Thác Cam Ly (cách trung tâm thành phố 2km, nằm cuối đường Hoàng Văn Thụ): Vốn xưa kia là nơi sinh sống của một buôn làng người dân tộc thiểu số đông đúc (ngày nay vẫn còn lại một nhà thờ Cam Ly khá lớn được xây dựng từ thời Pháp).Thác đổ dài như mái tóc của một thiếu nữ nổi tiếng qua lời bài hát “ Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Ly , khóc tình đầu dang dở…”.

Cáp treo: Đưa vào hoạt động vào tháng 3/2003. Chiều dài toàn tuyến đi về là 2,3km. Điểm đi là đồi Rô Bin và điểm đến là Thiền Viện Trúc Lâm. Hiện do Công ty du lịch Lâm Đồng quản lý.

Thác Đatanla: Cách trung tâm TP Đà Lạt 5 km trên đường đèo Prenn vào thành phố, được công nhận thắng cảnh quốc gia năm 1998. Thác khá sâu đi bộ khoảng 15 phút. Từ trên đường đèo xuống đến thác độ 300m. Theo một số truyền thuyết của đồng bào dân tộc thì Đatanla là nơi dũng sĩ K’Lang và nàng sơn cước Hơbiang gặp nhau.Nơi đây, chàng K’lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắn hổ tinh, bảy con chó sói và 2 con cáo…

Vực Tử Thần dưới chân thác còn là nơi để du khách nếm cảm giác mạo hiểm qua trò chơi chinh phục vách đá bằng dây. Khách có thể đi bộ hoặc ngồi máng trượt từ cổng xuống tới đầu thác.

Thác Prenn: (nằm ở chân đèo Prenn, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km): khi bác sĩ Yersin mới khám phá ra Đà Lạt, buôn Prenn là một buôn dân tộc bản địa rất sầm uất với cả trăm nóc nhà sàn đông đúc nhưng theo thời gian, buân này không còn. Trong khuôn viên thác có cầu treo dân tộc, có hồ nuôi cá sấu, có mô hình đền Hùng làm theo phiên bản ở Phú thọ; tượng Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ. Prenn có một đặc sản là cháo cá lóc. Thác do công ty Cp Dịch vụ Du lịch Đà Lạt quản lý.

Hồ Than Thở: (cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía Bắc). Ban đầu là một hồ nhỏ, về sau người Pháp cho xây đập chắn nước tạo thành hồ. Xung quanh hồ Than Thở có nhiều truyền thuyết, tình sử thú vị như câu chuyện Thảo Tâm gắn liền với sự tích Đồi Thông 2 mộ, có một đôi cây thông yêu nhau rất lạ gắn với 2 câu thơ: “ Đà Lạt có thác Cam Ly, có hồ Than Thở người đi sao đành.”

Thung lũng Tình yêu: (cách Đà Lạt 5,5 km về phía Bắc) Nguyên xưa kia là một Thung lũng lớn (thung lũng tình yêu), có cảnh quan đẹp; từ thời Pháp đã được biết đến dưới cái tên Vallee’’D’mour, đến năm 1953, theo chủ trương của hội đồng thị xã Đà Lạt, người ta đã Việt hóa thành tên gọi Thung lũng tình yêu. Năm 1972, người ta cho xây dựng một đập ngăn nước tạo nên một hồ chứa nước dùng cho sản xuất nông nghiệp khu vực Đa Thiện nên mới có tên hồ Đa Thiện. Nơi đây có nhiều đồi thông đẹp, thoai thoải thích hợp cho đi chơi picnic vào ngày nghỉ. Ở phía trong đồi Vọng Cảnh trên có một ngôi nhà dành cho khách nghỉ chân, có dịch vụ cỡi ngựa.

Vườn hoa thành phố (nằm ở cạnh Hồ Xuân Hương, bên cạnh đồi Cù thơ mộng, cách trung tâm thành phố 2km): Ngoài các giống hoa truyền thống mà du khách đã biết như cẩm tú cầu, hồng, hồng ri, xác pháo, mimosa; tại vườn hoa còn có hàng chục giống hoa mới được du nhập vào Đà Lạt, một khu vườn địa lan, phong lan khá lớn và thuộc loại đẹp nhất của thành phố hoa, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua bán của du khách. Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, nơi đây còn diễn ra Hội hoa xuân tập hợp những nghệ nhân chơi hoa, địa lan, phong lan, cây cảnh, tiểu cảnh-non bộ từ trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng đến thi tài.

Tham quan sân Golf và làm quen với môn đánh golf: Đà Lạt có 3 đồi Cù được người Pháp xây dựng thành một sân golf 9 lỗ từ thời Pháp. Khi còn làm vua va nhất là khi đứng đầu chính phủ Hoàng triều cương thổ, vua bảo Đại thường xuyên ra chơi golf ở đây cùng với các quan chức Pháp. Đầu thập niên 90, được đưa vào liên doanh giữa công ty Du lịch tỉnh Lâm Đồng với công ty Đanao (Hồng Kông, Trung Quốc) và được xây dựng thành sân golf quốc tế 18 lỗ. Đây là sân Golf có cảnh quan đẹp nhất Việt Nam.

Vườn hoa Minh Tâm (đường Mimosa cách trung tâm Đà Lạt 3km): Vốn là một biệt thự tư nhân được cải tạo lại thành một vườn hoa,tuy diện tích nhỏ hẹp nhưng được bố trí tập trung theo đặc điểm dốc của địa hình tạo cho vườn hoa có một sắc màu riêng. Phía tay phải của vườn hoa có nhiều ngôi nhà rông, nhà sàn xinh xắn tĩnh mịch thích hợp cho những đôi uyên ương đi hưởng tuần trăng mật.

Lâu đài mạng nhện ( đường Huỳnh Thúc Kháng): Xây dựng năm 1990 như là một công trình có lối kiến trúc kỳ dị mà chủ nhân của nó là nữ kiến trúc sư Đặng Việt Nga. Công trình được kiến trúc như trong một câu chuyện cổ tích của con người ở đâu đó trên trái đất với những mạng nhện, những cây nấm to, đôi hươu cao cổ, một ngôi nhà rông cách điệu, một em bá đang cắp sách đi học, hai ông bà cãi nhau, Biệt thự có nhiều phòng ngủ, mỗi phòng mang tên một con thú hoặc trái cây thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên như phòng Mối, phòng con Hổ, con kiến, phòng Trái Bầu.

Thung lũng vàng (đường Ankroet, xã Lát, huyện Lạc Dương, cách trung tâm Đà Lạt 15km về phía Bắc). Khu du lịch này hiện đang là một trong những điểm tham quan dã ngoại hấp dẫn ở Đà Lạt nhờ có những đồi thông nguyên sinh, vườn cây cảnh Bonsai quý, vườn đá cảnh lấy từ núi rừng Lâm Đồng, một vườn lan sinh thái tập hợp hàng trăm giống lan đặc chủng của núi rừng Tây Nguyên.

Chắc chắn bạn chưa biết, và không tin là nó tồn tại: Cẩm nang & kinh nghiệm du lịch Thái Lan dành cho những bạn du lịch Thái Lan tự túc hoặc tham khảo thông tin trước khi đi du lịch.

