Khamphadisan.com – Cầu ngói Thanh Toàn là một trong ba cây cầu mái ngói ở Việt Nam được làm bằng gỗ theo lối lối kiến trúc “thượng gia, hạ kiều” dưới cầu trê n nhà.

Cầu ngói Thanh Toàn nằm trên địa phận làng Thanh Thủy – xã Thủy Thanh – thị xã Hương Thủy cùng với cầu ngói Kim Sơn (Ninh Bình) và cầu ngói Hải Hậu (Nam Định) đã từng được Bộ TT&TT, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế lựa chọn để phát hành bộ tem đặc biệt “Cầu mái ngói” nhân dịp Festival Huế 2012.

cau ngoi thanh toan khamphadisan e1484898363727

Du khách lần đầu đến với Huế thường ghé thăm những điểm du lịch nổi tiếng nằm trong thành phố Huế như: Đại Nội, Lăng Khải Định, chùa Thiên Mụ… mà bỏ qua một di tích quốc gia đáng chiêm ngưỡng tọa lạc ở ngoại ô Tp.Huế. Cầu ngói Thanh Toàn cách trung tâm Tp.Huế khoảng 7 – 8 km về phía Đông Nam. Đường đến đây khá nhỏ nên khách thăm quan chỉ có thể đi vào bằng xe máy hoặc thuê xe đạp.

cau ngoi thanh toan khamphadisan 1 e1484898816472

Cầu ngói Thanh Toàn là di tích cấp quốc gia được xây dựng theo lối kiến trúc “Thượng gia, hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu). Cầu được làm bằng gỗ, bên trên có mái ngói che. Hai bên thành cầu có bục để ngồi và có lan can thành cầu.

cau ngoi thanh toan khamphadisan 2 e1484899215897

Mái ngói được ốp bằng sành, sứ. Đây là lối trang trí khá phổ biến trên các lăng tẩm, đình chùa tại Huế.

cau ngoi thanh toan khamphadisan 3 e1484899436747

Dù đã được trùng tu khá nhiều lần nhưng cầu vẫn còn giữ nguyên được kiến trúc và giá trị văn hóa vốn có của nó. Cầu ngói Thanh Toàn gắn liền với tên tuổi của bà Trần Thị Đạo. Công lao to lớn của bà trong việc xây dựng cây cầu đã được lưu truyền trong thơ ca:

Trần Thị phu nhân xã chúng ta

Tiếng tăm vang dội khắp gần xa

Cúng đâng ruộng đất dân cày cấy

Xây đắp cầu kiều khách lại qua

Khăn yếm khoe khoan ngời khí tiết

Phấn son tô điểm rạng sơn hà

Sắc phong ân tứ ngời công đức

Hương khói nghìn thu kỉ niệm bà.

Theo các bô lão kể lại rằng: bà Trần Thị Đạo là người làng Thanh Thủy, cháu 6 đời của một trong 12 vị khai canh làng Thanh Thủy, có chức tước “đặc kiến phụ quốc thượng tướng quân cẩm y vệ phó quản lĩnh”. Bà kết hôn với một quan lớn thuộc hàng đầu triều ở xứ Thuận Hóa. Vào thời nhà Trịnh đánh chiếm Phú Xuân, Bà theo chồng ra bắc, nhưng được một thời gian bà trở về bản quán sinh sống.

cau ngoi thanh toan khamphadisan 4

Làng bà sống có một con sông nhỏ chảy qua, ngày ngày những người dân địa phương đi làm đồng đều phải chèo thuyền qua sông mới tới nơi làm việc, khách bộ hành qua lại thì phải chờ đò vất vả. Nhìn cảnh dân mình ngày hè đi gặt lúa khó nhọc, lại phải chờ đò chở lúa qua sông. Cũng như ngày đông đi làm đồng rét mướt, bà nghĩ mình phải làm một cái gì đấy để chia sẻ phần khó nhọc cùng người dân quê mình. Với tấm lòng đức độ, thương người dân quê mình lam lũ, bà đã tự bỏ tiền túi của mình để lầm chiếc cầu có mái lợp cho người dân đi về có nơi nghỉ chân, cho khách lữu hành có nơi dừng bước và cho trai thanh gái lịch trong làng có nơi ngắm trăng, hóng gió, ca hát, giao duyên, hẹn hò tình tứ. Căn cứ vào tờ Sắc của vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng thứ 7 thì cây cầu được xây vào năm 1776.

cau ngoi thanh toan khamphadisan 5 e1484900128993

Mặc dù đã được trùng tu khá nhiều lần nhưng cầu vẫn còn giữ nguyên được kiến trúc và giá trị văn hóa vốn có của nó.

cau ngoi thanh toan khamphadisan 6

Câu cầu ngói nằm trong một quần thể di tích gồm đền thờ họ, chùa, đình… Ngay bên cạnh là Nhà nông cụ, trưng bày các dụng cụ nông nghiệp và đồ dùng sinh hoạt của người dân ở đây.

cau ngoi thanh toan khamphadisan 7 e1484900852409

Ngay trước mặt cầu ngói là khu chợ Thanh Toàn. Khu chợ vẫn giữ được nhiều nét cổ kính, trầm mặc đặc trưng của Huế.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94 (Tổng hợp)

4.5/5 - (2 bình chọn)