Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó có liên quan đến giai thoại về vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc.

Dien Hon Chen1

Điện Hòn Chén lưu giữ những dấu ấn văn hóa Chăm Pa độc đáo

1. Giới thiệu sơ lược về Điện Hòn Chén

Dien Hon Chen

Nằm ẩn mình dưới những tán cây xanh mát của ngọn núi hùng vĩ, ngay dưới chân núi là dòng sông Hương hiền hòa (Nguồn: Sưu tầm)

Điện Hòn Chén – điện thờ linh thiêng nổi tiếng xứ Huế mộng mơ. Điện Hòn Chén thu hút du khách bởi nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo, ngày xưa người Chàm thờ nữ thần PoNagar, sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo tiếp tục thờ bà dưới xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Liễu Hạnh Công Chúa, tức là Vân Hương Thánh Mẫu cũng được đưa vào thờ ở đây. Ngoài ra, tại điện Hòn Chén, người ta còn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên. Vua Ðồng Khánh cũng là một trong những đồ đệ ấy. Ẩn mình dưới những tán cây xanh mát của ngọn núi hùng vĩ, ngay dưới chân núi là dòng sông Hương hiền hòa cùng với lối kiến trúc ấn tượng Điện Hòn Chén hiện lên như một “điểm nhấn” trong bức tranh thủy mặc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên non nước hữu tình khiến ai cũng muốn tận mắt chiêm ngưỡng.

2. Điện Hòn Chén ở đâu? Hướng dẫn di chuyển đến đây?

Dien Hon Chen

Du khách có thể di chuyển đến bằng đường bộ hoặc có thể bằng đường thuỷ

Điện Hòn Chén nằm trên ngọn núi Ngọc Trản, làng Ngọc Hồ, thị xã Hương Trà, chỉ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km nên việc di chuyển đến đây không phải là trở ngại đối với bất kỳ ai. Du khách có thể lựa chọn các phương tiện giao thông đường bộ như xe máy, ô tô,… rồi sau đó đi đò qua Điện Hòn Chén. Ngoài ra, du khách có thể thuê thuyền rồng từ bến Tòa Khâm đi Chùa Thiên Mụ và Điện Hòn Chén để có trải nghiệm thú vị và kết hợp ghé thăm được nhiều địa điểm để có chuyến đi trọn vẹn hơn. 

3. Kiến trúc và giai thoại về điện Hòn Chén

3.1 Kiến trúc điện Hòn Chén

Dien Hon Chen 6

Điện Hòn Chén với những hoa văn trang trí vừa nghệ thuật vừa tỉ mỉ, công phu (Nguồn: visithue)

Ngay khi đặt chân lên bậc thềm của Điện Hòn Chén không một ai có thể phớt lờ vẻ đẹp bí ẩn, độc đáo của các công trình kiến trúc hết sức ấn tượng. Với lối thiết kế khác nhau nhưng lại có một điểm chung là đều hướng ra sông Hương. Điều khiến du khách bị thu hút có lẽ là những chi tiết hoa văn trang trí vừa nghệ thuật vừa tỉ mỉ, công phu tạo nên một tổng thể vừa đặc sắc vừa uy nghiêm. Tiêu biểu nhất phải kể đến Minh Kính Đài – kiến trúc chính của điện, được phân làm 3 cung riêng biệt là Đệ Nhất Cung, Đệ Nhị Cung và Đệ Tam Cung để thờ các vị thần khác nhau. Ngoài ra còn có dinh Ngũ Hành, am Ngoại Cảnh, động thờ ông Hổ, chùa Thánh, Trinh Cát Viện,…

454503236 1109210663930126 2282546762251666710 n

Nguồn: Sưu tầm

Vẻ đẹp kiến trúc nơi đây không thể diễn tả hết bằng câu từ, phải tận mắt chiêm ngưỡng mới cảm nhận được sự tinh tế và nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc cuối thế kỉ 19. Đến đây du khách không chỉ được tham quan, ngắm nhìn vẻ đẹp của các công trình kiến trúc tôn giáo mà còn có thể cầu bình an, sức khỏe, may mắn, hay đơn giản là được thả hồn vào không gian thanh tịnh, bình yên.

