Nhắc đến Lạng Sơn ( xứ Lạng) chắc nhiều du khách sẽ nghĩ tới ngay Mẫu Sơn, nơi đã thu hút rất nhiều du khách mọi nơi đến du lịch vì đây là nơi thường xuất hiện băng tuyết. Lạng Sơn – Nơi dòng sông chảy ngược là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Tuy nhiên mảnh đất này còn ẩn chứa trong nó rất nhiều di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh mà không hẳn các du khách ai cũng biết hết.

mẫu-sơn

Đền Kỳ Cùng

Đền này được coi là chốn linh thiêng, lịch sử của Đền gắn liền với truyện kể về quan lớn Tuần Tranh được nhà Trần cử lên trấn thủ tại Lạng Sơn, trong thời gian ở đây ông chỉ huy đánh giặc bị thua, quân lính thiệt mạng nhiều và ông còn bị vu cáo tội dâm ô nên ông đành nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự tử để chứng minh mình trong sạch. Xem thêm: Khám phá 10 điểm du lịch nổi tiếng ở Sapa

đền-kỳ-cùng

Do tấm lòng trong sạch nên ông được thần linh hóa thành đôi rắn làm vị thần sông ngư tại đền Kỳ Cùng. Nỗi oan khúc của ông được một vị tướng nhà Lê chứng minh và hóa giải. Do đó mới có ngày lễ hội đền Kỳ Cùng từ ngày 22 đến 27 tháng giêng âm lịch. Bến đá Kỳ Cùng ở trong đền là một trong tám cảnh đẹp của Lạng Sơn được ghi trong “ Trấn doanh bát cảnh”.

Động Nhị Thanh – Chùa Tam Giáo

động-tam-thanh

Được tôn tạo và khám phá khi Ngô Thì Sĩ làm quan đốc Trấn Lạng Sơn từ 1777 – 1780. Trong thời gian ngao du sơn thủy trong vùng, ông đã phát hiện ra động Nhị Thanh và cho xây dựng chùa Tam Giáo. Tại đây, người xưa đã khắc chân dung Ngô Thì Sĩ trên hốc đá trong tư thế Kiết Gìa ngồi dựa vào vách đá. Bức tranh chạm khắc chân dung có giá trị nghệ thuật độc đáo mà không làm mất đi vẻ mềm mại.

động-nhị-thanh

Bên phải động Nhị Thanh là chùa Tam Giáo, chùa còn là loại hình kiến trúc đặc biệt: không có mái, không có nhà, bàn thờ được đặt trong hốc đá và hang làm cho ta cảm nhận được sự linh thiêng của ngôi chùa này. Bên trái của chùa Tam Giáo là đường vào động Nhị Thanh và suối Ngọc Tuyền trong vắt tạo nên cảnh nên thơ, sơn thủy hữu tình.

Động Tam Thanh – chùa Tam Thanh

chùa-tam-thanh

Chùa Tam Thanh ( chùa Thanh Thiền) nổi tiếng với những giá trị văn hóa nghệ thuật của di tích như hệ thống bia Ma Nhai, Trùng tu Thanh Thiền Động. Chùa được bố trí trong hang đá không có kiểu kiến trúc như các chùa khác. Chùa còn lưu giữ bức phù điêu Adiđà được tạc theo thế đứng vào vách đá. Phía ngoài cửa động Tam Thanh giờ vẫn còn nhà sàn, cối giã gạo và môi hình con nước là những đặc trưng của dân tộc Tày Lạng Sơn.

Chợ Đông Kinh Và chợ đêm Kỳ Lừa

chợ-đông-kinh

Đây là địa điểm được nhiều du khách chọn khi đến Lạng Sơn. Chợ Đông Kinh vốn là nơi trao đổi thương mại của hai nước Việt – Trung và là trung tâm mua bán lớn nhất Lạng Sơn.

chợ-đêm-kỳ-lừa

Chợ đêm Kỳ Lừa mang đậm bản sắc miền biên cương không chỉ là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ kết bạn theo nét văn hóa cổ truyền sống động, sẽ mang đến cho du khách những ấn tượng sâu sắc. Chở mở từ 6h đến 23h với các loại hàng hóa phục vụ khách du lịch.

Núi Tô Thị

núi-tô-thị-lạng-sơn

Truyền thuyết về nàng Tô Thị đã đi sâu vào trong tâm khảm của dân tộc Việt Nam, tạp hóa tự nhiên đã tạo ra hình tượng người mẹ ôm con đứng chờ chồng trên đỉnh núi cao. Đấy là một biểu tưởng đẹp của người phụ nữ Việt Nam về lòng thủy chung son sắt.

Ải Chi Lăng

ải-chi-lăng

Chi lăng thuộc trong lòng chảo phía Nam tỉnh Lạng Sơn, hai đầu ải là những ngọn núi cao vút, bên dưới là dòng sông Thương uốn lượn quanh xóm làng tạo thành địa thế hiểm trở ngăn bước quân thù. Chi Lăng là mảnh đất anh hùng mang trong mình nhiều chiến công lịch sử của các thế hệ trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc

du-lịch-lạng-sơn

Khi đến Lạng Sơn, du khách nên sử dụng xe buýt, taxi để ra chợ và đi tham quan vì nó rất thuận tiện và giá cũng rẻ. Đến Mẫu Sơn, du khách sẽ được thưởng thức những món ngon đặc sản xứ Lạng như: lợn sữa quay, ếch hương, cơm lam, thịt kho lá mắc mật, măng chua,..Du khách cũng có thể mua măng chua ở các chợ Kỳ Lừa, chợ phố Đồng Mỏ về làm quà.

Bạn đã sẵn sàng cho cuộc trải nghiệm mới này chưa? Hãy xách balô lên và đi đến khám phá Việt Nam với mảnh đất đầy lịch sử này các bạn nhé!

Thông Tin Du Lịch – Khám Phá Di Sản

Rate this post