Khamphadisan.com – Có thể đoán định, cái tên Huế là tên dân dã và chỉ cái tên Thuận Hóa, do người dân nơi này đọc chệch chứ Hóa thành Huế. Còn tại sao lại đọc chệch như thế, thì có lẽ phải nghiên cứu phần ngữ âm tiếng địa phương nơi đây.

ten hue co tu bao gio khamphadisan 1

ảnh: ginpenguin

Đã có nhiều người hỏi tôi rằng: cái tên Huế được gọi từ bao giờ? cái tên “Huế” là vì sao? Hỏi tôi thì tôi hỏi ai. Theo nhiều thông tin tìm hiểu thì hiện chưa nay có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh “Huế” chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì có thể kể đến như sau:

Vào đời vua Lê Thánh Tông chắc có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn“. Trong đó có câu: “Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then“.

– Cũng có những bản tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc triều chính biên toát yếu khi nói tới Huế, cũng đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế bao giờ.

ten hue co tu bao gio khamphadisan 2

ảnh: vietviet1904

– Con trong “Bộ Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam được viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và cái tên Huế xuất hiện.

-Trong hồi ký của Pierre Poivre, là một thương nhân Pháp đã từng đến kinh đô Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué.

– Vào năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ -Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gửi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này”. Nó không biết rằng ngày 20.10.1898, dụ của Vua Thành Thái lập thị xã Huế, ngày 30.8.1899 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ và ngày 12.12.1929 được nâng thành thành phố Huế. Có thể đoán định, tên Huế là tên dân dã, chỉ cái tên Thuận Hóa, do đọc chệch Hóa thành Huế. Còn tại sao lại đọc chệch như thế, thì có lẽ phải nghiên cứu ngữ âm tiếng địa phương Thừa Thiên-Huế, (nếu kiêng húy thì sao không ai nói đến?).

ten hue co tu bao gio khamphadisan

ảnh: eleeeyo

Duy có việc gọi Thuận Hóa thành ra Hóa – Huế thì hiểu được. Cư dân Việt truyền thống, tên cổ (nôm) địa danh toàn đơn âm, bây giờ còn rơi rớt một ít ở phía bắc, được lưu dân mang tập quán ấy vào miền Nam. Quê tôi gần Hải Phòng, cho đến trước 1975, dân cư vẫn gọi thành phố ấy là Phòng (bỏ chứ Hải). Người Huế gọi Thuận Hóa là Hóa/Huế cũng vậy thôi.

Nghe nói năm 2014, Huế có cuộc hội thảo về đổi hay không đổi tên Huế. Tôi cho rằng đổi hay không cũng… OK. Gọi béng là Thuận Hóa, hay Phú Xuân cũng được, mà để Huế thì cũng hay, hay ở cái giữ cái hồn dân dã, đưa dân dã thành chính quả, vào hệ thống danh xưng nhà nước.

Tôi viết lên mấy điều như trên đây, vì tôi cũng đang sống ở Huế, cũng đang hòa vào một buổi chiều, “chiều nay mưa trên phố Huế, kiếp giang hồ có bến đợi”. Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt/Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà. Giang hồ Huế nghe cơm sôi Huế, chợt lẩn thẩn nghĩ tại sao lại Huế.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94 (Sưu tầm – biên tập)

Theo: Một Thế Giới

5/5 - (1 bình chọn)