Khamphadisan.com – Để có được những bức tượng ông Công, ông Táo đến với từng góc nhà, gian bếp, nhằm góp thêm chút hương vị xuân cho tết cổ truyền của người dân, những ngày đầu tháng 12 âm lịch, công việc của thợ làm nghề nặn tượng tại xứ Huế lại trở nên tấp nập và bận rộn hơn.

Làng Địa Linh nằm kề phố cổ Bao Vinh, thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên – Huế), nơi nổi tiếng với nghề làm ông Công, ông Táo bằng đất nung rất độc đáo, xưa nay không ai không biết. Đây là nơi hiếm hoi còn lưu giữ nghề làm ông Táo với nhiều ý nghĩa trong phong tục của người Việt ở xứ Huế.

ngoi lang nan tuong ong tao duy nhat tai hue khamphadisan e1484707625941

Làng Địa Linh là nơi duy nhất ở xứ Huế hiện tại chỉ có 5 hộ dân theo nghề làm ông Công, ông Táo. Đầu tháng 7, tháng 8 âm lịch, dân làng bắt đầu đi mua đất sét sạch về chuẩn bị sẵn, rồi hối hả vào mùa sản xuất hàng vạn bức tượng ông Công, ông Táo từ những ngày đầu tháng 12 âm lịch cho tới giữa tháng Chạp.

Theo tín ngưỡng của người Việt, tam vị Táo quân được xem là vị thần cai quản việc bếp núc và luôn được thờ ở gian bếp của mỗi gia đình. Dù cho nhà khá giả hay nghèo khó, đến 23 tháng Chạp hằng năm đều làm lễ cúng để đưa ông Táo về trời báo cáo những chuyện trong đời sống, nhất là chuyện bếp núc. Đi kèm sẽ là bộ ba tượng ông Táo mới được thay lên bếp.

ngoi lang nan tuong ong tao duy nhat tai hue khamphadisan 1 e1484708044456

Khuôn khắc hình ông Táo được làm từ gỗ lim.

Theo kinh nghiệm của những người thợ lâu năm ở đây cho hay, công đoạn khó và vất vả nhất cả quá trình đúc tượng là làm đất. Đất mua về phải được nhồi thật nhuyễn, lọc sạch sạn thật tỉ mĩ trước khi lên khuôn. Khuôn để tạo hình tượng ông Công, ông Táo được làm bằng gỗ. Để quá trình tạo hình tượng không hư hỏng, mang tính thẩm mĩ, người đúc cần phải thường xuyên làm sạch các hoa văn họa tiết được khắc bên trong khuôn đúc.

ngoi lang nan tuong ong tao duy nhat tai hue khamphadisan 2 e1484708268830

Ông Táo sau khi đúc xong sẽ được mang đi phơi nắng cho khô ráo, rồi mang vào lò nung.

Khi mới đúc tượng, đất thường rất dẻo và chưa cố định về hình dạng. Lúc này, người thợ phải cẩn thận gia công lại bằng tay, đặt nhẹ xuống đất hoặc thanh gỗ để tạo bề mặt phẳng giúp tượng đứng thẳng. Sau đó tượng được phơi nắng đến lúc ráo mới cho vào lò nung, và công đoạn xếp tượng vào lò nung cũng quan trọng không kém, nên đòi hỏi kinh nghiệm cũng như tính cẩn thận.

ngoi lang nan tuong ong tao duy nhat tai hue khamphadisan 3 e1484708419720

Các ông Táo được xếp trong lò và nung bằng vỏ trấu.

Theo đó, một mẻ tượng trước khi thành phẩm thường được nung và làm nguội trong 2 ngày, trung bình mỗi mẻ nung có hơn 2.000 bức tượng. Khi ra thành phẩm thì quét sơn, vẽ màu lên tượng để tăng tính thẩm mĩ.

ngoi lang nan tuong ong tao duy nhat tai hue khamphadisan 5 e1484710307729

Sau khi nung xong, các ông Táo được ngâm vào thùng sơn, rồi mang đi phơi khô. Trong các công đoạn sản xuất ông Táo, khâu vẽ trang trí quyết định tính thẩm mỹ của bức tượng.

ngoi lang nan tuong ong tao duy nhat tai hue khamphadisan 6 1 e1484710519996

Theo Ông Võ Văn Nam, một hộ dân sản xuất ông Táo nhiều đời ở Địa Linh cho biết, mỗi năm gia đình ông sản xuất khoảng 50.000 bức tượng ông Táo, xuất đi các tỉnh; mỗi bức tượng có giá từ 500 – 1.000 đồng.

Cứ mỗi dịp xuân về, người dân xứ Huế lại chờ đón những bức tượng ông Công, ông Táo từ chính bàn tay của những người thợ Địa Linh xứ Huế. Để đến ngày 23 tháng chạp tiễn ông Táo cũ, đón ông Táo mới và đón một năm mới ấm áp với nhiều hy vọng hơn.

Có thể bạn chưa xem:

binhqb94 (tổng hợp)

Ảnh: Võ Thạnh

Rate this post