Khamphadisan.com – Có niên đại từ thế kỷ 9, Tháp Vĩnh Hưng là điểm du lịch Bạc Liêu rất đáng để đến tham quan. Đây là di tích kiến trúc cổ của người Khmer Nam bộ, dấu vết của một khu dân cư đã tồn tại và phát triển ở vùng đất này từ nhiều thế kỉ trước.

thap co vinh hung khamphadisan

Cách trung tâm Tp.Bạc Liêu chừng 20 km, tháp cổ Vĩnh Hưng nằm tại xã Vĩnh Hưng A – huyện Vĩnh Lợi là di tích kiến trúc cổ duy nhất còn sót lại và được bảo tồn ở miền Tây có giá trị to lớn về mặt nghệ thuât văn hoá đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1992. Tháp này đã được phát hiện vào năm 1911 bỏiw một nhà khảo cổ người Pháp.

thap co vinh hung khamphadisan 1

Trên tấm bia tìm thấy trong ngôi chùa nằm cạnh tháp có khắc những dòng chữ Phạn có ghi rõ là vào thời Vua Yacovar-Man một vị vua người Khmer, vào khoảng năm 892 sau Công nguyên. Du phải trải qua biết bao thăng trầm nhưng ngôi tháp cổ này vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ đặc trưng của con người ở vùng đất này.

Tháp cổ Vĩnh Hưng có kiểu cấu trúc khá đơn giản, với bình diện hình chữ nhật cùng với các lớp tường bao quanh dày, nóc tháp cao và được uốn thành vòm có một cửa quay về hướng Tây. Chiều cao của tháp khoảng 8,2m, do một phần của đỉnh đã bị hư hại, hai bên cạnh chân tháp rộng 5,6m và 6,9m.

thap co vinh hung khamphadisan 2

Điều gì đã làm cho một ngôi tháp cổ đã trải qua khoảng thời gian dài thăng trầm của thời gian những vẫn vững chãi đến hiện tại? Đó là một kĩ thuật xây dựng rất đặc biệt của người Khmer cổ, toàn bộ tháp đều được xây bằng gạch và được gắn kết rất khít và hầu như không thấy được dấu vết của những kẻ hở.

Đi vào phía bên trong tháp bạn sẽ ta thấy một bàn tay của tượng thần đúc bằng đồng, một phần thân dưới của tượng nữ thần được tạc bằng đá xanh, tượng nữ thần Brahma với mặt bằng đồng, đầu tượng Phật bằng đồng… và nhiều vật thờ khác.

thap co vinh hung khamphadisan 3

Trải qua nhiều đợt khảo sát trong khu vực của tháp các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều mảnh gốm có nguồn góc từ nền văn hóa Óc Eo, nhiều tượng đồng có giá trị. Vào cuộc khai quật năm 2002, các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện ra nhiều tấm ngói vẫn còn giữ nguyên vẹn hoa văn, nhiều tượng đồng đặc biệt quý hiếm, một điểm đặc biệt là những phát hiện này trước đây chưa từng thấy ở đâu và cũng như chưa có một sách nào nói về những tượng cổ này.

Vào cuối năm 2011 việc khai quật được thực hiện thêm một lần nữa tại khu đất trước tháp, và đã phát hiện thêm một số cổ vật quý như: hai di vật bằng đá, một di vật bằng đồng độc bản nằm độ sâu gần 2 m. Ngoài ra còn phát hiện thêm một sàn gạch rộng khoảng 25m2.

thap co vinh hung khamphadisan 4

Các nhà khảo cổ đều đưa ra nhận định rằng tháp Vĩnh Hưng không phải là một di tích đơn lập mà cùng với di tích này còn có những di tích khác nhau thuộc dạng cư trú, sinh hoạt phân được bổ ở nhiều nơi trong vùng Vĩnh Hưng. Tuy nhiên, những di tích ấy trải qua chiều của lịch sử đã trở thành phế tích, là nơi từng ghi lại dấu vết của một khu cư dân khá lớn có nền văn hóa phát triển, tồn tại từ cách nay nhiều thế kỷ. Hiện này, chỉ có tháp Vĩnh Hưng còn được bảo tồn được khá nguyên vẹn cho đến nay.

thap co vinh hung khamphadisan 5

Ngày nay, tháp cổ Vĩnh Hưng đã được tôn tạo, trùng tu cùng với việc cho xây dựng những phòng trưng bày các hiện vật khai quật được cũng như các tư liệu có liên quan đến tháp cổ này. Chính điều này đã thu hút nhiều du khách đến với tháp cổ Vĩnh Hưng, tìm về tháp cổ để hiểu hơn về một thời vàng son của một nền văn hoá Óc Eo nổi tiếng.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94 (Tổng hợp – biên tập)

Ảnh: zing.vn

4/5 - (4 bình chọn)