Khamphadisan.com – Đình thần Nguyễn Trung Trực là nơi để thờ tự và tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Khám phá di sản sẽ cùng bạn tìm hiểu về đình thần của vị anh hùng dân tộc này nhé!
Giới thiệu về lịch sử anh hùng Nguyễn Trung Trực
ảnh: Dulichvietnam
Nguyễn Trung Trực (1837 –1868) tên thật là Nguyễn Văn Lịch. Quê ông ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, Long An). Ông là nhà lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An và Rạch Giá. Sau sự kiện đốt cháy tàu Hy Vọng của giặc Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông, ông đổi tên thành Nguyễn Trung Trực. Tên này đã được nhân dân gọi cho đến ngày cuối cùng.
ảnh: Du lịch Phú Quốc
Năm 1868, để bảo vệ lực lượng nghĩa quân và nhân dân Phú Quốc, ông tự nộp mình cho giặc và bị đưa đi hành hình. Ông đã hiên ngang nói thẳng vào mặt chúng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây”.
ảnh: du-lich.net
Sau nhiều lần dụ dỗ, mua chuộc ông không thành, Pháp đã đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá, ông hưởng dương 31 tuổi. Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ ông, nhân dân ta đã thờ cúng ông ở nhiều nơi. Trong đó tiêu biểu là đình thần Nguyễn Trung Trực tại Long An, Rạch Giá, và Gành Dầu Phú Quốc.
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở Gành Dầu Phú Quốc
ảnh: lekhanh.ngocanh
Cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 42km, đình thần nằm trên tuyến tham quan Bắc đảo. Đây là vị trí thuận lợi để du khách có thể thăm viếng, lễ bái, cầu xin,…
ảnh: lekhanh.ngocanh
Đình thần Nguyễn Trung Trực được mở cửa hàng ngày, từ 07:00 – 18:00.
Vé tham quan: miễn phí.
Do thường xuyên được chăm sóc, tu sửa nên đình thần vẫn giữ được dáng vẻ khang trang và tôn nghiêm của kiến trúc đình, đền xưa.
Lễ giỗ hằng năm tại đình thần Nguyễn Trung Trực
ảnh: Phuquocxanh
Hằng năm, cứ đến ngày 27/8 AL, đền đều tổ chức các lễ hội long trọng. Qua đó nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ, đồng thời thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
ảnh: Phuquocxanh
Lễ hội gồm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ được thực hiện theo đúng các nghi lễ truyền thống. Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động dân gian rất thú vị xoay quanh cuộc đời, hình tượng Nguyễn Trung Trực.
ảnh: Vanhien
Bên cạnh đó còn diễn ra những hình thức giải trí sôi động như múa lân, hội thi thể thao, chợ phiên và các trò chơi truyền thống của Phú Quốc. Tất cả đều mang đậm bản sắc dân tộc và giá trị văn hóa địa phương.
ảnh: lekhanh.ngocanh
Đến với đình thần du khách có dịp để tìm hiểu về một dấu mốc của lịch sử Việt Nam. Và có thể thấy rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, người dân Việt Nam cũng một lòng yêu nước, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Có thể bạn quan tâm:
- [Phú Quốc] có một bãi biển độc đáo nhất tại Phú Quốc mà không phải ai cũng biết
- Đảo ngọc Phú Quốc nhìn từ trên cao
- [Phú Quốc] 7 điểm đến, 5 món ăn nhất định phải trải nghiệm khi đến Phú Quốc
Thạch Lam