Hồ Đankia – Suối Vàng: Nằm cách trung tâm Đà Lạt 18km về hướng Bắc, Hồ Đankia –suối Vàng trông như một thiếu nữ vừa bước vào tuổi thanh xuân nằm phơi mình bên những đồi thông xanh biếc chập chùng. Nơi đây, năm 1893 bác sĩ A Yersin đã từng ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên của núi non hùng vĩ trên cao nguyên Lang Biang và từ đó đã khai sinh ý tưởng thiết lập một trạm nghĩ dưỡng trên cao nguyên khai sinh ra thành phố Đà Lạt. Nơi đây có nhà máy thủy điện Ankroet nhà máy thủy điện được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1943. Theo quy hoạch đây là 1 trong 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia gọi vốn đầu tư.

Thác Pongour (nằm trên địa bàn xã tân Hội huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt 45km, cách đường quốc lộ 20 khoảng 7 km): được công nhận danh thắng cấp quốc gia năm 2000, theo truyền thuyết của đồng bào dân tộc thì thác gắn liền với câu chuyện về nàng Ka Nai một tù trưởng xinh đẹp đã có công xây dựng nên cuộc sống thịnh vượng của đồng bào K’Ho. Tương truyền KaNai có 4 con tê giác và pongour là dấu về các con tê giác cắm sừng xuống đất. Từ nhiều năm nay, Pongour có ngày hội thác vào rằm tháng giêng hàng năm với nhiều trò chơi dân gian, các nghi lễ văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa. Thác do công ty TNHH Đất Nam (TP. HCM) quản lý và khai thác.

Thác Hang cọp: Thuộc địa bàn thôn Túy sơn, Xã Xuân Thọ, nằm cách Đà lạt khoảng 15 km về phía Đông bắc. Tên gọi thác hang cọp là do người dân địa phương đặt ngay dưới chân thác có 1 cái hang cọp khá rộng trong đó có 1 con cọp 3 con trăn hung dữ đã từng ở. Sau đó , vào khoảng cuối năm 50 con cọp dữ này đã bị người dân bẫy được giờ vẫn còn lại cái hang to.

Thác Bobla ( Thác Liên Đầm): Thuộc địa phận xã Liên đầm, Huyện Di Linh , cách thành phố Đà Lạt hơn 80 km và cách thị xã bảo Lộc 25 km, nằm cạnh quốc lộ 20. Thác nằm gọn lỏn giữa 2 ngọn đồi có hình voi phục và giống như một cái hang động dưới chân thác là những tảng đá lớn trông như những bàn đá của trời. Tên thác do người dân bản địa đặt. Thác do công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt khai thác.

Dinh Bảo Đại (biệt điện số 3): Nằm trên đường Triệu Việt Vương, tọa lạc trên một quả đồi cao có những cánh rừng thông xanh bao bọc khá đẹp. Dinh là nơi ở của Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đình phong kiến Việt Nam. Dinh được xây dựng năm 1933 – 1938 theo kiến trúc châu Âu với mái hình khối, bố cục tuy cân dối nhưng không đối xứng. Dinh có tổng cộng 25 phòng, tầng trên dành riêng cho gia quyến, của Vua, tầng dưới dùng làm nơi làm việc và tiếp khách. Năm 1988 người ta đã tình cờ phát hiện ra một số bảo vật gồm 122 món ngọc ngà, châu báu của triều Nguyễn do bà Từ Cung ( mẹ vua Bảo Đại) đem vào từ Huế, số bảo vật này là của cải riêng của Hoàng Thái Hậu Từ Cung và một số đời Vua trước để lại. Đáng chú ý có nhiều đồ dùng bằng ngọc như thau rửa mặt bằng vàng nạm 16 viên ngọc, các loại bát ngọc, đĩa ngọc, một số đồ dùng bằng vàng. Số bảo vật này đang được lưu giữ tại kho bạc Tỉnh Lâm Đồng. Có thể đây là bộ sưu tập về ngọc đầy đủ nhất, quý giá nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam còn lưu giữ được cho đến ngày nay.

Dinh toàn quyền:Tọa lạc trên ngọn đồi cao 1.533m với một vị trí khá đẹp, một mặt nhìn xuống hồ Xuân Hương, một mặt nhìn ra những cảnh quan ở phía dưới các thung lũng. Khi còn đương chức, Toàn quyền Decoux đã cho xây dựng Dinh thự này làm nơi nghỉ mát mỗi mùa hè và sau cho xây dựng đường hầm bí mật để khi có sự cố thoát ra ngoài, nhiều năm nay không được sửa chữa nên đã bị hư hại. Hiện nay là nhà khách của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Dinh 1: Từ Dinh 2 theo đường Trần Hưng Đạo Hùng Vương đến ngã 3 Trại Hầm rẽ trái khoảng 400m du khách sẽ đến với

Dinh 1. Nguyên là cơ ngơi của một người Pháp được Vua Bảo Đại mua lại, cho xây dựng thành Tổng hành dinh của Chính phủ Hoàng Triều Cương Thổ. Sau đến đời Ngô Đình Diệm thì đã được tu bổ them thành một lâu đài tráng lệ và kiên cố. Dưới tòa nhà chính có 1 số đường hầm thoát hiểm, của chính của đường hầm nằm ngay cạnh phòng ngủ của Ngô Đình Diệm ( lưng chừng cầu thang lên lầu nên khó phát hiện và từ ngoài nhìn vào giống như cửa phòng bình thường). Một phần của tầng hầm nổi trên mặt đất và có đường thoát hiểm thông qua phía sau Biệt điện nơi có sân đỗ cho máy bay trực thăng.

Biệt điện Trần Lệ Xuân ( số 5 Yết Kiêu, phường 5 Tp Đà Lạt).Dịch vụ: Tham quan kiến trúc, bán hàng lưu niệm. Hiện là trung tâm lưu trữ quốc gia IV.

Bảo tàng Lâm Đồng: Nằm trên đường Hùng Vương giữa Dinh 2 và Dinh 1), cách trung tâm Đà Lạt gần 4 km. Xưa kia từng là biệt thự của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào ( bố vợ Bảo Đại) sau đó tặng cho Hoàng hậu Nam Phương . Ở đây có trưng bày nhiều hiện vật quý hiếm về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, trang phục của các dân tộc bản địa đang sinh sống trên đất Lâm Đồng. Đặt biệt nơi đây có trưng bày các hiện vật di tích khảo cổ học Cát Tiên được khai quật nhiều đợt, bắt đầu từ năm 1985 và 1 số trống đồng cổ mới được tìm thấy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian gần đây.

Trường ĐH Đà Lạt: Cách trung tâm Đà Lạt 2km, thời Pháp là khu vực của trường Thiếu sinh quân hỗn hợp Âu Á, cuối thập niên 50 trở thành một viện đại học tư thục, các tòa nhà hay giảng đường của trường đều mang những cái tên lấy từ sách Trung Dung và Kinh Thi như Năng Tĩnh, Đạt Nhân, Minh Thành… Năm 1977, đổi thành trường Đại học Tổng hợp Đà Lạt và là một trong số ít trường Đại học có cảnh quan đẹp: 40 tòa nhà lớn nhỏ được xây dựng trên những quả đồi nhỏ, khuất giữa rừng cây rất thích hợp cho việc học tập và nghiên cứu khoa học.

