Khamphadisan.com – Nếu đến du lịch Đà Nẵng mà bạn không ghé thăm Ngũ Hành Sơn thì đây sẽ là một thiếu sót lớn. Với những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây đã tạo nên một khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn tuyệt đẹp trong con mắt của người dân Đà Nẵng nói chung và du khách nói riêng.
Ngũ Hành Sơn chỉ cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, nằm trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển, thuộc phường Hòa Hải – quận Ngũ Hành Sơn. Ngày 22/3/1990, Ngũ Hành Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao – Du lịch cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Vé vào tham quan Ngũ Hành Sơn
- Giờ mở cửa thăm quan: 6h30 – 17h30
- Giá vé tham quan: 15.000đ/vé
- Giá vé học sinh – sinh viên: 5.000đ/vé
- Giá vé HDV (hướng dẫ n viên): 25.000đ/lượt
Những năm gần đây ban quản lí Ngũ Hành Sơn đã khai trương hệ thống thang máy với chiều cao 43 m và bề rộng đủ cho 2 cabin hoạt động lên xuống với sức tải 1.35 tấn. Mỗi lượt thang máy ở Ngũ Hành Sơn có thể đưa được 20 khách. Giá vé đi thang máy tại ngọn Thủy Sơn là: 30.000đ/ 2 chiều.
Đến Ngũ Hành Sơn khám phá những gì ?
# Khám phá những hang động
Ở Ngũ Hành Sơn có rất nhiều hang động, nhưng nổi tiếng nhất là: động Quan Âm (tại Kim Sơn), Huyền Vi (tại Hỏa Sơn) Linh Nha, Huyền Không, động Âm Phủ, Hoa Nghiêm, Vân Thông, Thiên Long, Thiên Phước Địa ( tại Thủy Sơn), nếu các bạn muốn khám hết phá tất cả thì sẽ mất hẳn thời gian vài ngày.
Hang động đẹp nhất trong số này phải kể đến là động Huyền Không tọa lạc trên núi Thủy Sơn. Đây là một động lộ, khi vào động bạn sẽ không có cảm giác ngột ngạc mà rất khô ráo và thoáng mát.
Và Kinh hãi nhất là phải kể đến là động Âm Phủ, đây là động khá lớn và huyền bí nhất tại quần thể động Ngũ Hành Sơn. Đây là động âm, có nhiều vẽ huyền bí với vẻ sự tối tăm nhất của động, khi bước vào nơi đây con người có cảm giác thập tử nhất sinh.
# Tham quan những ngôi chùa
Một điều khá thú vị đó là trên các đỉnh núi của quần thể Ngũ Hành Sơn đều có rất nhiều ngôi chùa. Tại ngọn Kim Sơn có chùa và động Quan Âm; ngọn Hỏa Sơn lại có chùa Linh Sơn và động Huyền Vi, ngọn Đà Sơn có chùa và hang Phổ; Thổ Sơn lại có chùa Long Hoa và Huệ Quang; ngọn Thủy Sơn có chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng, Tam Tôn và Từ Tâm. Những ngôi chùa nơi đây rất linh thiêng, đặc biệt là ngôi chùa Linh Ứng tại Thủy Sơn.
Nằm ở phía Tây Nam của ngọn Thủy Sơn, với cổng Tam Quan phủ kính rêu phong và mang nét cổ kính, chùa Tam Thai là ngôi chùa cổ được xây dựng từ lâu đời. Theo Thư tịch và Bia ký nơi đây ghi lại thì chùa đã được xây dựng vào thời cùng đô thị cổ Hội An mới hình thành, do Thiền sư Hưng Liên thuộc hệ dòng thiền Tào Động của Trung Hoa sang trụ trì và lập đạo tràng từ trước của những năm cuối thế kỷ 16. Đến năm 1825, chùa lại được Vua Minh Mạng phong làm “Quốc tự”, đến nay chùa đã trải qua 12 đời trụ trì.
Hiện trong khu khuôn viên chùa vẫn còn lưu lại dấu tích và cổng của khu nhà hành cung, nơi lưu dấu một thời vua Minh Mạng và những quan đại thần Triều Nguyễn đã viễn cảnh tại đây và lập đàn cầu Quốc thái Dân an. Trải qua hàng trăm năm, chùa cũng bị hư hỏng và bị tàn phá nhiều do chiến tranh và thiên tai và đã trải nhiều lần trùng tu, lần trùng tu quy mô và hoàn chỉnh nhất vào năm 1995. Mặc dù đã trải qua khá nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ của lăng tẩm và chùa tháp kinh thành Huế.
Những truyền thuyết gắn liền
Theo như truyền thuyết của người Chăm xưa: ngày xưa có một lão ngư sống một mình giữa bãi cát mênh mông bên bờ biển. Vào một hôm, lão ngư đã thấy một con giao long rất lớn đến đây đẻ trứng. Bỗng từ đâu có một con rùa vàng hiện lên, tự xưng là thần Kim Quy, đào cát vùi quả trứng xuống, rồi giao phó cho ông lão một cái móng chân của mình, và dạy cách trông coi trứng rồng. Nhờ có móng rùa thần, mà lão ngư đã ngăn chặn được diều hâu trên trời và các loài thú dữ dưới đất đến xâm phạm nơi ấp trứng. Sau đó, quả trứng cũng ngày một lớn dần và cho đến một hôm, quả trứng nở ra một thiếu nữ xinh đẹp, và vỏ trứng tách thành năm mảnh, trở thành năm ngọn: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Vua Chăm nghe được câu chuyện ấy liền cưới thiếu nữ làm vợ, còn Thần Kim Quy thì chở ông lão lên trời.
Ngũ Hành Sơn gồm: Thuỷ Sơn – Mộc Sơn nằm phía đông, Thổ Sơn – Kim Sơn – Hoả Sơn nằm phía tây. Trong triết học của Trung Hoa thì ngũ hành tượng trưng cho: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ là 5 yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số 5 cũng là con số cực kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông vì vậy 5 ngọn Kim Sơn -Mộc Sơn – Thủy Sơn – Hỏa Sơn – Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường.
Ngũ Hành Sơn được người ta ví như nhữn hòn non bộ khổng lồ giữa lòng Tp.Đà Nẵng, không chỉ là biểu tượng văn hoá trong tâm thức của mỗi người con quê hương Đà Nẵng mà còn là điểm đến hấp dẫn của du lịch Con đường Di sản miền Trung.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng
- Hải Vân Quan – thiên hạ đệ nhất hùng quan
- Kinh nghiệm du lịch bán đảo Sơn Trà 2017
binhqb94 (Tổng hợp)
Nguồn: Yêu Đà Nẵng – Wikipedia