Khamphadisan.com – Cách thành phố du lịch Đà Nẵng chừng 70km và cách phố cổ Hội An 40km Thánh địa Mỹ Sơn là một khu thánh địa có niên đại lâu đời nhất tại Việt Nam. Thánh địa Mỹ Sơn được bắt xây dựng từ thế kỷ 4 – thế kỷ 12 trải qua nhiều thời đại vua của vương triều Chăm Pa.
Thánh địa Mỹ Sơn nằm tại địa phận của xã Duy Phú – huyện Duy Xuyên – Quảng Nam, tọa lạc trong thung lũng có diện tích khoảng 2 km, bao bọc xung quanh là đồi núi. Nơi đây gồm có 70 công trình đền tháp và được chia thành nhiều cụm và xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Đây là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương triều Chăm Pa cổ thời xưa.
Thánh địa Mỹ Sơn từng là nơi diễn ra các buổi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa và nơi này cũng là lăng mộ của các vị vua Chăm pa và các hoàng thân, quốc thích.
Nơi đây được xem như là một thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa khi xưa. Mỗi vị vua sau khi lđăng cơ đều đến thánh địa Mỹ Sơn để làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ cho mình. Qua Mỹ Sơn là sẽ với đến kinh đô Trà Kiệu.
Về mặt kiến trúc các đền tháp và khu lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên nghệ thuật và lối kiến trúc qua sự bố cục tổng thể thì đền tháp lại mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ.
Khu thánh địa gồm có nhiều cụm tháp đều được bố cục mỗi cụm tháp đều có một tháp chính nằm ở giữa và có nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, là biểu tượng của đỉnh Meru thần Thánh, là nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường được quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời.
Nơi đây là điểm duy nhất của lối nghệ thuật Chăm có một quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 – thế kỷ 13. Kéo dài những năm 700, vua Sambhuvarman xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, đến nay vẫn còn tồn tại.
Vào năm 1885, khu di tích Mỹ Sơn đã được phát hiện bởi một toán lính Pháp. Năm 1898 – 1899, hai nhà nghiên cứu người Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến đây tiến hành nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm.
Những khu đền chính ở Mỹ Sơn thường thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – là đấng bảo hộ của các dòng vua Chăm Pa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn thường là Bhadrésvara – người đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với thần Siva, đã trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.
Với những giá trị giàu tính lịch sử mà Thánh địa Mỹ Sơn đã mang lại, vào 12/1999, nơi đây chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Hiện nay khu thánh địa Mỹ Sơn mở cửa tham quan cho cả du khách trong và ngoài nước đến để khám phá, tìm hiểu về công trình cổ này đây là một trong những điểm nằm trên tuyến du lịch Con Đường Di Sản hấp dẫn của các tỉnh miền Trung.
Có thể bạn quan tâm:
- Đến Quảng Nam khám phá vẽ đẹp ký bí của Hang Dơi Tiên An
- Khám phá thác G’răng – nàng tiên ngủ quên giữa đại ngàn
- Khám phá Mỹ Sơn – dấu vết của người Chăm Pa còn sót lại
binhqb94 (Tổng hợp)