Đà Lạt sứ quán: Nằm cạnh KDL Thung lũng tình yêu, hoạt động từ năm 2002 và được du khách biết đến như là một bảo tàng nghệ thuật về nghề thêu tranh nghệ thuật ( thêu tay trên lụa)Việt Nam. Lối kiến trúc mang dáng dấp cung đình Huế với vật liệu truyền thống đã tạo cho Đà Lạt sứ quán một vẻ đẹp văn hóa riêng biệt đầy chất thơ. Khách đến đây có dịp hiểu thêm về nghề thêu tay trên lụa và tham gia “ phố ẩm thực” với các món ăn đặc sản của miền Trung bánh bột lọc, cơm hến, bún bò Huế…

Khu du lịch đồi Mộng Mơ: Gần Thung lũng Tình yêu và Đà Lạt sử quán. Ngoài tham quan vườn hoa cây cảnh, suối nước nhân tạo, hóa trang dân tộc còn có biểu diễn văn nghệ cồng chiêng, tham quan mô hình Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ. Hiện do công ty Cp Thành Ngọc quản lý.

Khu du lịch rừng Madagui: Nằm trên km 152 quốc lộ 20, thuộc huyện Đa Huoai với diện tích 368 ha, có các dịch vụ tham quan rừng nguyên sinh, dã ngoại, cắm trại, xem xiếc thú, cồng chiêng, sân tennis, cồng chiêng, hồ bơi, karaoke và massage. Đây là một khu rừng nguyên sinh với nhiều giống cây quý hiếm hàng trăm tuổi, có nhiều hang động phong phú nằm sâu dưới mặt đất 10, 12 m. Hiện do công ty Du lịch Sài Gòn đầu tư quản lý.

Quần thể di tích khảo cổ học Cát Tiên: Thuộc địa phận xã Quảng Ngãi huyện Cát Tiên, cách đường quốc lộ 20 khoảng 30 km. Được phát hiện từ năm 1985 và cho đến nay đã qua nhiều lần khai quật.đây là một quần thể di tích tầm cỡ Đông Nam Á với những đền tháp, mộ tháp của một vương quốc Phù Nam cổ đã bị diệt vong cách đây hơn 10 thế kỷ và đang chứa trong đó rất nhiều bí mật về sự tồn tại và tiêu vong của vương quốc này. Quần thể di tích Cát Tiên đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia từ năm 1997. Hiện nằm trong tổng thể hồ sơ Vườn quốc gia Cát Tiên đang được chính phủ làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Hồ Tuyền Lâm (cách trung tâm Đà Lạt khoảng 7 km).Sau khi vãn cảnh chùa xong du khách sẽ thả bộ theo những bậc tam cấp để xuống bến thuyền đi vào các khu dã ngoại hồ Tuyền Lâm như Suối Tía, Đá Tiên, Đarahoa. Ở trong khu vực dã ngoại cho thuê sẵn chòi, võng dù, bạt để du khách nghỉ lưng qua trưa, du khách sẽ làm quen với rượu cần, nếm thịt nướng, ngủ nhà sàn, .Hồ Tuyền Lâm là hồ lớn nhất của Đà Lạt với tổng diện tích 2.760 ha, diện tích mặt nước là 320 ha. Du khách có thể leo lên lưng voi để chụp hình hay thuê voi đi dạo trong rừng.

Khu du lịch Lang Biang (cách trung tâm Đà Lạt 10 km về phía bắc). Sản phẩm chính là du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, khám phá văn hóa. Quý khách được ngủ lều, dự lễ hội cồng chiêng của người K’Ho Cil, K’Ho Lạch sống ở chân núi. Đến với Lang Biang, du khách được nghe huyền thoại về “thiên tình sử” giữa một chàng trai và một cô gái dân tộc. Chàng là K’Lang, nàng là Ho7biang…Dấu vết còn lại của thiên tình sử diễm lệ này là hồ Đa Nhim ngày nay (theo tiếng dân tộc: Đa Nhim là nước mắt). Trong những ngày đẹp trời, dãy núi Lang Biang trông như bộ ngực phụ nữ căng tràn đầy sức sống.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bidoup – núi Bà: Nằm trên địa bàn các xã Lát, Đạ Chais, Đưng K’nớ (huyện Lạc Dương) với diện tích 64.366ha. Là khu rừng á nhiệt đới với một quần thể động vật, thực vật phong phú có tính đa dạng sinh học cao gồm 827 loài thực vật, 382 loài động vật trong đó có một loài đặc hữu như Khướu đầu đen, chim mỏ xám, trĩ sao, bò tót, hổ, gấu, trâu rừng…

Thác Đam b’ri (thác cách trung tâm thị xã Bảo Lộc 18km): Gồm một quần thể thác nước lọt thỏm giữa khu rừng nguyên sinh: Thác Đam b’ri cao 57m, thác Dasara cao 60m, thác Daton cao 20m. Tại đây có voi để du khách chụp ảnh hay thuê cỡi dạo chơi trong rừng, có cầu treo bắc qua suối, có “đảo khỉ” ở giữa rộng 5ha với khoảng 500 con; có hươu nai, gầu, beo, cá sấu… Theo truyền thuyết thì xưa kia có một cặp thanh niên nam nữ yêu nhau, chàng tên là Đam và cô gái là Hơbi. Hơbi là con của một tù trưởng không muốn con gái mình lấy một chàng trai nghèo khó như Đam nên đã tìm cách đày chàng đến một nơi xa. Vì quá thương nhớ người yêu nên ngày ngày Hơbi đều ra đây khóc lóc để đợi người yêu về. Nhưng đợi mãi, đã qua mấy mùa rẫy mà Đam vẫn không về. Một hôm dân làng nghe thấy tiếng thét và chạy ra thì Hơbi đã hóa thành một dòng thác. Từ đó dân làng đặt tên cho con thác là Đam b’ri nghĩa là thác đợi chờ.

Vườn quốc gia Cát Tiên (huyện Cát Tiên, cách Đà Lạt hơn 150km): Được UNESCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển của thế giới với diện tích 73.878 ha trong đó phần thuộc Lâm Đồng là 30.000 ha, Đồng Nai 38.000 ha và Bình Phước gần 5.100 ha. Vườn rất thích hợp để khai thác các tour du lịch sinh thái, dã ngoại, học ngoại khóa và hiện ban Quản lý Vườn đã tổ chức được 12 tuyến du lịch sinh thái. Đây là một quần thể động, thực vật có tính đa dạng sinh học cao gồm 1.610 loài thực vật, 105 loài thú, 348 loài chim, 133 loài cá nước ngọt, 80 loài bò sát, 439 loài bướm…Đặc biệt, nơi đây có khoảng 7-8 cá thể tê giác 1 sừng Java mà trên thế giới đã bị tuyệt chủng.

Thác Bảo Đại: Thuộc thôn B’liang, xã Ta Hine, huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt khoảng 40km, được công nhận danh thắng quốc gia năm 2000. Hiện công ty TNHH Phương Vinh khai thác.

