Khamphadisan.com – Là ngôi chùa thuộc hàng cổ nhất tại Long An, chính tại ngôi chùa Tôn Thạnh này nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác ra bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp của người dân Long An.

chua ton thanh can giuoc long an khamphadisan

ảnh: sưu tầm

Là vùng đất đậm nét đặc trưng của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long với những cánh đồng thẳng cánh cò bay và những khu vườn ăn trái trĩu quả được sông Vàm Cỏ Đồng và Vàm Cỏ Tây bồi đắp nên. Có thể nói du lịch Long An là một điểm đến khá lý tưởng nơi đây có một nền văn hóa đã hình thành và phát triển khá lâu đời trên châu thổ sông Cửu Long từ thế kỉ I – VI sau Công Nguyên. Đó là nền văn hóa Óc Eo của Vương quốc Phù Nam.

chua ton thanh can giuoc long an khamphadisan 1

ảnh: sưu tầm

Nếu bạn có dịp đến với mãnh đất Long An thì hãy dành thời gian ghé qua Chùa Tôn Thạnh là một địa điểm đã gắn liền với lịch sử kháng Pháp của của người dân nơi đây, ban đầu chùa có tên là Lan Nhã và đã được thiền sư Viên Ngộ sáng lập vào năm 1808.

chua ton thanh can giuoc long an khamphadisan 2

ảnh: kennguyen179

Chùa Tôn Thạnh nằm trên tuyến đường tỉnh lộ 835, cách trung tâm huyện Cần Giuộc – Long An chừng 3km, nhìn bề ngoài cũng như hầu hết những ngôi chùa bình dị khác. Tuy nhiên ít ai có thể biết được, đây chính là ngôi chùa cổ nhất của Long An và ngay chính tại nơi nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác ra bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp của người dân Long An hào hùng và hoàn thành nốt những chương đoạn cuối cùng của truyện thơ nổi tiếng “Lục Vân Tiên”.

chua ton thanh can giuoc long an khamphadisan 3

ảnh: Báo ảnh Việt Nam

Theo sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” thì Tôn Thạnh là ngôi chùa “rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng”, – là ngôi chùa nổi tiếng nhất đất thành Gia Định ngày xưa. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, ngày nay chùa Tôn Thạnh đã được chỉnh trang, tôn tạo với quần thể kiến trúc bao gồm: tiền điện, chánh điện, nhà giảng đạo, tây lang, đông lang có lợp ngói âm dương rất bề thế.

chua ton thanh can giuoc long an khamphadisan 4

ảnh: Báo ảnh Việt Nam

Hiện nay, chùa Tôn Thạnh vẫn còn lưu giữ những được nét cổ xưa qua hệ thống cột kiểu tứ tượng khu vực chánh điện, các hoành phi câu đối chữ Hán đều sơn son thếp vàng và nhiều pho tượng Phật cổ được làm từ các chất liệu quý hiếm có niên đại từ đầu thế kỷ 19. Ðặc biệt trong đó có pho tượng Bồ Tát Ðịa Tạng được đúc bằng đồng ngay tại chùa.

chua ton thanh can giuoc long an khamphadisan 5

ảnh: Báo ảnh Việt Nam

Tương truyền: “sau khi hoàn thành chùa Tôn Thạnh, đại sư Viên Ngộ đã tiến hành cho đúc tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng đồng để thờ. Nhưng sau nhiều lần đúc mà tượng vẫn bị khiếm khuyết, đại sư đã cắt ngón tay út của mình cho vào nồi đồng đang nóng chảy để tượng được viên mãn. Tượng Bồ Tát Địa Tạng cao 110cm,có tư thế đang ngồi trên mình con thanh sư, tay phải ở tư thế kết ấn, tay trái đặt ngửa ngang ngực, lòng bàn tay chứa hạt minh châu”.

chua ton thanh can giuoc long an khamphadisan 6

ảnh: Báo ảnh Việt Nam

Đến viếng Chùa Tôn Thạnh thăm lại một danh lam của thành Gia Định xưa, dâng một nén hương tưởng niệm vị cao tăng Viên Ngộ và tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ngày nào ở đây để viết nên những áng văn chương đã đi vào tuyệt tác văn học nước nhà, chuyến hành trình của bạn chắc hẳn sẽ rất thú vị và bổ ích.

Chùa Tôn Thạnh đã Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận và xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 27/11/1997.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94

2.9/5 - (16 bình chọn)