Đến hẹn lại lên, vào tối 28/4 tại sân khấu Quảng trường Bia Quốc Học, UBND TP Huế đã tổ chức lễ Khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế năm 2017 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”.

khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017
Khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế 2017 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”

Tham dự lễ khai mạc có nhiều lãnh đạo của bộ văn hóa thể thao và du lịch, lãnh đạo bộ thông tin và truyền thông. Hơn 1 tiếng đồng hồ, chương trình nghệ thuật đặc sắc gồm 11 tiết mục hát múa do các nghệ sĩ Huế và TP Hồ Chí Minh, Hà Nội tham gia biểu diễn đã gửi đến người dân, du khách những tinh hoa của nghề Việt trên nền hoa sen, nón lá Huế và tà áo dài chủ đạo.

Với chủ trương mong muốn khôi phục, gìn giữ cũng như phát triển các nghề và làng nghề thủ công truyền thống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch. Từ 2005 đến nay, UBND thành phố Huế đã tổ chức Festival Nghề truyền thống vào các năm lẻ.

khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017-9

Áo dài, nón lá tràn đầy sân khấu khai mạc trong các tiết mục đặc sắc

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Huế, “Festival nghề truyền thống Huế đã trở thành nơi hội tụ, biểu dương sinh động trí tuệ và tài năng của các nghệ nhân đến từ các làng nghề tiêu biểu của Thừa Thiên Huế và nhiều địa phương trong cả nước.

Qua 6 kỳ tổ chức, Festival nghề truyền thống Huế đã khẳng định thương hiệu, uy tín trong lòng công chúng và du khách, cũng như nghệ nhân các làng nghề truyền thống trong cả nước; yếu tố quốc tế của Festival đã từng bước được định hình, xây dựng Huế là thành phố Festival.

Đây là sự kiện văn hóa và kinh tế lớn, có ý nghĩa quan trọng nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của Huế – thành phố di sản, thành phố văn hóa, thành phố Festival của Việt Nam”.

khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-20172
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Huế đọc diễn văn khai mạc
khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-20173
Các nghệ nhân các làng nghề dệt trên cả nước góp mặt trên sân khấu đêm khai mạc cùng các người mẫu

Diễn ra từ 28/4 đến 2/5 trên nhiều địa điểm ở TP Huế với trục chính là đường Lê Lợi kéo dài từ Công viên 3/2 đến sân khấu quảng trường Bia Quốc Học, kỳ Festival lần này có sự tham dự của 327 nghệ nhân từ 59 đơn vị thuộc 40 làng nghề, cơ sở nghề tham gia, trong đó có 35 đơn vị trong tỉnh và 24 đơn vị ngoại tỉnh (tăng 1/3 so với năm 2015) nhằm giới thiệu sản phẩm độc đáo của các nghề, làng nghề truyền thống, tập trung các nhóm nghề sau: Dệt, Thêu, Gốm, Mộc mỹ nghệ, Mây Tre, Nón lá, Kim hoàn, Tranh dân gian, Pháp lam, hoa giấy, đồng, làm Mõ, Đèn lồng và Lọng đèn; Nhang trầm; Nghề đệm bàng; Diều, nghề làm đầu lân.

Về các đối tác nước ngoài tham gia có: 34 nghệ nhân và thợ đến từ các thành phố: Takayama, Saijo, Shizuoka và công ty thêu Shuei (Nhật Bản); Quận Dongnae, thành phố Busan (Hàn Quốc); công ty Lục Thuận Đại Tử Sa, thành phố Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc).

Sẽ có không gian giới thiệu ẩm thực ba miền được tổ chức tại Công viên 3 tháng 2 từ chiều 29/4; Chương trình giới thiệu phim, giao lưu diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Hàn Quốc và chương trình ca nhạc Hàn Quốc với những ca sĩ trẻ nổi tiếng của Hàn Quốc; Lễ hội khinh khí cầu tại Sân Kỳ Đài; Trung bày và giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ kim hoàn Huế ở 278 Đinh Tiên Hoàng; Trải nghiệm làng nghề truyền thống Huế, các sản phẩm văn hóa Cung đình Huế chất lượng cao ở 79 Nguyễn Chí Diểu; Làng Áo dài tại công viên Lý Tự Trọng với các hoạt động triển lãm, nghề vẽ, thêu, may đo áo dài cho du khách…

khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-201733
Những mẫu áo dài trên tác phẩm hội họa “bật mí” trước với khán giả trong 1 tiết mục đêm khai mạc Festival

Nhiều chương trình hấp dẫn sẽ được diễn ra tại kỳ Festival nghề truyền thống Huế 2017 như: Không gian tôn vinh nghệ nhân và làng nghề với hệ thống các nhà rường dọc đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu từ Công viên Tứ Tượng cho đến Làng nghề Phương Nam và Bảo tàng Văn hóa Huế; Chương trình Biểu diễn trang phục dệt may “Hội tụ bản sắc Châu Á” với sự tham gia của 12 nhà thiết kế Huế TP HCM và Hà Nội và sự tham gia của 05 nhà thiết kế Châu Á diễn các bộ sưu tập sử dụng chất liệu dệt may truyền thống lụa, tơ tằm, đũi, thổ cẩm các dân tộc Thái, H’mong, H’rê, Zèng dân tộc Tà Ôi và dệt truyền thống các nước vào 20h ngày 29/4;

Một điểm nhấn vô cùng độc đáo đó là Lễ hội Áo dài chủ đề “Hội họa Huế và Áo dài” tại Cầu Trường Tiền diễn ra lúc 20h30′ ngày 30/4 nhằm tôn vinh hội họa Huế. Chương trình giới thiệu tác phẩm hội họa của 17 họa sỹ Huế (gồm nhiều danh họa quá cố và các họa sĩ đang sinh hoạt tại Huế) và các mẫu áo dài của 16 nhà thiết kế Hà Nội, Huế, TPHCM; Lễ rước tôn vinh Nghệ nhân và làng nghề – Bế mạc Festival Nghề truyền thống Huế từ lúc 16h – 20h ngày 1/5 tại Công viên Tứ Tượng – đường Lê Lợi – Sân khấu Quảng trường Bia Quốc Học.

khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017-3
Tiết mục tràn đầy tinh thần dân tộc ở phần đầu buổi khai mạc

khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017-4

khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017-5

Áo dài, nón lá tràn đầy sân khấu khai mạc trong các tiết mục đặc sắc
khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017-6
Hoa hậu Ngọc Hân
khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017-12
Ngọc Hân và Á hậu Việt Nam 2016 – Thanh Tú
khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017-7

khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017-13

khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017-10

Rất nhiều màn biểu diễn trong trang phục áo dài đầy ấn tượng
khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017-16
Áo dài tím Huế lãng đãng khói sương
khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017-11
Nhiều em bé lên biểu diễn gợi nhớ tuổi thơ cho mỗi ai

khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017-14

Các nghệ nhân biểu diễn dệt ngay trên sân khấu

khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017-17

khai-mac-festival-nghe-truyen-thong-hue-2017-18
Pháo hoa ở tiết mục cuối đêm Khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế 2017
Theo Dân Trí

Có thể bạn quan tâm

 

5/5 - (3 bình chọn)