Nằm trên đỉnh đồi D1 của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, tượng đài chiến thắng Điện Biên là minh chứng rõ nét nhất về sự hào hùng của chiến công lịch sử năm nào.

Địa điểm tượng đài chiến thắng Điện Biên

Tượng đài chiến thắng Điện Biên

ảnh: nights.amore

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ tọa lạc trên đồi D1 nằm ngay trung tâm thành phố Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên. Được lấy từ ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng việc thực hiện một số kế hoạch khảo sát thì Viện Quy hoạch Đô thị – Nông thôn (Bộ Xây dựng) đã chọn địa điểm đồi D1 xây dựng tượng đài. Nằm ở vị trí trung tâm khu di tích, cao khoảng 50m so với cánh đồng Mường Thanh, đây là địa điểm mà cả khu vực thị xã đều nhìn thấy.

Khu vực tượng đài

Con đường lên tượng đài chiến thắng Điện Biên

ảnh: hphong196

Đến với Tượng đài chiến thắng Điện Biên đầu tiên bạn sẽ thấy là sân hành lễ, có không gian khá rộng để tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội. Ngay đây có bức phù điêu đại cảnh lớn nhất với chiều cao khoảng 7,5m, chiều ngang khoảng 58m và được ghép từ 217 tấm đá xanh, tổng khối lượng nặng gần 400 tấn. Đây là bưc phù điêu đại cảnh lớn nhất Đông Nam Á. Miêu tả lại toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ thời điểm Bộ Chính trị chọn Điện Biên Phủ làm điểm chiến lược trong Đông – Xuân 1953 – 1954 cho đến khi ta bắt sống De Castries và tham mưu của chúng.

Phía trước tượng đài chiến thắng Điện Biên

ảnh: ngo.nhatmai

Để đi lên tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ bạn phải đi trên con đường gồm 320 bậc. Đường đi lên được chia làm 3 chiếu nghỉ lớn, tương đương với 3 đợt tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ lịch sử. 56 cột mốc được làm bằng đá xanh Thanh Hóa tượng trưng cho 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của bộ đội ta được xây dựng 2 bên.

Ấn tượng tượng đài chiến thắng

Tượng đài chiến thắng Điện Biên

ảnh: kinhnghiemdulichmienbac

Lên đến tượng đài chiến thắng Điện Biên bạn sẽ thấy một bức tượng có ba anh bộ đội, một em bé Thái, bức tượng biểu thị anh bộ đội phất cao lá cờ tượng trưng cho các đại đoàn tham gia chiến dịch năm xưa. Và một anh bộ đội bế em bé Thái trên tay cầm một bó hoa tượng trưng cho những văn nghệ sỹ quân đội đã và đang góp sức mình ca ngợi chiến thắng.

Tượng có chiều cao khoảng 16,6m, chất liệu làm bằng đồng thau, bên trong ruột kết cấu bê tông cốt thép, trọng lượng của tượng khoảng 220 tấn. Kết cấu bệ tượng cao 3,6m làm bằng bê tông cốt thép, bên ngoài ốp đá mỹ nghệ, gồm 3 tầng hình chữ nhật xếp chéo lên nhau. Người thực hiện việc đúc đồng cho bức tuọng là Nguyễn Trọng Hạnh ở huyện Ý Yên (Nam Định).

Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử đã trải qua hơn nửa thế kỷ nhưng Tượng đài chiến thắng Điện Biên vẫn sừng sững giữa đất trời và cùng với các di tích khác của chiến trường năm xưa như: Đồi A1, cầu Mường Thanh, Him Lam, Mường Phăng… là những cái tên trường tồn cùng đất nước

Có thể bạn quan tâm:

diemtv (Tổng hợp)

5/5 - (1 bình chọn)