá và các nhà phụ của chùa.

3. Khám phá kiến trúc chùa Diệu Đế

Điều hấp dẫn du khách đến với Chùa Diệu Đế chính là được chiêm ngưỡng và khám phá nét đẹp đặc sắc đậm dấu ấn hoàng cung. Kiến trúc độc đáo với màu sắc riêng biệt không bị hòa lẫn với các ngôi chùa khác nhưng vẫn thấm đượm nét cổ xưa. Được xây dựng trong vương phủ và được La Thành bao bọc xung quanh với khoảng 10 công trình kiến trúc độc đáo. 

Chua Dieu De

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngày nay, chùa Diệu Đế vẫn giữ được màu sắc đặc trưng (Nguồn: Sưu tầm)

Trước đây Chùa Diệu Đế được thiết kế với bồn lầu gồm hai lầu chuông, một lầu trống và một lầu bia. Chính điện của chùa là Đại Giác 3 gian 2 chái, bên trái là Cát Tường Từ Thất, bên phải là Trí Tuệ Tịnh Xá. Trước điện là gác Đạo Nguyên 2 tầng 3 gian, hai bên gác có lầu chuông, lầu trống. Hai bên sân chùa, gần cổng chính là hai nhà lục giác, nhà bên trái để chuông, nhà bên phải dựng bia khắc thơ vua Thiệu Trị. Sau chánh điện là hai nhà Tả, Hữu tăng phòng 5 gian, Tả, Hữu trú gia 3 gian. Hệ thống La Thành bên ngoài được xây dựng vô cùng kiên cố, với Phượng Môn ba cửa ở phía trước, cổng nhỏ hai bên, ngoài bờ sông có bến thuyền. Về sau trước cổng La Thành được xây thêm bốn trụ biểu. 

Chua Dieu De4

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngày nay, chùa Diệu Đế vẫn giữ được màu sắc đặc trưng (Nguồn: Sưu tầm)

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngày nay, chùa Diệu Đế vẫn giữ được màu sắc đặc trưng. Nổi bật nhất là chính điện Đại Giác, hai bên đặt Bát Bộ Kim Cang, phía sau có nhà khách và bếp. Sân ngoài là nhà bia, nhà chuông, cổng tham quan hai tầng và lầu Hộ Pháp ở phía trên.

chua dieu de 1

Bức tranh “Long vân khế hội” trên trần chánh điện chùa Diệu Đế (Nguồn: Sưu tầm)

Điện Đại Giác được cải biến với mặt tiền đường phía trước, bên trái là chung lâu, bên phải là cổ lâu. Đặc sắc nhất là bức tranh Long Vân Khế Hội được vẽ trên trần chánh điện – Bức tranh vẽ năm con rồng ẩn hiện trong các tầng mây trên tầng điện Đại Giác và bốn con rồng quấn quanh bốn cột trụ lớn. Du khách sẽ ấn tượng trước bức hoành Diệu Đế Quốc Tự được treo ở cửa chính và khuôn viên sân chùa rất rộng rãi, rợp bóng cây thoáng mát, không khí trong lành mang lại cảm giác thư thái và thanh tịnh.

Chua Dieu De1

Vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của chùa Diệu Đế (Nguồn: Sưu tầm)

Chỉ miêu tả những vẻ đẹp kiến trúc cùng với giá trị lịch sử văn hóa của Chùa Diệu Đế bằng câu chữ là chưa đủ. Phải tận mắt chiêm ngưỡng, tự thân trải nghiệm thì mới có thể

cảm nhận chân thực và rõ nét nhất. Ghé thăm nơi đây chăc chắn du khách sẽ cố những trải nghiệm ý nghĩa và đầy cảm xúc. Để tận hưởng trọn vẹn nhất du khách nên chú ý một vài điểm như: mặc trang phục kín đáo, lịch sự, giữ trật tự, vệ sinh chung.

4. Một số thông tin hữu ích:

  • Giờ mở cửa: 7h00 – 17h00 hàng ngày
  • Giá vé: Miễn phí

Lưu ý: Hãy ăn mặc lịch sự, giữ gìn vệ sinh chung và tôn trọng không gian thờ tự khi đến chùa.

Chua Dieu De11

Hãy đến đây để cảm nhận vẻ đẹp kiến trúc và giá trị tinh thần tại chùa Diệu Đế (Nguồn: Sưu tầm)

Chùa Diệu Đế không chỉ là ngôi quốc tự cổ trầm lặng tại mảnh đất Cố đô mà còn là điểm du lịch tâm linh thu hút du khách bậc nhất lưu giữ những giá trị lịch sử văn hóa lâu đời. Ngoài ra, với vẻ đẹp kiến trúc cung đình đặc sắc nhất định sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ và ý nghĩa. Hãy đến đây để cảm nhận sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, giữa vẻ đẹp kiến trúc và giá trị tinh thần, để thấy lòng mình lắng đọng và bình yên hơn.

Xem thêm nhiều bài viết về Du Lịch Huế! 

5/5 - (2 bình chọn)