Tính cách hướng dẫn

Tính cách cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hướng dẫn. Chuyến đi sẽ thành công hơn nếu bạn biết lắng nghe và đặt mình vào vị trí của khách du lịch. Có 4 loại tính cách chính thường thấy ở các bạn làm nghề hướng dẫn viên du lịch.

Xem thêm:

Thuyết minh du lịch Bà Nà Hills: https://goo.gl/YxLwhJ

Khóa học chứng chỉ- điều kiện làm thẻ HDV: https://goo.gl/HR2vk9

Lý do gần 1 nửa người Việt Nam mang họ Nguyễn: https://goo.gl/ku6NAl

Những nguyên tắc khi đi phụ tour: https://goo.gl/mSdoA3

Thuyết minh du lịch về các địa điểm Hà Nội bằng tiếng Anh: https://goo.gl/17Bz0j

Biết tất cả: Đưa ra tất cả những gì họ biết về rừng, cho dù nhóm khách không quan tâm lắm. Hướng dẫn viên thuộc loại này thường tập trung vào những gì họ biết và nói quá chi tiết về vấn đề đó cho dù khách có thể không quan tâm đến .Với loại tính cách này, đôi khi khách sẽ cảm thấy tự ái hoặc bị gò bó phải nghe theo những gì hướng dẫn viên trình bày .Do vậy hiệu quả của việc trình bày nội dung hướng dẫn đến cho khách chắc chắn sẽ không cao.

Cảnh sát: Luôn liệt kê các luật lệ và thông điệp chính đến với khách là vùng mà khách tham quan rất nhạy cảm và do vậy khách không nên ở đó. Với tính cách này thì khách sẽ có cảm giác không thoải mái trong khi thực hiện chuyến đi. Điều này tất yếu sẽ làm cho khách không những không còn cảm thấy thú vị trong lần đi đó mà còn có ấn tượng không đẹp cho lần đi sau hay là cho các khách khác.

Chủ nhà: Chào đón du khách như những người khách đến thăm nhà mình. Hướng dẫn viên loại này thường rất thân mật, cởi mở trong trò chuyện, trình bày các nội dung hướng dẫn cũng như khi khách hỏi về các nội dung đã có hay chưa có trong kế hoạch trình bày của mình. Đương nhiên, với tính cách làm việc như vậy thì khách sẽ dễ có cảm tình hơn và cũng dễ dàng cảm thông hơn với những sai sót có thể xảy ra khi thực hiện hướng dẫn. Đồng thời, khi khách đã có thiện cảm thì người hướng dẫn sẽ dễ có những cơ hội để khách trao đổi những kinh nghiệm hay kiến thức mà khách có được trong quá trình đi tham quan hay trong cuộc sống mà họ tích luỹ được. Chuyến tham quan hiển nhiên là có hiệu quả nhất nếu hướng dẫn viên thể hiện vai trò chủ nhà.

Máy móc (Rôbốt): Lặp lại thông tin một cách máy móc, thuộc lòng khi giới thiệu với mọi đoàn khách. Thông tin cho giới thiệu cho đoàn trước đoàn sau giống nhau với mọi lúc, mọi nơi đã đưa khách đến. Hướng dẫn viên thuộc loại này chỉ thích với hướng dẫn các phòng trưng bày, khu di tích lịch sử và tất nhiên khách du lịch sinh thái sẽ không thích lắm. Trong các chuyến tham quan khám phá thiên nhiên thì việc phát hiện và tìm hiểu những điều bất ngờ, mới lạ mới thật sự hấp dẫn lôi cuốn du khách.

Điều này không phải luôn dễ dàng mà đòi hỏi bạn phải tận tâm và xem như một nghề nghiệp thật sự mới đạt được. Tuy vậy, nếu nhóm khách đã có thích thú thì lúc đó công việc của hướng dẫn viên càng dễ dàng và thú vị hơn. Hãy cứ xem như bạn đang cùng một nhóm bạn cũ đi thăm Bạch Mã và bạn sẽ giới thiệu cho họ những gì đẹp và thú vị nhất. Tương tự như vậy với tình cảm thân thiện, cởi mở và thoải mái khi bạn đi tham quan trong rừng.

Lưu ý: Cách tốt nhất để nói rằng bạn là một hướng dẫn viên tốt là khi bạn luôn để mắt tới nhóm khách. Nếu khách cảm thấy có thời gian vui vẻ và thú vị với những gì bạn nói, lôi cuốn với những gì bạn làm thì khi đó bạn đã làm tốt công việc của mình.

