Khamphadisan.com – Trên khắp cõi Việt Nam, đây là thành đất duy nhất mà người Chăm còn để lại với những dấu tích cho phép nhận diện khá rõ vị trí, quy mô, bố cục cũng như vai trò của tòa thành đối với vùng đất có thể là một tiểu quốc của họ, nay thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Di tích kiến trúc Thành Cổ Châu Sa

Di tích kiến trúc Thành Cổ Châu Sa – ảnh: TCDL

Châu Sa hay còn có tên khác là thành Hời do người Chăm Pa xây dựng, tọa lạc tại khu vực hạ lưu, tả ngạn của dòng sông Trà Khúc, thuộc huyện Sơn Tịnh – tỉnh Quảng Ngãi. Thành cổ Châu Sa nằm cách TP.Quảng Ngãi 7km về phía đông bắc, cạnh tuyến QL.24B, phía nam giáp sông Trà Khúc, phía bắc giáp với sông Hàm Giang, phía đông giáp cánh đồng Dinh và phía tây giáp núi Bàn Cờ.

Thành cổ Châu Sa

ảnh: sưu tầm

Tiểu quốc này nằm về mạn nam tiểu quốc Amaravati (nay thuộc vùng đất Quảng Nam) và cùng thần phục vương triều (mandala) Indrapura. Tại đây, sông Trà Khúc, cửa Đại Cổ Lũy, thành Châu Sa, tháp Chánh Lộ chính là những công trình thiên nhiên và nhân tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng, thích ứng với hệ thống trao đổi ven sông.

Thành cổ Châu Sa

ảnh: sưu tầm

Nếu như Ðồng Dương – Quảng Nam được xem là Kinh đô của người Chăm từ  thế kỷ thứ 9 – 10 thì thành cổ Châu Sa lại là thành lũy kiên cố và cũng là “trung tâm kinh tế” ở vùng phía nam. Thành Châu Sa gồm có 2 lớp thành chính: thành nội và thành ngoại. Thành nội có hình chữ nhật, được đắp bằng đất, cạnh dài nằm theo hướng bắc – nam.  Hiện dấu tích này chỉ còn 3km, bờ tường thành rộng 4m, chiều cao 6m và chu vi chừng 4km được đắp bằng đất. Theo như các nhà nghiên cứu, Châu Sa là thành bằng đất duy nhất của người Chăm đã tìm thấy được.

thanh co chau sa khamphadisan 4

ảnh: sưu tầm

Thành cổ Châu Sa là địa điểm có nhiều ưu thế về phòng thủ nên đã được các nhà quân sự chọn làm điểm xây thành. Nơi đây vẫn còn sót lại những hào thành có hình bàn cờ nổi với Cổ Lũy vốn là tiền đồn của người Chăm. Ở gọng thành phía đông ngày xưa vốn là nơi sản xuất gốm qua những cuộc khai quật người ta đã tìm thấy ở đây nhiều loại gốm với chủng loại văn hoá khác nhau. Ở vùng của biển Sa Kỳ và bến sông Vực Hồng vùng Thu Xà cũng tìm được những mảnh gốm có cùng niên đại với Châu Sa. Ðiều đó đã nói lên sự giao thương mở rộng giữa thành cổ với khu vực phụ cận qua mạng lưới đường thuỷ.

Thành Châu Sa do vương quốc Chăm xây dựng, là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa của một địa khu có thể là một tiểu quốc mà sử cũ thường gọi là Chiêm Lũy động hoặc Cổ Lũy động, nay thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tòa thành này “không chỉ thu hút sự quan tâm của các quân vương vương triều Indrapura mà còn là một trong những địa điểm quan trọng thông thương với các nước trong khu vực từ những thế kỷ 9 – 10 ”.

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, từ nửa cuối thế kỷ 15, thành cổ Châu Sa đã thuộc về triều đình phong kiến Đại Việt ở phía bắc và được dùng làm thủ phủ của các cơ quan cai quản đạo Thừa tuyên Quảng Nam, trong đó có phủ Tư Nghĩa, nay là vùng đất tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày nay, di tích thành cổ Châu Sa đã được Bộ VH – TT – DL công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, vào 25/1/1994.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94 (Tổng hợp – biên tập)

5/5 - (1 bình chọn)