Khamphadisan.com – Ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam – Quốc tử Giám là địa điểm du lịch thú vị, nổi bật tại Hà Nội. Mang trong mình sự cổ kính, linh thiêng. Quốc Tử Giám luôn thu hút các sĩ tử đến cầu may mắn mỗi mùa thi về. Cùng với đó là những kiến trúc được xây dựng từ thời vua chúa xưa. Nơi này đã và đang là điểm đến cho các du khách đam mê về lịch sử, về nét đẹp đất nước.

Tổng quan về Văn Miếu Quốc Tử Giám

văn miếu quốc tử giám hà nội

ảnh: _le.thaonguyen

Được xây dựng trên con đường Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội. Văn Miếu Quốc Tử Giám gắn trên mình một câu chuyện về lịch sử hình thành đầy thú vị.

Vào năm 1070, dưới thời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu được xây dựng. Lúc này, Văn Miếu được dựng lên để thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối. Ngoài việc thờ các bậc tiên sư, Văn Miếu còn là trường học dành riêng cho hoàng gia. Người học trò đầu tiên tham gia học tập tại ngôi trường này là vua Lý Càn Đức.

văn miếu quốc tử giám hà nội

ảnh: chinh.do0508

Đến 6 năm sau, khi vua Lý Nhân Tông nhận chức. Nhà Vua đã cho lập thêm Quốc Tử Giám nằm ngay bên cạnh Văn Miếu. Chính thức trở thành ngôi trường cho phép các con vua và con các quan trong triều. Sau này, vào năm 1253, thời vua Lê Thánh Tông đã đổi tên thành Quốc học viện. Lúc này, các con dân xuất sắc được phép tham gia học tại ngôi trường danh tiếng này.

Sau thời hậu Lê, khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi, các bia đá được dựng lên, khắc tên các nhân tài đỗ đạt tiến sĩ qua các kỳ thi. Hiện nay, tại Văn Miếu chỉ còn sót lại 82 bia đá được đặt xung quanh hồ Thiên Quang.

Nét đẹp kiến trúc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

văn miếu quốc tử giám hà nội

ảnh: _quynhchuu_

Nằm trong khuôn viên 54331 m2, quần thể di tích Văn miếu Quốc Tử Giám có nhiều lối kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên này là những bức tường bằng gạch. Trải qua nhiều năm tháng lịch sử, văn miếu quốc tử giám có các khu nổi tiếng như Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia đá tiến sĩ, Đại Thành môn và nhà Thái Học.

Toàn bộ kiến trúc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám thuộc kiến trúc thời đầu của Nhà Nguyễn. Quần thể di tích tích này có bố cục khá cân xứng. Kiến trúc này mô phỏng khu văn miếu thờ Khổng Tử ở Trung Quốc. Nhưng quy mô ở Quốc tử Giám đơn giản hơn, mang đậm nét truyền thống của dân tộc.

văn miếu quốc tử giám hà nội

ảnh: toilabonghoa

Phía trước Văn Miếu có một hồ nước lớn có tên Văn Chương. Ở giữa hồ có gò Kim Châu và ngày xưa có lầu để đứng ngắm.

Cổng chính có bốn trụ lớn, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”. Xung quanh là những bức tường được xây cao vững chắc. Cổng Văn Miếu xây theo kiểu Tam Quan, được khắc ba chữ “Văn Miếu Môn” bằng chữ Hán cổ. Phía trong Văn Miếu có 5 khu vực được chia chắn bằng tường cao và có cổng vào riêng.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám

Khu thứ nhất

văn miếu quốc tử giám hà nội

ảnh: arthurliew

Bắt đầu từ cổng chính Văn Miếu Môn, di chuyển đến cổng Đại Trung Môn. Bạn sẽ thấy hai bên có cửa nhỏ có tên là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn. Không gian ở khu này không quá rộng. Nơi đây như một bức tranh quê hương với màu xanh của cây cỏ, màu xanh của nước.

Khu thứ hai

văn miếu quốc tử giám hà nội

ảnh: vintourist

Khu thứ hai từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các. Vào năm 1805, Khuê Văn Các được khởi công xây dựng với lầu vuông tám mái. Công trình này được thiết kế hài hòa, độc đáo. Các đường nét chạm trổ rất tỉ mỉ, tinh vi và sắc sảo. Vào thời xưa, nơi đây được chọn là địa điểm các vua quan ngồi lại họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi đỗ khoa thi hội.

Khu thứ ba

văn miếu quốc tử giám hà nội

ảnh: hhso.11

Khu vực này có hồ nước Thiên Quang.  Hồ nước hình vuông được bao quanh bằng các lan can cao ngang lưng. Hai bên trái phải của hồ là 82 bia tiến  sĩ. Mỗi bên đặt 41 tấm, dựng thẳng đứng thành hình ngang, quay mặt bia về phía hồ nước.

Khu thứ tư

văn miếu quốc tử giám hà nội

ảnh: vintourist

Khu thứ tư được xem là trung tâm của quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nơi đây có Đại Thành Môn khu Điện Thờ. Đại Thành Môn là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công,… và là nơi giảng dạy thời xưa. Phía sau Đại Thành Môn sẽ là khu Điện Thờ. Tòa phía ngoài gọi là Đại Bái Đường và tòa phía trong là Thượng Điện. Hai tòa nhà này nối với nhau bằng một Tiểu Đình hình vuông.

Tòa Đại Bái được dùng để hành lễ trong các kỳ tế tự xuân thu. Nhưng chỉ sử dụng gian chính giữa, các gian còn lại đều để trống. Khu vực này được treo khá nhiều hoành phi câu đối. Khác xa sự ồn ào lúc cúng tế ở Tòa Đại Bái, Thượng Điện có vẻ yên tĩnh, u tịch hơn. Nơi đây được dùng để thờ những vị tổ đạo Nho.

Khu thứ 5

văn miếu quốc tử giám hà nội

ảnh: wikipedia

Khu cuối cùng trong quần thể này là khu Thái Học. Trước đây là khu Khải thánh, nơi thờ bố mẹ Khổng Tử. Ngoài ra, đây là nơi rèn luyện các nhân tài trong triều đại. Nhưng khi Pháp xâm lược, khu vực này bị phá hủy vào năm 1946. Mãi đến năm 2000, khu thái Học mới được xây dựng lại, mang kiến trúc hài hòa, có nét cổ kính giống với các khu phía trước.

Ý nghĩa của Văn Miếu Quốc Tử Giám

văn miếu quốc tử giám hà nội

ảnh: inigo_lonsot

Không chỉ là ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn mang những ý nghĩa đặc biệt. Được ví như ngọn nến chiếu sáng, rực cháy, thắp sáng cho truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Đến đây, bạn như được tiếp thêm động lực, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong học tập, trong hành trình khám phá tri thức của nhân loại.

Bên cạnh sự tích về học tập, nơi đây còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi níu giữ du khách tìm về sự cổ kính, linh thiêng. Ngoài ra, đây là điểm hẹn “xin chữ” của người dân trong ngày lễ tết truyền thống, các kỳ thi quan trọng…

Trải qua quá trình lịch sử thăng trầm, chịu đựng những biến cố của lịch sử. Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn đứng vững, vững là biểu tượng về nét đẹp tinh hoa của giáo dục, của dân tộc Việt Nam. Hãy chọn du lịch Hà Nội để trải nghiệm những nét đẹp lịch sử, những văn hóa ý nghĩa tại vùng đất thủ đô các bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Linh Linh

5/5 - (2 bình chọn)