3.2 Giai thoại về điện Hòn Chén

454821746 973732148116516 8325314123172137009 n

Lễ hội điện Hòn Chén ở Huế diễn ra vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hằng năm và là lễ hội dân gian lớn nhất của những người theo tín ngưỡng thờ Thánh mẫu (Nguồn: visithue)

Lắng nghe những giai thoại bí ẩn tại Điện Hòn Chén sẽ là trải nghiệm thú vị với những du khách đam mê khám phá. Những giai thoại này đã gắn với nơi đây hàng trăm năm, nhất định phải kể đến 3 giai thoại nổi tiếng nhất là giai thoại về nữ thần Po Nagar, giai thoại vua Thiệu Trị và cuối cùng là truyền thuyết về chiếc chén ngọc của vua Minh Mạng. Mỗi giai thoại đều gắn liền quá trình phát triển của văn hóa tín ngưỡng tôn giáo cũng như lịch sử phát triển của nước ta. Hãy để chuyến đi này là cơ hội để khám phá, để lắng nghe và mở mang kiến thức cũng như thỏa mãn sự tò mò của bạn.

Dien Hon Chen 5

Điện Hòn Chén gắn liền với những giai thoại bi ẩn (Nguồn: Sưu tầm)

4. Các lễ hội đặc sắc tại điện Hòn Chén

454501310 1109210707263455 6614512668207851759 n

Thuyền rồng được sử dụng trong lễ hội (Nguồn: Sưu tầm)

Điện Hòn Chén nơi có sự giao thoa, kết hợp hài hòa giữa tín ngưỡng dân gian và nghi thức cung đình. Hãy đến đây vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch để có cơ hội tham gia vào lễ hội đặc sắc trong tín ngưỡng thờ cúng cũng như nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân xứ Huế, được tổ chức long trọng nhất đó là Lễ hội Điện Hòn Chén gồm 2 phần chính là lễ nghinh thần và lễ chánh tế. Tất cả những nghi thức và hoạt động diễn ra đều thể hiện tinh thần văn hóa dân gian, truyền thống tín ngưỡng của nhân dân nên thu hút được rất nhiều sự chú ý của du khách. Không một ai đến đây mà muốn bỏ lỡ một lễ hội đặc sắc như vậy nên hãy nhớ chụp thật nhiều ảnh để lưu giữ lại những kỉ niệm du lịch tuyệt vời.

5. Một vài lưu ý khi đến đây

Cho đến hiện tại Điện Hòn Chén vẫn là điểm du lịch văn hóa tâm linh không hề mất phí nên du khách không cần lo ngại về vấn đề này, Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ du khách nên chú ý là trang phục khi đến đây cần chỉnh chu và lịch sự. Đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản tại xứ Huế thân thương nhé.

Dien Hon Chen 3

Thuyền rồng ngược dòng Hương Giang qua cầu Trường Tiền đến với Điện Hòn Chén (Nguồn: Sưu tầm)

Điện Hòn Chén không chỉ là điện thờ linh thiêng mang nét đẹp tín ngưỡng tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật kiến trúc giữa cảnh sắc núi non thơ mộng, hữu tình. Không những vậy nơi đây còn là nơi gắn liền với bao thế hệ người dân Cố đô từ bao đời nay, là nơi có sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa vô cùng hấp dẫn với những giai thoại lý thú và lễ hội đặc sắc. 

Với bề dày lịch sử và kiến trúc độc đáo, xứng đáng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi đến Huế. Nơi đây sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm văn hóa và tâm linh sâu sắc, khó quên.

Xem thêm nhiều bài viết về Du Lịch Huế 

5/5 - (1 bình chọn)