Không chỉ nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên. Đắk Lắk còn nổi tiếng những món ăn mang đậm nét truyền thống của người dân nơi này.

1. Gà nướng Bản Đôn

am thuc dak lak

Để làm ra được những món gà nướng ngon, người dân Bản Đôn phải có mẹo nuôi gà và có cách làm món gà nướng riêng. Đầu tiên, gà phải là loại gà thả vườn hay còn gọi là (gà chạy bộ) chính hiệu. Nơi này đất rộng, nên gà nuôi ở đây thường được thả tự do kiếm thức ăn, thức ăn chính là những côn trùng, cỏ non và lúa rẫy.

Gà để làm món nướng là loại gà tơ mới lớn, khoảng chừng hơn 1 kg. Gà làm xong, để nguyên con, có thể dần con gà vào vĩ để nướng hoặc xiêng một que trẻ rồi ướp muối ớt, sả và một ít mật ong rừng.

2. Cá Bống thác kho riềng

am thuc dak lak 1

Đây là một món ăn mang tính truyền thống của những đồng bào dân tộc tại Đắk Lắk. Cá bống nơi này sống ngay trong những dòng thác đổ. Loại cá bống này chỉ thích nghi với môi trường nước đổ từ cao xuống, cá có thân hình bé và trắng, thân tròn săn chắc.

Khi cá còn tươi vẫn còn nhảy, được xả cho sạch nhớt trên mình, và được bỏ vào ít muối ướp cho cá cứng lại, sau đó lấy riềng rửa sạch băm nhỏ. Người ta bắc chảo cho nóng qua và cho vào đó ít dầu ăn đun sôi lên, cho cá vào chảo chiên vàng, đổ riềng đã chuẩn bị từ trước. Hương vị của riềng, cá bốc lên thơm ngào ngạt, đợi đến khi cho riềng và cá quyện vào nhau, lúc này cho mắm muối và các gia vị: hỗn hợp: hành, ơt, tiêu, đường và bột ngọt vào và trình bày ra đĩa và thưởng thức.

3. Lẩu rau rừng

am thuc dak lak 2

Gọi là lẩu nhưng lại giống món canh hơn, từ 10 loại lá rừng được chọn nấu cùng tôm khô hoặc các loại thịt. Món lẩu này được chế biến đầu tiên bởi người dân tộc Ê Đê khi phải đối diện với cuộc sống khó khăn. Để có được thức ăn hàng ngày, họ phải vào rừng để tìm kiếm và hái những loại lá khác nhau đem về nấu canh. Trải qua một khoảng thời gian, “lẩu” lá rừng này đã trở thành món đặc sản của người dân bản địa và rất có sức hút thu vị với du khách.

4. Thịt Nai

am thuc dak lak 3

Thịt nai là món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk. Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non.

Thịt nai có thể chế biến thành nhiều món: nai nướng, nai xào lăn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất.

5. Lẩu cá Lăng

am thuc dak lak 4

Dòng Sêrêpôk ngoài sự hoang dã, hùng vĩ và mãnh liệt ấy đã được thiên nhiên ban tặng cho một món quà đó là loại cá lăng rắn chắc, thịt vô cùng thơm ngon. Loại cá này có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, nhưng ấn tượng nhất trong đó vẫn là món lẩu cá lăng với hương vị mang đậm chất Tây Nguyên. Lẩu cá Lăng là món ăn ngon miệng và có tác dụng giải nhiệt tốt trong những ngày nắng.

6. Măng Le

am thuc dak lak 5

Cây le ở Tây Nguyên thuộc họ nhà tre nứa khá điển hình trên vùng đất Đại Ngàn. Măng le là từ phần ngọn của cây măng dùng tươi hoặc có thể cắt lát phơi khô, măng le thuộc loại ngon nhất trong những loài măng như măng tre, măng trúc… nhờ tính đặc ruột của nó có vị ngọt, bùi, không đắng chát như các loại khác…

Với món măng le tươi người ta có thể chế biến nhiều món đơn giản rất ngon như: món gỏi măng trộn, măng le nấu thịt vịt, măng le hầm với giò heo hay măng le xào gan đều rất ngon. Ai đã một lần được thưởng thức sẽ không quên được những hương vị này.

7. Cơm Lam

am thuc dak lak 6

Là món ăn nổi tiếng của người dân đồng bào ở bản Đôn. Món cơm Lam được coi là món ăn đặc trưng nhất của núi rừng Tây Nguyên bởi chắt lọc từ những vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của tre nứa. Món ăn này được xuất phát từ những chuyến đi làm rẫy, đi rừng dài ngày của người đàn ông Tây Nguyên khi xưa.

Khi thưởng thức chúng ta chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài, cắt từng khúc và bạn đã có món cơm lam dẻo, thơm hấp dẫn. Đồng bào Tây Nguyên thường dùng cơm lam với muối vừng hoặc thịt gà, thịt lợn rừng nướng. Nước suối trong vắt của núi rừng cùng với vị ngọt của ống nứa nơi đầu non đầu non đã tạo nên món cơm lam có hương vị đặc biệt, làm say lòng bất cứ ai nếu đã từng thưởng thức.

8. Cà Đắng

am thuc dak lak 8

Là một loại cà dại mọc nhiều trên nương rẫy, trong rừng hoặc hai bên đường, bây giờ đã được người dân khu vực Tây Nguyên trồng trong vườn nhà của mình, loại này ra quả quanh năm, trái cà dài, to hơn loại cà pháo của người Kinh có gai, thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong những bữa cơm hàng ngày của người dân tộc Ê Đê thường được cùng với cá tươi, tép khô, cá khô, thịt rừng. Ngoài ra người Ê Đê còn ăn cà đắng sống, bằng cách giã nát cà rồi sau đó cho thêm gia vị hỗn hợp: ớt, bột ngọt, muối, lá é, lá và củ nén vào.

Có thể bạn quan tâm:

Thanh Bình – Khám Phá Di Sản

( Tổng hợp )

Rate this post