Tham quan nhà ga xe lửa và du lịch bằng đường sắt: Tuyến đường sắt ở Tháp Chàm (Phan Rang) – Đà Lạt bắt đầu thi công đoạn 38km giữa Tháp Chàm và Xóm Gòn vào năm 1908, và đến năm 1917, đường sắt Tháp Chàm – Xóm Gòn được nối dài đến tận Sông Pha (Krong Pha) dưới chân đèo Ngoạn Mục. Năm 1922, công ty Thầu Khoán châu Á tiến hành xây dựng một con đường sắt nối Sông Pha với Trạm Hành – Đà Lạt. Để qua được đèo, dốc người ta phải thiết kế những bánh răng cưa lắp thêm vào trong đầu máy nên tuyến đường này mới có tên gọi tuyến xe lửa răng cưa. Ga Đà Lạt được xây dựng trong thời gian từ năm 1928 – 1932, là nhà ga cổ và đẹp nhất Đông Dương được giữ nguyên cho đến ngày nay, được công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia từ năm 2002, ĐT nhà ga: 3834409. Tuyến đường hiện chỉ chạy được một đoạn dài 7km từ ga Đà Lạt đến ga Trại Mát phục vụ khách du lịch.

Chùa Linh Sơn: Chùa Linh Sơn là một trong những ngôi chùa cổ kính và đẹp của Đà Lạt, xây dựng từ năm 1936 – 1940, phong cách kiến trúc Á Đông, hai mái xuôi hơi cong ở phía cuối trên có hai con rồng uốn khúc đối xứng vươn lên giữa trời cao. Phía trước có 4 trụ lớn và phía dưới diềm mái là hoa văn hình chữ “vạn” cách điệu. Trong chính điện có tượng Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen được đúc bằng đồng từ năm 1952, cao 1,70 m nặng 1.250kg. Bên phải nội điện có quả chuông nặng 450kg treo trên giá làm bằng gỗ quý.

Chùa Linh Phong (chùa Sư Nữ): Cách Đà Lạt khoảng 6km chùa có kiến trúc kiểu những đình làng, cổng Tam Quan 2 tầng, lợp mái ngói; phía dưới gồm 3 cửa cuốn hình vòng cung, trên có một cửa hình chữ nhật uốn góc và bảng hiệu “Linh Phong Tự”. Chính điện thờ tượng phật A Di Đà, toàn thân sơn son thiếp vàng, cao 1.8m và được tạc vào năm 1949. Hai bên là tượng Phật Bà Quan Âm và Đại Thế Chí. Phía sau là nơi thờ Tổ Đạt Ma và Hòa Thượng Thích Quảng Đức.

Chùa Linh Phước: Nằm cách Đà Lạt 8km thuộc khu vực Trại Mát, gần bên đường quốc lộ 27 đi Phan Rang, xây dựng khoảng năm 1949 – 1952. Chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca cao 4.9m (kể cả tòa sen); hai bên nội điện là 2 hàng cột rồng khảm sành với nghệ thuật điêu luyện, trên là những bức phù điêu khảm bằng miểng chén về lịch sử cuộc đời Đức Phật. Mặt trước của chùa là tiền đường bảo tháp cao 27m. Có thể kết hợp tham quan ga xe lửa Trại Mát cách đó 300m và thác Hang Cọp cách chùa 6km thành một tour tham quan.

Trúc Lâm thiền viện: Tọa lạc trên núi Phụng Hoàng, cách Đà Lạt 5km theo đường chim bay, do Hòa thượng Thích Thanh Từ khởi lập, khánh thành ngày 8/2/1994. Thiền viện có diện tích 24.5 ha, được chia thành 3 khu vực riêng biệt là khu vực dành cho du khách tham quan. Bản phác thảo đầu tiên có sự tham gia của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh Độc Lập nay là Dinh Thống Nhất, TP.HCM)

Nhà thờ con Gà (nhà thờ Chánh tòa): Được dân địa phương gọi là nhà thờ con Gà vì trên nóc tháp chuông có một con gà, xây dựng năm 1931, có tháp chuông cao 47m

Nhà thờ Domain: Nhà thờ này có tên nhà thờ Mai Anh vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào. Từ 1940 – 1943 nơi đây là nhà nguyện của nữ tu dòng Bác Ái, năm 1943 được xây dựng lại theo lối kiến trúc độc đáo: Tiền đình được thiết kế là một tam giác cân, phía trước được trang điểm các cửa vòm nhỏ, tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệt cửa sổ theo lối kiến trúc Normandie (Pháp). Nhà thờ là nơi yên nghỉ của phu nhân Toàn quyền Đông Dương Decoux an tang ở hành lang phía sau nhà thờ.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC

Đà Lạt được giới kiến trúc công nhận là đô thị di sản với nhiều công trình kiến trúc có giá trị và có thể chia ra làm các mảng: Kiến trúc công sở, trường học và kiến trúc biệt thự. Về kiến trúc công sở thì có thể kể đến nhà Ngân khố, nay là Cục Thuế Lâm Đồng, nhà Bưu điện (đường Trần Hưng Đạo), văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, nhà ga Đà Lạt, xí nghiệp in bản đồ Đà Lạt (Nha Địa dư Đông Dương cũ)…Kiến trúc trường học nổi bật nhất là trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là trường trung học Yersin) với những tòa nhà mái vòm, với tháp cao (tượng trưng cho cây bút) vươn lên sừng sững một góc trời gần hồ Xuân Hương. Kiến trúc biệt thự thì nổi bật là các khu biệt thự đường Trần Hưng Đạo, Lê Lai, Lê Hồng Phong, Huyền Trân Công Chúa, Hoàng Diệu, Phó Đức Chính, Quang Trung…trong đó Lê Lai và Trần Hưng Đạo là những khu bảo tồn quốc gia về kiến trúc với nhiều ngôi biệt thự cổ Châu Âu được xây dựng từ thập niên 30,40 của thế kỉ XIX rất có giá trị về kiến trúc, cảnh quan, qui hoạch đô thị và được nâng cấp thành resort nghỉ dưỡng cao cấp.

ẨM THỰC

Bún, phở: Tại khu Hòa Bình có phở Hiếu, phở Ngọc Hiệp. Ở gần ngã tư Phan Chu Trinh có phở Vi, Phở Xuân, Phở Tiến (đường Trần Phú), phở Hà Nội (bên hồ Hoàng Văn Thụ). Phở Phi Thuyền, phở Việt (Phan Đình Phùng). Món ăn sáng được du khách ưa thích là bún bò Đà Lạt, ngoan nhất là do người góc Huế nấu như bún Công (đường Phù Đổng Thiên Vương), bún Bà Sầm (hẻm 224 Phan Đình Phùng), bún Thiên Trang (đường Hồ Tùng Mậu)…Từ khoảng 5h chiều đền khuya có bún dì Đàn, dì Luống (ấp Ánh Sáng), bún Loan (Quang Trung).

