Khamphadisan.com – Được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng từ năm 1630 – 1632 (thế kỉ 17), với tuổi đời gần 400 năm tồn tại, trải qua nhiều lần tôn tạo, Chùa Keo vẫn giữ được nét kiến trúc cổ độc đáo của ngôi chùa cổ Việt.

chua keo thai binh khamphadisan

ảnh: Trần Việt Anh

Chùa Keo, ngày xưa còn có tên gọi khác là “Thần Quang Tự”, nằm trên địa phận xã Duy Nhất – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình. Đây là một di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia đặc biệt, bao gồm 2 cụm kiến trúc chính: Khu Chùa: là nơi thờ phật và khu Đền thánh: nơi thờ đức Dương Không Lộ – Vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa.

nhung diem du lich tai thai binh khamphadisan 1

Đây là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa. Chùa Keo tọa lạc trên khu đất rộng 58.000m2 gồm 21 công trình với 127 gian công trình kiến trúc. Hiện nay, toàn bộ kiến trúc Chùa Keo chỉ còn lại 17 công trình kiến trúc chính như: Tam quan, chùa phật, điện thánh, lầu chuông, khu hành lang và khu tăng xá, vườn tháp,…

chua keo thai binh khamphadisan 1

ảnh: Trần Việt Anh

Bước qua bậc tam cấp, bạn sẽ bắt gặp một khu sân nhỏ được lát bằng đá tẳng công trình đầu tiên là tam quan ngoại. Rẽ phải, hoặc trái theo con đường men theo hồ nước hai bên tả, hữu gặp hai cổng tò vò, giữa là tam quan nội. Điều đáng quan tâm nhất ở tam quan nội là bộ cánh cửa gian trung quan – một kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỷ XVII. Từ tam quan nội, qua một số sân nhỏ rộng ta đến khu chùa phật gồm Chùa ông Hộ, tòa thiêu hương (ống muống) và điện phật.

chua keo thai binh khamphadisan 2

ảnh: Trần Việt Anh

Khi bước vào bên trong chùa là gian Tiền đường được lợp mái ngói, được chống đỡ trên những cột gỗ lim lớn rất chắc chắn. Trước mặt của dãy Tiền đường là thảm cỏ xanh mướt, với những hàng cau cảnh nhỏ bên cạnh. Hai bên dãy hành lang là 2 tấm bia đá cổ, ghi lại quá trình lịch sử xây dựng của ngôi chùa.

chua keo thai binh khamphadisan 3

ảnh: Trần Việt Anh

Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại: diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng khoảng 58.000 m2, gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc của chùa còn lại 17 công trình gồm 127 gian được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”.

chua keo thai binh khamphadisan 4

ảnh: Trần Việt Anh

Khu chùa Phật là nơi tập trung nhiều nhất các pho tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao vào thế kỷ 17, 18 như: tượng Tuyết Sơn, La Hán, quan thế âm Bồ Tát… Hai bên là dãy hành lang dẫn tới các gian thờ. Dãy hành lang này cũng được lợp mái ngói và chống đỡ bằng cột gỗ lim, rất ấn tượng. Những con đường lát đá này sẽ đưa bạn đến gian thờ Phật, Thánh, gian thờ Tổ và tháp chuông làm thành “bốn mặt tường vây kín đáo” cho một kiến trúc “Tiền Phật, hậu Thần”.

nhung diem du lich tai thai binh khamphadisan 9

Khu Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc.

chua keo thai binh khamphadisan 5

ảnh: Trần Việt Anh

Nguyên vật liệu chủ yếu dùng để xây chùa là gỗ, gạch ngói và đá. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của thời gian, ngôi chùa cổ này vẫn toát lên vẻ cổ kính, vững chắc với thời gian. Với những giá trị lịch sử, văn hóa của mình chùa Keo được nhà nước xếp hạng là “Di tích Quốc gia đặc biệt”.

chua keo thai binh khamphadisan 6

ảnh: Trần Việt Anh

Hằng năm, cứ vào ngày 04/01 Âm lịch, người dân làng Keo lại mở hội khai xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng. Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu.

Với những giá trị kiến trúc, văn hóa lịch sử, khoa học đặc biệt đã được xếp hạng của di tích, chùa Keo là một trong những ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất của Việt Nam, là điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương chiêm bái cảnh chùa trong ngày Xuân và những ai yêu thích kiến trúc chùa cổ của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94 (Tổng hợp – biên tập)

3.5/5 - (4 bình chọn)