Điều gì để nói?

Lúc ban đầu

Tự giới thiệu về mình.

Trao đổi với trưởng đoàn hoặc với khách (nếu đoàn ít người) về chương trình tham quan: thời gian ở lại tham quan tuyến đường mòn nào, thức ăn, nước uống, mũ, áo mưa,…

Chắc chắn bạn chưa biết, và không tin là nó tồn tại: Cẩm nang & kinh nghiệm du lịch Thái Lan dành cho những bạn du lịch Thái Lan tự túc hoặc tham khảo thông tin trước khi đi du lịch.

Nếu chưa có chương trình trước: Nêu những ưu thế và nhược điểm của từng tuyến, thảo luận để quyết định chọn tuyến. Tốt nhất là bạn nên thảo luận riêng với trưởng nhóm khách để có . kiến thống nhất trong đoàn. Lưu ý rằng trong đoàn khách có thể sẽ có một vài trường hợp đặc biệt mà bạn và đoàn cần có sự quan tâm. Du khách đến khu bảo tồn thiên nhiên là để thưởng thức và khám phá những nét đẹp thiên nhiên, tìm hiểu những giá trị nhân văn còn tồn tại, có một sự giải trí tích cực về thể chất cũng như tinh thần. Công việc của hướng dẫn viên là giúp họ cảm nhận chuyến viếng thăm một cách đầy đủ trọn vẹn. Khách đến thăm cũng hy vọng hướng dẫn viên cung cấp cho họ những điều thú vị về khu bảo tồn thiên nhiên mà họ đã từng được nghe qua hoặc chưa được biết đến.

Tại mỗi điểm dừng

Nói một câu để tập trung sự chú . của mọi người về vấn đề bạn muốn nói. Cách nói, âm lượng của câu nói tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể của vấn đề mà bạn muốn đề cập. Nếu sự việc xảy ra ngoài mong muốn của bạn và khách thì bạn có thể sẽ cần đến những thủ pháp để kích thích, khơi dậy sự tò mò của khách đối với vấn đề mà bạn đang muốn nói đến. Câu nói để tập trung sự chú . của khách vào vấn đề cần phải có tính thuyết phục cao ngay từ đầu. Có thể bạn đi thẳng vào vấn đề hoặc dùng thủ pháp bắc cầu nhưng không nên quá dài làm mất tập trung vào nội dung cần đề cập.

Mô tả, giải thích vấn đề trong khi hướng dẫn đoàn khách cần phải rất thận trọng để đảm bảo nội dung truyền đạt đúng với những gì mà khách có thể nhận biết được cũng như phù hợp với các yêu cầu mà du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đặt ra. Các vấn đề mà bạn giải thích cho khách luôn cần có sự liên hệ bằng cách này hay cách khác đối với các hoạt động bảo vệ tại khu bảo tồn thiên nhiên cũng như trong phạm vi địa phương hay các nơi khác. Các vấn đề mô tả cần có logic đối với từng chi tiết, tránh sự chồng chéo lên nhau về nội dung đôi khi gây ra sự phản tác dụng cho nội dung hướng dẫn, gây nên tâm lý nghi ngờ cho khách có thiện ý về nội dung trình bày.

Một câu chuyện tiếp là rất quan trọng. Tối thiểu thì phải thông báo được rằng khách đã hoàn tất điểm dừng này và đến lúc để đi tiếp. Xem phần” Làm sao để chuyến đi thú vị hơn” để có ý tưởng về các câu chuyện tiếp. Cố làm cho mỗi điểm dừng tương đối ngắn, trừ khi bạn yêu cầu khách thực hiện một công việc gì. Thường thì 5 phút là khoảng thời gian tối đa cho bạn dừng lại để nói.

Tại điểm dừng cuối

Cảm ơn nhóm đã chú ý, hỏi xem có câu hỏi nào thêm không, nói lời tạm biệt và chúc khách có chuyến đi như ý. Lưu ý: Nếu bạn quên hay lẫn lộn trật tự thì đừng quá lo lắng bởi không có gì là thiết yếu khi giới thiệu. Có nhiều điểm dừng được giới thiệu trên tuyến nhưng người làm nghề hướng dẫn viên du lịch không buộc phải sử dụng tất cả các nội dung đối với mọi nhóm khách.