Cơm bình dân: Chợ lầu Đà Lạt có cả các món cơm, phở chay với chất lượng và giá cả bình dân, khu vực bến xe Tùng Nghĩa (nằm góc đường Nguyễn Văn Trỗi và Phan Bội Châu. Trên đường Hùng Vương với quán cơm Hà, cơm Quý với giá 14.000đ 15.000đ/phần (gồm 3 món mặn và canh, dưa chua – cá pháo), Cơm Bắc (Tăng Bạt Hổ), quán Vĩnh Lợi (lô 10 Hải Thượng) có nhiều món cơm, phở, hủ tiếu, mì hoành thánh, cơm chay Phan Đình Phùng, Hải Thượng, Huỳnh Thúc Kháng.

NHÀ HÀNG

Hoàng Lan, Đông Á (đường Phan Đình Phùng), Vạn Huê Lầu, Hương Ca (Trần Phú), Như Ý cũ (11 Nguyễn Trãi), Không Tên (Triệu Việt Vương), Cối xay gió (Trần Phú), Nhà Tôi (01 Thông Thiên Học, ĐT 3560056), TM (15A Phù Đổng Thiên Vương, ĐT 3837464); Đệ Nhất (9/1 Phù Đổng Thiên Vương, ĐT 3822181), Hồng Thanh (17 Phủ Đổng Thiên Vương, ĐT 3822764), Hồng Vân (45B Đinh Tiên Hoàng, ĐT 3822717), Ớt Đỏ (30 Đinh Tiên Hoàng, ĐT 3837466), Ngọc Dung (9B Đinh Tiên Hoàng, ĐT 3828664), Hồng Loan (03 Lê Thị Hồng Gấm, ĐT 3830068), Miền Tây (29 Phan Bội Châu, ĐT 837981), Hoàng Anh Gia Lai mở cửa tận khuya.

ĐẶC SẢN

Món ăn Trung Hoa chính hiệu có nhà hàng Minh Triều (số 7 đường Trần Hưng Đạo); Heo tộc Tư Loan (49bis Hai Bà Trưng, ĐT 3816839), ốc 33 Hai Bà Trưng, ĐT 3825967, ốc 1A Hoàng Văn Thụ, 3A Phú Đổng Thiên Vương, Thịt đà điểu Vương Lộc (4D Hai Bà Trưng, ĐT 3816886). Bê thui Hòa Bình (65C Hai Bà Trưng, ĐT 3510834), bê thui 371 Phan Đình Phùng, Hải Sản Sông Hồng (20 Phan Chu Trinh, Tp Đà Lạt, ĐT 3821041). Lẩu Hải Sản Gia Phát (4Bis Bùi Thị Xuân, ĐT 2221686), Quán Nướng 15 (15A Nguyễn Đình Chiểu, ĐT 3811576), Bia tươi Đức (đường Nguyễn Trãi), Cơm Niêu Như Ngọc (Hồ Tùng Mậu), cơm niêu nồi đất Hương Trà (1 Lê Thị Hồng Gấm, ĐT 3542323), Cơm gà: Cơm gà Phan Rang số 15 Trần Nhật Duật, dưới dốc nhà thờ con Gà, cơm gà chiên bà Năm Chút (2A3, đường 3 tháng 4, ĐT 3821682), Cung Đình (62 Đống Đa, phường 3, ĐT 2221614) với các món ăn Huế.

Lẩu Dê: Đây cũng là món khoái khẩu của du khách vì được thưởng thức món râu xanh Đà Lạt. Đầu tiên là Dê Lệ Dung (đường Hồ Xuân Hương và đầu 3 tháng 4), Phúc Nguyên trên đường Trần Hưng Đạo (gần ngã 3 điện lực) và 32 Trần Hưng Đạo Tp Đà Lạt, dê Phú (Hoàng Diệu), Diệu Thông (30/2 Trần Hưng Đạo, ĐT 3813240), dê Đại Lộc (29B Phan Bội Châu, ĐT 3820471) và quán dê Ngân (đường Hai Bà Trưng).

Lẩu Bò: Tập trung trên đường Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Định, 71A đường 3/2

Atiso hầm giò heo: Một món ăn có thể gọi là đặc sản của Đà Lạt, có tác dụng giúp khách ngủ ngon, lợi tiểu, mát gan tăng thêm sức khỏe khi nghỉ dưỡng ở Đà Lạt. Những món ăn này chỉ có ở các nhà hàng và chỉ ngon khi vào trúng mùa Atiso (từ sau tết Âm lịch đến đầu mùa hè) và phải đặt trước.

ĂN KHUYA

Chợ Đêm Đà Lạt: Họp trước bãi đậu xe ngầm trên đường vào chợ Đà Lạt từ 5h chiều đến 3h sáng hôm sau. Tại đây có các món chính lá bún giò, cháo gà, cháo vịt, cơm, hủ tiếu, hải sản bình dân như nghêu, sò, ốc; quanh chợ đêm còn bán sữa đậu nành. Du khách cũng có thể ghé qua hẻm ấp Ánh Sáng ở ngay bờ hồ để tìm một tô bún Huế cay cay vì dân ở hẻm này đại đa số là người Huế và một số món khác như cháo vịt, mì quảng, phở. Ngay cạnh khu Hòa Bình (hẻm đường Tăng Bạt Hổ) cũng có các quán phở, hủ tiếu mở cửa từ sáng đến hơn 12 giờ đêm; hoặc có thể đến quán Nga đường Nam Ký Khởi Nghĩa ăn miến gà, xôi gà, phở gà.

Cà phê: Muốn cảm giác mạnh, sang trọng thì khách có thể ghé vào 2 nhà hàng bên bờ hồ Xuân Hương là Thủy Tạ và Thanh Thủy, vào 2 tối cuối tuần nhà hàng Thủy Tạ có phục vụ du khách món “âm nhạc dân tộc” và đàn dương cầm. Gần khu trung tâm có phố cà phê Nguyễn Chí Thanh với gần 10 quán sát cạnh nhau như Gia Nguyễn, Why Not, Tình Cờ. Trên nhiều con đường có rất nhiều quán cà phê dạng biệt thự sang trọng có bán cả điểm tâm sáng như Đà Lạt phố (đường Hoàng văn Thụ), Papa (Trần Phú), Hương Ca (Trần Phú), Ca Dao (Hồ Tùng Mậu), An Tiến (Lê Hồng Phong), Song Vy (Nguyễn Du), Nhật Nguyệt (15 Hoàng Văn Thụ), Cao Nguyên ( Đinh Tiên Hoàng),Cali ( Đinh Tiên Hoàng), Phố Núi ( Nguyễn Chí Thanh).

