Khamphadisan.com – Vườn nhãn cổ Bạc Liêu là nơi quy tụ của hàng trăm cây nhãn có dáng vẻ gân guốc, uốn lượn cổ quái, mang đậm dấu ấn thời gian. Nếu có dịp đến du lịch Bạc Liêu mà không ghé qua khu vườn nhãn cổ thụ hơn trăm tuổi thì có thể coi như chưa đến Bạc Liêu.

vuon nhan co bac lieu - khamphadisan

Ảnh: Báo Kiến Thức

Tọa lạc trên địa bàn của 2 xã Hiệp Thành – Vĩnh Trạch Đông thuộc Tp.Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng Sông Cửu Long đã có tuổi đời  trên 100 tuổi. Khu vườn nhãn này là nơi quy tụ của hơn hàng trăm cây nhãn có hình dáng bề ngoài gân guốc, uốn lượn có chút cổ quái, mang đậm cái gì đó của dấu ấn thời gian.

vuon nhan co bac lieu khamphadisan 1

Ảnh: Báo Kiến Thức

Theo như những người dân nơi đây cho biết, vườn nhãn Bạc Liêu này đã đuợc trồng cách đây từ hàng trăm năm trước. Ngày trước nơi đây là đất giồng cát được hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa của thiên nhiên và do con người đắp đê lấn biển. Đây là loại đất có độ thoát nước tốt, mực thủy cấp sâu, tầng canh tác dày…  đã được đánh giá khá thích hợp cho việc trồng  các loại cây ăn trái và các loại hoa màu khác nhau.

vuon nhan co bac lieu khamphadisan 5

Ảnh: Báo Kiến Thức

Vào đầu đầu thế kỷ 19, khi người Hoa di cư đến đây sinh sống, ông Trương Hưng là một trong số những ngừi Hoa này đã mang hai giống nhãn từ Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu này thì cả 2 giống nhãn này tỏ ra thích nghi và phát triển rất tốt, được nhiều người ưa chuộng.

vuon nhan co bac lieu khamphadisan 3

Ảnh: Báo Kiến Thức

Thấy thế nhiều người dân trong vùng đã tiến hành nhân rộng diện tích trồng nhãn này. Lúc đầu, cả khu vực trồng nhãn không có hệ thống nước tưới, cây nhãn thường sống nhờ vào nước mưa nhưng vẫn xanh tốt, ra hoa kết trái sum xuê. Cứ mỗi năm, vào tháng 5 là nhãn trổ bông và đến tháng 9 là thu hoạch, mỗi năm như vậy chỉ có một vụ.

vuon nhan co bac lieu khamphadisan 4

Ảnh: Báo Kiến Thức

Tại ấp Chòm Xoài – xã Hiệp Thành (quê hương xứ nhãn) có vườn nhãn của gia đình ông Trương Kiết (là hậu duệ đời thứ 3 của ông Trương Hưng) rộng đến 3ha, được xem là lớn nhất ở Hiệp Thành. Khu vườn này do các cụ đời trước trồng để lại, đến nay đã trên trăm năm. Tại đây hiện vẫn còn có một cây nhãn do chính tay cụ Trương Hưng trồng đầu tiên, giờ trở thành cây nhãn cổ thụ gốc to 2 người ôm không xuể.

Từ năm 1965 trở về sau, người dân nơi đây đã trang bị được hệ thống nước tưới bằng giếng khoan để chủ động thời vụ cho nhãn ra trái sớm hơn, làm cho năng suất tăng đáng kể, người trồng nhãn cũng tăng được nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

vuon nhan co bac lieu khamphadisan 2

Ảnh: Báo Kiến Thức

Ngày nay, đến với vườn nhãn cổ Bạc Liêu bạn sẽ được thưởng thức mùi vị quyến rũ của những chùm nhãn thơm ngon cùng với những món ăn dân dã là đặc sản do biển cả hào phóng ban tặng, được hưởng không khí trong lành từ gió biển và còn được thưởng thức đờn ca tài tử Nam bộ. Ngoài việc nếm những trái ngon ngọt, bạn còn có thể nằm nghỉ ngơi dưới gốc nhãn, lắng nghe tiếng chim hót ríu rít và những tia nắng len lỏi qua những kẽ lá, soi rọi xuống mặt đất lung linh.

vuon nhan co bac lieu khamphadisan 6

Ảnh: Báo Kiến Thức

Đến đây, bạn không chỉ được thư giãn trong không gian xanh rộng và khoáng đạt mà còn được cắm trại, dã ngoại, tham gia thu hoạch nhãn chín. Nếu đến vào dịp lễ Tết như Trung thu, bạn còn có cơ hội vui chơi tại lễ hội địa phương, nghe đờn ca tài tử, nghe người Bạc Liêu hát bài “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu hay tìm hiểu văn hóa đất giồng giao thoa của người Kinh, người Khmer và người Hoa.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94 (Tổng hợp – biên tập)

3.4/5 - (7 bình chọn)