Kỹ thuật điều khiển khi dẫn đoàn

Luôn đi đầu nhóm

Nhớ rằng đối với nhóm khách đông thì mất nhiều thời gian hơn với nhóm khách nhỏ. Cởi mở khi khách hỏi hay trao đổi khi di chuyển giữa các điểm dừng. Điều này làm cho bạn có vẻ thân thiện hơn, có khả năng chiếm được nhiều cảm tình từ phía khách.

Luôn nghĩ đến việc làm cho nhóm khách được thoải mái. Có thể bạn đã quen với sự nóng bức và việc đi lại có phần vất vả trên các tuyến tham quan ở Bạch Mã nhưng khách thì không quen với việc đó.

Giữ đúng thời gian đã định. Nếu bạn đã có thời gian sắp xếp trước để quay trở lại đường hoặc nhà khách thì phải theo đúng. Sự chậm trễ là một trong những thứ thật sự làm phiền khách. Bạn hãy nhớ rằng hoạt động du lịch là một chuỗi hoàn thiện tập hợp các hoạt động riêng lẻ phục vụ khách, một trong các khâu đó có trục trặc thì sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các khâu tiếp theo sau cũng như sẽ có tác động tiêu cực đến thái độ của khách đối với các dịch vụ mà chúng ta cung cấp cho dù các khâu còn lại chúng ta phục vụ rất hoàn hảo. Để có thể đảm bảo tương đối chính xác thời gian trong khi thực hiện hướng dẫn thì điều quan trọng là bạn cần biết rõ đường đi cũng như nắm quyền chủ động hướng dẫn đoàn khách bởi chính bạn mới là người hiểu rõ hơn cả nơi mà bạn đang thực hiện công việc.

Lượng trước giọng nói của bạn. Âm lượng mà bạn cung cấp đến cho khách cần đảm bảo đủ, đều với tốc độ nói vừa phải để khách tiếp thu được những gì mà bạn nói. Tại Bạch Mã, đôi khi việc đi lại trên các dốc làm cho bạn mệt.

Hãy nhớ đảm bảo cho lời nói của bạn không bị ngắt quãng, dồn dập làm cho khách cảm thấy khó chịu.

Tránh việc cố nói át tiếng ồn khác trong khi thuyết minh. Hãy nói trước khi bạn đến thác nước hoặc tránh khỏi nơi có tiếng ồn mới nói tiếp.

Lặp lại câu hỏi mà một khách nào đó hỏi cho mọi người cùng nghe, như vậy mọi người có thể biết được câu hỏi trước khi bạn trả lời và những người khác sẽ không hỏi lại nếu có đối tượng tương tự xuất hiện.

Sử dụng các hiện tượng đột xuất, ví dụ như chim, thú hay các hiện tượng thiên nhiên mà bạn trông thấy hay nghe được để làm cho phần thuyết minh được sinh động hơn.

Nếu có người bị thương hay bị ốm đừng quên rằng bạn còn có trách nhiệm với cả nhóm. Hãy sử dụng những lợi thế có trong đoàn khách bởi có thể trong số khách đó có người rất thông thạo trong việc xử lý sự cố này và tất nhiên họ cũng sẽ rất sẵn lòng giúp đỡ khi có yêu cầu.

Một số thủ thuật làm cho chuyến đi thú vị hơn

Việc đặt câu hỏi cho nhóm khách có thể có nhiều dạng như: Bạn nghĩ cái này là cái gì? Tại sao bạn cho rằng mặt đất ở dưới gốc cây thì ẩm ướt hơn ở lề đường ? Dấu hiệu nào cho bạn biết có thú sinh sống ở đây? Nước ở các suối đến từ đâu? Làm thế nào để một nước như Việt Nam bảo vệ rừng của mình?

Đảm bảo rằng mọi người trong nhóm đều bị lôi cuốn vào các hoạt động của nhóm, có thể trông thấy và nghe được.

Tại mỗi điểm dừng, khái quát sơ qua điều gì khách có thể thấy tại điểm dừng đến. Ví dụ nếu bạn đã nói về một ngôi biệt thự được xây dựng bởi người Pháp, bạn có thể nói: “tại điểm dừng đến chúng ta sẽ thấy những gì mà người ta đã xây nên. Hãy xem bạn có thể tưởng tượng cái đó để làm gì?”