DẠO CHỢ ĐÀ LẠT VÀ MUA SẮM

Lúc mới đầu, chợ Đà Lạt nằm ở vị trí rạp ¾ (rạp Hòa Bình) ở trên dốc khu Hòa Bình với tên gọi Chợ Cây (vì làm bằng cây, lợp tôn), dân số Đà Lạt khi ấy vào khoảng 2.000 người. Năm 1937, sau một trận hỏa hoạn thiêu rụi các dãy phố ván, chợ được làm mới theo kiểu nhà lồng, bốn phía không có tường, do dân số ít, trời lại rất lạnh nên chợ họp từ sáng đến 4 giờ chiều. Khoảng diện tích trống trước chợ được gọi là Quảng trường chợ. Phần lớn các cửa hiệu tạp hóa xung quanh chợ đều của người Hoa. Năm 1958, do quy mô của dân số TP Đà Lạt nên người ta đã quyết định xây dựng một ngôi chợ mới tại vị trí một đầm xà lách xoong (tức vị trí chợ ngày nay). Còn chỗ cũ được xây dựng lại thành rạp chiếu bóng Hòa Bình. Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 100 năm tìm ra Đà Lạt, chợ đã được khởi công cải tạo nâng cấp khu A, sau đó đến khu B như hiện nay. Ngoài hàng đặc sản là hoa, các loại mứt trái cây ở tầng trệt, tầng lầu khu A của chợ là nơi bày bán hàng len và hàng thủ công mỹ nghệ. Chợ Đà Lạt còn bán hàng lagim (rau, củ, quả) vào lúc nửa đêm đến lúc mờ sáng trên đường vào chợ.

MUA HOA ĐÀ LẠT

Tại chợ Đà Lạt có hai dãy kios bán hoa tươi phía trước và bên hông chợ, đại lý hoa Dalat Hasfarm số 16B đường Nguyễn Chí Thanh, vườn hoa Đà Lạt, trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Hoa Lan có vườn “Langbiang Lan” (42 Xô Viết Nghệ Tĩnh, trên đường đi vào KDL Lang Biang, ĐT 0633821234); Nghệ Nhân Cao Ngay (39 Đồng Tâm, ĐT 3821746) và Vườn Hoa TP Đà Lạt có khu vực trưng bày, bán hoa phong lan, địa lan, hoa chậu và giống hoa.

MUA MỨT ĐÀ LẠT

Đà Lạt có 3 loại mứt cơ bản được coi là đặc sản truyền thống gồm: mứt hồng, mứt mận và mứt đào.

Mứt hồng: Theo nhiều tài liệu thì cây hồng có nguồn gốc từ các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên được du nhập vào Đà Lạt đã hơn 50 năm. Có 3 giống cơ bản được trồng là hồng giòn (ngọt), hồng chát và hống nước. Ngoài việc ăn tươi khi chin, hồng còn được làm mứt. Có 3 loại mứt hồng tương ứng với 3 giống hồng và cao nhất là mứt hồng trứng.

Mứt Mận: Được du nhập vào Đà Lạt từ thập niên 30 do ông Louis Pierre nhập vào Việt Nam. Ban đầu được trồng ở Trại thực nghiệm Dankia sau đưa về trồng đại trà ở trong nhà vườn Đà Lạt. Các khu vực trồng nhiều là Trại Hầm, Trạm Hành, Trại Mát, Định An. Có 4 giống cơ bản là hồng Vân Nam xanh, Vân Nam đỏ, Mận Trại Hầm và mận Pháp. Giống như cây hồng, mận được làm mứt, rượu rất được du khách ưa chuộng

Dâu tây: Có 2 giống: Dâu địa phương (màu hồng nhạt) do người Pháp đưa vào từ đầu thế kỷ 20 và dâu Mỹ (màu đỏ sậm). Dâu được đóng trong hộp giấy bán cho du khách. Dâu được chế biến ra khá nhiều sản phẩm như mứt, siro dâu, rượu dâu, kẹo dâu.

Phố lò mứt Phù Đổng Thiên Vương: Đầu tiên, Đà Lạt chỉ có vài lò mứt ở rãi rác mỗi nơi một cái như lò mứt đường Hồ Tùng Mậu, lò mứt đường Đinh Tiên Hoàng và lò mứt khu Đa Thiện. Nhưng giờ đây đã hình thành nên hẳn một “phố lò mứt” trên đường Phù Đổng Thiên Vương, cách trung tâm Đà Lạt 3-4 km, bán hàng chục loại mứt nhưng nổi tiếng là các loại mứt làm từ trái cây đặc sản như: mứt mận, mứt dâu (dâu ta và dâu tây), mứt đào, xí muội, mứt hồng (hồng khô), khoai lang dẻo, khoai lang sấy gừng… Tại các lò mứt có bán cả rượu cần

MUA TRÀ VÀ CÀ PHÊ

Đà Lạt Lâm Đồng có nhiều thương hiệu đã nổi tiếng từ hàng chục năm trước như trà, cà phê Lễ Ký, cà phê Vĩnh Ích (Đà Lạt), cà phê Long Triều; trà Quốc Thái, Đỗ Hữu (Bảo Lộc)…Lâu đời nhất là trà, cà phê Lễ Ký nhãn hiệu Bạch Tượng (con voi trắng) đã được đăng ký bảo hộ độc quyền quốc gia.

Tại thị xã Bảo Lộc, có các danh trà như: Quốc Thái với nhãn hiệu con voi vàng, trà Đỗ Hữu; trà – cà phê Tâm Châu với mặt bằng rộng, cung cấp phục vụ lịch sự, có siêu thị trà – cà phê. Danh trà Trâm Anh có cách trang trí độc đáo, là điểm dừng chân của du khách trên đường Đà Lạt – TP.HCM

Atiso: được trồng nhiều ở vùng ngoại ô Đà Lạt, đặc điểm của loại cây này là từ thân, rễ, lá, bông đều hữu dụng có tác dụng chữa các bệnh về gan mật, lợi tiểu. Hiện có nhiều cơ sở cùng tham gia sản xuất trà túi lọc – một sản phẩm phổ biến dùng trong các công sở Đà Lạt – Lâm Đồng nhưng quen thuộc nhất vẫn là của công ty CP dược y tế Lâm Đồng, Vĩnh Tiến, Ngọc Duy, Quảng Thái. Atiso được bán rộng rãi ở các điểm du lịch, chợ Đà Lạt, công viên Xuân Hương…

Mua hàng thổ cẩm: Từ khi các mẫu quần áo thời trang của nhà tạo mốt Minh Hạnh được ra mắt công chúng cách đây hơn 10 năm thì người ta mới biết nhiều đến hàng thổ cẩm, được du khách nước ngoài rất thích bởi tính độc đáo về màu sắc, đường nét và cả độ bền và ngày càng được đa dạng hóa cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách như các loại túi xách, ví đựng tiền phụ nữ, áo khoác… Hàng thổ cẩm được bày bán ở nhiều điểm du lịch nhưng tập trung nhiều ở các làng có truyền thống về dệt như khu vực thị trấn huyện Lạc Dương, KDL Lang Biang hay làng Gà (nằm sát quốc lộ 20 thuộc, cách Đà Lạt khoảng 18km)

Mua tranh thêu: Đà Lạt hiện có 5 cơ sở chuyên sản xuất tranh thêu trong đó nổi tiếng nhất vẫn là XQ và Hữu Hạnh. Giá cả có sự giao động rất lớn tùy theo khổ tranh, chất lượng khung và sự tỉ mỉ của đường nét, họa tiết, phối màu sắc. Tùy theo kích cỡ, giá từ vài trăm ngàn đến hàng chục triệu đồng. Tranh thêu Đà Lạt rất đa dạng về đề tài nhưng chủ yếu vẫn là phong cảnh thiếu nữ và hoa. Tranh thêu Đà Lạt bày bán nhiều quanh khu Hòa Bình và một số điểm tham quan như Dinh Bảo Đại.

