Khamphadisan.com.vn– Thành An Thổ nằm ở khu vực hạ lưu sông Cái thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, được xây dựng vào năm 1832 và hoàn thành khoảng 1836, là trung tâm hành chính của chính quyền phong kiến ở Phú Yên. Thành An Thổ được công nhận là Di tích khảo cổ cấp quốc gia vào năm 2005.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, thành An Thổ chỉ còn lại những dấu tích mờ nhạt, những dấu tích trong thành còn lại rất ít ỏi. Phần lớn diện tích thành An Thổ hiện nay là khu dân cư sinh sống, các công  trình và đất canh tác. Thành An Thổ cũng như nhiều đô thị cổ khác, khi không còn giữ vai trò là trung tâm hành chính thì nhanh chóng từ đô thị biến thành một làng quê.

di-tich-thanh-an-tho-phu-yen-khamphadisan

Từ Quốc lộ 1, đường về An Thổ man mác, yên bình trong bóng cây, xen theo những vạt nắng dọc bờ sông Cái. Rêu phong những bức tường, cổng thành, tòa công đường, kỳ đài, trại ngựa, trường bắn, dinh tổng đốc, trại lính… đang được bảo tồn sinh động.

di-tich-thanh-an-tho-phu-yen-khamphadisan

Thành An Thổ là một trong những địa chỉ không thể bỏ qua của du khách khi đến đây với tỉnh Phú Yên, vùng đất của những lễ hội gắn với các chuỗi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã làm nên điểm đến hấp dẫn ở nơi đây.

Đặc biệt, thành An Thổ còn là nơi sinh của cố Tổng Bí Thư đầu tiên Đảng Cộng Sản Việt Nam Trần Phú. Trong thời gian từ năm 1901 – 1906, ông Trần Văn Phổ – thân phụ của đồng chí Trần Phú, được cử vào Phú Yên giữ chức Giáo thụ tại phủ Tuy An. Ông Phổ đã đưa cả gia đình vào sinh sống tại thành An Thổ. Chính nơi đây, đồng chí Trần Phú đã cất tiếng khóc chào đời (ngày 1.5.1904) và gắn bó tuổi thơ đến năm 1907.

di-tich-thanh-an-tho-phu-yen-khamphadisan

Nhận thấy những giá trị lịch sử văn hóa này, năm 2008 Bảo tàng Phú Yên đã tiến hành lập hồ sơ và đã được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lich công nhận Thành An Thổ là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Dự án trùng tu, tôn tạo thành An Thổ được ngành Văn hóa thể thao Phú Yên triển khai từ năm 2009 với số vốn đầu tư lên đến 12 tỷ đồng.

di-tich-thanh-an-tho-phu-yen-khamphadisan

Theo các vị cao niên ở xã An Dân, xung quanh khu vực thành An Thổ vẫn còn lưu dấu sự phát triển của khu vực kinh kỳ xưa. Đó là các làng nghề mộc mỹ nghệ, rèn, làm bánh kẹo… và cảnh buôn bán vẫn luôn sầm uất ở khu vực chợ Thành ngày nay. Khu vực này đang hứa hẹn sự phát triển khi được hoạch định là một trong những địa chỉ quan trọng của tuyến du lịch “Về xứ Nẫu”.

Công trình này hoàn thành là Địa Chỉ Đỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và là một điểm đến của du khách trong hành trình di sản trên vùng đất Phú Yên.

Du lịch Phú Yên từ Huế

Bài viết liên quan:

bigatm

5/5 - (1 bình chọn)