Yêu cầu mọi người tìm kiếm hoặc suy nghĩ xem khi họ đi giữa các điểm dừng. Đó có thể là sự thay đổi thực vật rừng, dấu hiệu của động vật hoặc những . nghĩ về sự khó khăn trong việc bảo vệ khu bảo tồn. Nếu nhóm khách nhỏ thì dễ dàng vừa đi vừa trao đổi, nếu là nhóm khách đông thì bạn có thể trao đổi khi đến điểm dừng tiếp.

Cố gắng yêu cầu mọi người thực hiện một vài hoạt động tại một hay hai điểm dừng. Đây có thể là việc dùng tay đo chu vi một cây lớn, đếm xem có bao nhiều loài bướm khác nhau có thể thấy trên một diện tích sau đó so sánh với vùng khác khi đi đến ( chắc chắn rằng bạn có một vài ý tưởng tại sao như vậy trước khi thực hiện với khách)

Cố gắng lập kế hoạch chuyến đi theo chủ đề, có thêm những ý tưởng về vấn đề này trong phần kế đến.

Đề tài và chủ đề giới thiệu

Việc tập trung vào một khía cạnh nào đó ở Khu bảo tồn sẽ làm cho bạn lên kế hoạch dễ dàng hơn. Nếu muốn như vậy thì bạn và nhóm khách trước khi đi nên có thảo luận trước về những gì mà bạn và nhóm khách quan tâm.

Việc tập trung vào một mảng của khu bảo tồn có thể hạn chế (như lịch sử, chim,…), do vậy không cần phải luôn đề cập đến một chủ đề trong suốt quá trình hướng dẫn bởi rừng rất phong phú và đa dạng.

Mặc dù hàng ngày các đề tài và chủ đề có thể được sử dụng lẫn lộn nhưng rõ ràng là chúng có nghĩa khác biệt nhau. Đề tài là vấn đề mà bạn đang nói như: chim, lịch sử của Khu bảo tồn, đa dạng sinh học. Chủ đề là thông điệp chính bạn muốn khách nhớ sau khi thăm, có thể như”chim đi khỏi Khu bảo tồn là bởi vì con người tác động quá nhiều” hoặc “Khu bảo tồn thay đổi rất nhiều trong vòng 100 năm” hoặc” Khu bảo tồn là nơi có tính đa dạng sinh học rất cao”. Người ta điều tra sự việc mà khách du lịch nhớ lại sau các chuyến đi cũng như các sự trình bày khác và đã nhận thấy rằng khách nhớ các chủ đề ngay cả khi họ không nhớ vấn đề nào khác.

Để lập một chuyến đi tham quan theo chủ đề, trước tiên bạn cần quyết định chọn chủ đề và suy nghĩ kỹ về những kiến thức trên đường mà bạn sẽ sử dụng. Có rất nhiều thứ bạn có thể nói trên các tuyến ở Khu bảo tồn. Việc có một chủ đề sẽ giúp bạn quyết định sẽ chọn tuyến nào. Điều này cũng giúp cho việc tạo nên sự trình bày khéo léo của bạn, làm cho mỗi điểm dừng trở thành một phần của bức tranh trong chuyến đi hơn là chỉ một phần nhỏ rời rạc khi trình bày.

Việc có được những chủ đề phù hợp với những yêu cầu của đoàn khách đó hỏi bạn phải có được sự đồng cảm, nhất trí cao của các cá nhân trong đoàn và chính bản thân bạn. Có thể khi mới lần đầu gặp thì bạn chưa thể hiểu được đoàn nhưng bạn cần cố gắng tranh thủ càng nhanh càng tốt để tìm hiểu và đáp ứng cho đoàn. Đây là một nỗ lực rất lớn của nghề hướng dẫn viên du lịch cho dù nhìn bề ngoài nó có vẻ như rất đơn giản. Bạn có thể hình thành chủ đề bằng phương pháp xoắn ốc để từ một hiện tượng cụ thể nào đó nói rộng ra và tìm chọn đúng chủ đề bạn muốn.

Khi bạn đã có được những gì mà bạn mong đợi thì đừng bao giờ quên rằng bạn còn có nhóm khách đang rất cần bạn cung cấp những thông tin khác nữa chứ không phải chỉ một thông tin mà bạn muốn cung cấp cho họ. Một điều chúng tôi luôn lưu ý bạn đó là lựa chọn và thực hiện chủ đề cần phù hợp nhau để khách không cảm thấy đi lệch với những gì mà họ mong đợi.

4/5 - (1 bình chọn)