Rượu Vang: Hiện có 3 đơn vị sản xuất rượu vang nho bằng phương pháp lên men truyền thống là công ty CP thực phẩm Lâm Đồng, công ty CP rượu bia nước giải khát Đà Lạt và công ty TNHH Vĩnh Tiến. Các sản phẩm rượu Vang Đà Lạt đã đạt nhiều giải thưởng uy tín do người tiêu dùng bình chọn, mẫu mã đa dạng, hiện có bán tại các siêu thị lớn tại TP.HCM, các thành phố lớn trên toàn quốc và xuất khẩu.

CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ

Xe buýt: Từ Đà Lạt, có các tuyến xe buýt đi Nam Ban (Lâm Hà), Đ’Ran (Đơn Dương), Đức Trọng, Di Linh, Đại Lào (thị xã Bảo Lộc). Và ngay TP.Đà Lạt, công ty Phương Trang có nhiều tuyến đến các thắng cảnh như từ trung tâm đi Trại Mát (qua chùa Linh Phước), Xuân Trường (qua khu Sở trà Cầu Đất), Lang Biang, Thái Phiên (qua hồ Than Thở), Thung Lũng Tình Yêu.

Massage: Thường gắn với các khách sạn lớn như Đà Lạt Novotel, Hoàng Anh Gia Lai, Ngọc Lan, Cẩm Đô (3-5 sao), khu biệt thự Lê Lai, Đài Liên (Hải Thượng). Massage bình dân có cơ sở Nguồn Sáng (đường Phạm Hồng Thái) và cơ sở 2 trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Hoa Biển (85 Hải Thượng, ĐT 3560707), Massage Chân (5 Hải Thượng).

Dancing: Mở cửa thường xuyên có khách sạn Hải Sơn, Golf 3, Ánh Dương, Ánh Hồng (Nguyễn Chí Thanh), Cung Đàn Xưa (Khe Sanh), nhạc trẻ Bảo Ty (Bùi Thị Xuân) và khách sạn Sammy (cà phê bar)

Tráng rọi ảnh: Đà Lạt có khoảng 15 minilab, tập trung ở quanh khu Hòa Bình.

Bãi đậu xe: Bãi xe vãng lai (từ ngoài bờ hồ vào, bãi xe nằm bên tay phải), bãi xe khách sạn Hải Sơn, bãi xe du lịch 4-12 chỗ ngồi ở trên khu Hòa Bình cạnh rạp 3 tháng 4. Vào những ngày cao điểm, các trường học ở gần các khách sạn mini cũng trở thành bãi gởi xe vào ban đêm

TAXI: Đà Lạt hiện có 5 hãng taxi Thắng Lợi 1 (3830830), Thắng Lợi 5 (3835583), Mai Linh (351111), Phương Trang (3556556) và taxi HTX. Nếu có nhu cầu thuê đi tham quan cả ngày đến các điểm trong tỉnh hay trong thành phố Đà Lạt, khách có thể liên hệ để thỏa thuận giá cả với Hợp tác xã taxi (bãi đậu xe ở trước bến xe buýt đầu đường vào ấp Ánh Sáng gần bờ hồ Xuân Hương). Xe điện vòng quanh bờ hồ Xuân Hương của hãng Mai Linh.

Thuê xe máy: có nhiều điểm cho thuê xe, nhiều nhất trên đường vào chợ Đà Lạt (Nguyễn Thị Minh Khai) từ phía bờ hồ đi vào, nhìn bên tay phải sẽ thấy có nhiều bản nhỏ treo trên xe với chữ tiếng Anh hoặc tiếng Việt (Cho Thuê Xe Máy) hoặc ở các phố có đông khách sạn như Nam Ký Khởi Nghĩa, Phan Đình Phùng, Bùi Thị Xuân đều có dịch vụ cho thuê xe.

Xe đạp đôi: Tập trung nhiều ở đường Nguyễn Thị Minh Khai quanh hồ Xuân Hương hay đầu đường Bùi Thị Xuân

Đi xe ngựa: Đến Đà Lạt không thể không đi xe ngựa bởi đó là một thú vui truyền thống của du khách. Hiện nay Đà Lạt có khoảng 30 xe ngựa phục vụ khách tham quan trong đó có 1 số xe đã được đóng mới rất đẹp (4 bánh thay vì 2 bánh thông thường). Xe ngựa sẵn lòng phục vụ khách tới tất cả điểm du lịch trong thành phố, xe ngựa vòng quanh bờ hồ. Bến xe ngựa ở ngã 3 máy nước gần nhà hàng Thanh Thủy.

Karaoke: Nằm rải rác trên nhiều phố nhưng nhiều nhất là trên đường Hai Bà Trưng với Sắc Màu Cuộc Sống (ĐT 3821638), Tím Xuân (ĐT 3823173), Nice (ĐT 3835303), Dạ Khúc (ĐT 8323197), Dấu Chấm Hỏi (ĐT 3816567), Family (ĐT 3818282) và đường Phù Đổng Thiên Vương với Sài Gòn Ca Dao (ĐT 3824382), Binbo (ĐT 3553495), Diều no gió (ĐT 3552406), Đồi Xanh (ĐT 3831236).

Các quán khác như: Quỳnh Hương (Cô Giang, ĐT 3825522), Nhật Quang (33/19 Phan Đình Phùng, ĐT 38313912), Giáng Ngọc (số 2 chợ Chi Lăng, ĐT 3828554), Hướng Dương (Quang Trung, ĐT 3829650), Minh (94 Nguyễn Văn Trỗi, ĐT 3824815 và 7A Nguyễn Trãi, ĐT 3813066), Anh Em (80B Bùi Thị Xuân), Việt Hưng (83A Nguyễn Công Trứ, ĐT 3825482), Trúc Vàng (1B Thông Thiên Học, ĐT 3520913), Ocean Palace (28 đường 3 tháng 4, ĐT 3531732), Bin Bin (282 Phan Đình Phùng, ĐT 3837573), Minh (42 Hải Thượng, ĐT 3828816), Hải Yến (78 Hải Thượng, ĐT 3822799), Mic (Nguyễn Trãi), Diễm Quỳnh (Yersin).

Nhạc sống kiểu phòng trà có cà phê; Trà quán Dương Tùng (09 Đồng Tâm, ĐT 3542161), Ocean Palace (số 28 đường ¾, ĐT 3531732), Cung tơ chiều (gần dinh Bảo Đại).

MÁY ATM:Tập trung ở quanh khu Hòa Bình, chi nhánh các ngân hàng thương mại, Bưu điện trung tâm, trong 1 số khách sạn lớn , đường Phù Đổng Thiên Vương.

ATM Vietcombank: Bưu điện Tp.Đà Lạt trước cổng ĐH Đà Lạt, khách sạn Novotel Đà Lạt, Golf, chi nhánh Vietcombank Lâm Đồng (Trần Phú), đường Ng Thị Minh Khai.ATM Đông Á: Tại chi nhánh đường Hải Thượng, Bưu Điện Tp.Đà Lạt.ATM Đầu Tư và Phát Triển: Chi Nhánh NH ĐT&PT đường Trần Phú, Bưu Điện Tp.Đà Lạt.ATM Sacombank: Tại chi nhánh đường 3/2, quầy giao dịch viễn thông Lâm Đồng (16 Trần Phú).ATM Agribank: Tại chi nhánh đường Trần Phú, Bưu Điện Tp.Đà Lạt, Phù Đổng Thiên Vương.

DỊCH VỤ BƯU ĐIỆN

Bưu điện trung tâm Đà Lạt, Phòng giao dịch 14 Trần Phú, gần nhà thờ con Gà và bưu điện trung tâm Đà Lạt (dưới chân dốc lên khu Hòa Bình).Trong chợ Đà Lạt hay trên khu Hòa Bình cũng có bưu cục. Trên đường đi đến hồ Than Thở có bưu cục Phan Chu Trinh. Tại Trại Mát gần chùa Linh Phước có bưu cục Trại Mát. Gần Thác Voi (Lâm Hà) có Bưu cục thị trấn Nam Ban. Dưới chân núi Lang Biang có bưu điện trung tâm huyện Lạc Dương…

Báo chí: Đà Lạt có đội quân bán báo dạo hùng hậu với hơn 50 người và hơn 10 cửa hàng, quầy sách báo lớn: Chí Thành (43 đường 3 tháng 2), sách báo Chí Thành (Bùi Thị Xuân), Bưu điện trung tâm (14 Trần Phú), quầy báo tại Bưu điện Đà Lạt dưới chân dốc lên khu trung tâm Hòa Bình, Kim Anh (đầu đường Đào Duy Từ); Phương Duy, Nhật Minh, Duy Duy (Phan Chu Trinh) và quầy của công ty CP phát hành sách Lâm Đồng (18 Khu Hòa Bình).

Phòng Tranh (Gallery): Họa sĩ Vi Quốc Hiệp (06 Huyền Trân Công Chúa, ĐT 3836889), Phạm Mùi (số 74 đường 3/2, ĐT 3835958), Đặng Ngọc Trân (36B Nguyễn Công Trứ, ĐT 3821112)

MỘT SỐ LOÀI HOA TIÊU BIỂU

Dã Quỳ (Cúc Quỳ): Một loài hoa dại mọc rất nhiều bên đường, dọc quốc lộ 20, dọc đèo Bảo Lộc, dọc đèo Prenn và ở khắp các thung lũng quanh Đà Lạt và là một loại hoa dại đặc trưng cho cả vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Hoa nở vào cuối mùa mưa, rộ vào đầu mùa khô. Hoa có màu vàng tươi, khi hoa cúc quỳ nở rộ là báo hiệu mùa khô cao nguyên đã đến.

Mai Anh Đào: Mọc khắp núi rừng Đà Lạt nhưng được trồng nhiều ở ven bờ hồ Xuân Hương, nở hoa vào dịp từ sau Nô En đến trước Tết âm lịch. Hoa mang màu sắc của đào nhưng cánh hoa lại như hoa mai nên gọi là Mai Anh Đào.

Mimosa: Một loài hoa đã đi vào ký ức du khách qua bài hát Mimosa của nhạc sĩ Từ Kiết Tường với câu “Mimosa từ đâu em đến?” Cây cao từ 3-6m, hoa màu vàng tươi, lá có màu xanh lam, thấp thoáng ánh bạc, nở 2-3 lần trong một năm nhưng nở rộ vào mùa hè. Sinh viên học sinh Đà Lạt hay ép hoa vào trong trang sách gửi cho người yêu để bày tỏ sự trong trắng, dù khô vẫn không mất mùi thơm, được trồng nhiều trên đường Mimosa.

Cẩm tú cầu (hoa cầu hôn): Hoa hình cầu, có 4 màu sắc cơ bản. Lúc mới ra hoa màu trắng, sau đến xanh nhạt, sau nữa chuyển sang màu xanh đậm và cuối cùng là màu hồng tím. Theo truyền thuyết xưa, một công chúa La Mã đến tuổi lấy chồng, nhà vua giới thiệu mãi không ưng. Trong một lần đi kinh lý, công chúa chợt ưng ý và cầm bông hoa tú cầu ném trúng người mà mình chọn, từ đó có tên dân gian là cầu hôn.

Hoa Pensee: Trước đây được người Pháp ưa thích và trồng nhiều ở các biệt thự, nhất là trên đường ¾, trên đường từ đèo Prenn vào thành phố và có hẳn một loạt biệt thự lấy tên loài hoa này như Pensee 3,7,10…

Phượng Tím: Có nguồn gốc Phi Châu, được kỹ sư Lương Văn Sáu đem về trồng ở Đà Lạt. Trước đây được coi là cây quí vì chỉ có 4-5 cây nhưng gần đây được nhân giống rộng rãi nhờ các tiến bộ của công nghệ sinh học nên được trồng khá phổ biến trên nhiều đường phố.

Thiết kế chương trình tham quan hợp lý.

Trên đường từ TP.HCM lên có một số điểm tham quan ở gần hoặc sát quốc lộ 20, ở Bảo Lộc hoặc Đức Trọng có thể ghé lúc lên hoặc về như thác Bảy tầng, thác Đam B’ri (Bảo Lộc), thác Pongour, làng Gà (Đức Trọng), thác Prenn, thác Đatanla. Tại TP. Đà Lạt có các tuyến chính:

  1. Tuyến Prenn – Đatanla – Tuyền Lâm, có thể ghép 2 điểm Đatanla và Tuyền Lâm trong một buổi hoặc một ngày
  2. Tuyến thác Cam Ly – Dinh Bảo Đại biệt thự Hằng Nga – Nhà thờ con Gà – dinh 2 vườn hoa Minh Tâm Chùa Tàu – Bảo tàng Lâm Đồng chùa Linh Phong – dinh Bảo Đại
  3. Tuyến thác Hang Cọp chùa Linh Phước
  4. Theo trục đường Trần Hưng Đạo – Hùng Vương đi thẳng về Trại Mát (đường quốc lộ 27 cũ đi Đơn Dương – Phan Rang), kết hợp tham quan bằng xe lửa; nếu kết hợp tham quan tháp Hang Cọp thì phải kết hợp cả xe ôtô để đi tiếp từ Trại Mát đến Thác
  5. Tuyến Đồi Mộng Mơ – Thung Lũng Tình Yêu vườn hoa thành phố hồ than thở và vườn rau, hoa sinh thái hoặc phân viện sinh học nhiệt đới thung lũng Tình yêu vườn hoa thành phố hồ Than Thở.
  6. Cũng có thể tách ra 2 cứ điểm một (Phân Viện sinh học Thung Lũng tình yêu/ vườn hoa thành phố hồ Than Thở) cho một buổi tham quan.
  7. Tuyến nhà thờ Domain Phân viện sinh học Langbiang. Tuyến vườn hoa thành phố hồ Xuân Hương đồi Cù nên đi vào buổi chiều nếu trời không mưa. Có thể tham quan Vườn hoa thành phố và đồi Cù (kết hợp làm quen với môn đánh Golf) trong một buổi.
Rate this post