Khamphadisan.com – Đến Thăng Long, đến với thủ đô nghìn năm văn hiến để thấu hiểu những giá trị mà Tứ đại trấn để lại. Mang ý nghĩa, tầm vóc của mảnh đất kinh kỳ – Thăng Long Tứ Trấn sẽ là điểm dừng chân thú vị cho những ai yêu thích du lịch tâm linh, muốn lắng nghe những truyền thuyết xưa cũ đầy bí ẩn.
Sau đây hãy cùng Khám Phá Di Sản khám phá những nét đặc biệt và những kiến trúc độc đáo của Tứ đại trấn chốn kinh kỳ các bạn nhé!
1. Đền Bạch Mã
Nằm ở số nhà 76 phố hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Ngôi đền là nơi thờ thần Long Đỗ, vị thần bảo hộ trấn giữ hướng Đông của Kinh Thành. Vị thần này rất linh thiêng và được chúng dân thời xưa sùng bái, kính phục.
Ở đây, có một truyền thuyết kể lại rất thú vị. Vào thời vua Lý Công Uẩn chọn Thăng Long là nơi định đô của mình. Ông cho xây thành nhưng cứ bị sạt lở. Không hiểu lý do thế nào, nhà vua này tìm đến ngôi Đền để cầu may mắn.
Vào một buổi sáng, chợt một con ngựa trắng xuất hiện từ trong đền đi ra.Vị ngựa trắng ấy cứ chạy quanh khu vực xây dựng thành, chạy đến đâu dấu chân in sâu tới đó. Xong một vòng quanh thành, ngựa trắng trở lại Đền và biến mất. Vua Lý cứ xây thành theo dấu chân để lại. Thế là thành kiên cố, không bị sạt lở như trước nữa. Khi xây xong thành, Vua phong thần Long Đỗ làm thành Hoàng bảo vệ Thăng Long. Kể từ đó, Ngựa trắng là biểu tượng thiêng liêng của ngôi Đền.
Với diện tích 500m2, Đền Bạch Mã là nơi lưu giữ 15 tấm bia ghi lại sự tích đền và thần, các nghi lễ thờ cúng và các lần tu sửa. Lối kiến trúc xưa cổ của thời Trần, Lê vẫn còn đọng lại và thu hút khách du lịch.
Vào ngày 12,13 tháng 2 âm lịch, diễn ra Hội đền Bạch Mã. Đây là lễ hội diễn ra hằng năm với mục đích cầu may mắn trong cuộc sống.
2. Đền Voi Phục
Nằm tọa lạc ở phía tây kinh thành Thăng Long cũ, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền Voi Phục còn có những tên gọi khác như Thủ Lệ hay Linh Lang. Nơi đây, thờ thần Linh Lang Đại Vương. Cái tên Linh Lang chắc cũng bắt nguồn từ đó.
Truyền thuyết kể rằng: Thần là con của Thủy cung xuống đầu thai làm con của phi tầng thứ bảy của vua Lý Thái Tông. Được nhà vua yêu quý đặt cho cái tên Linh Lang. Lúc còn nhỏ, đất nước đang có giặc chiếm đánh, Linh Lang vươn mình trở thành dũng sĩ cưỡi voi đánh tan quân xâm lược. Nhưng không may, hoàng tử lâm bệnh nặng sau chiến thắng đó. Sau đó, biến thành con giao long, trườn xuống hồ và biến mất. từ đó, nhà Vua cho người lập đền thờ, phong là “Thượng đẳng thần”.
Ngôi đền được xây dựng vào năm 1065, đời vua Lý Thánh Tông. Cái tên Voi Phục xuất hiện là do có xây hai vị voi quỳ phía trước cửa đền.
Đến đầu năm 1994, người dân Thủ Lệ cùng nhau quyên góp đúc quả chuông trong Đền. Quả chuông cao 93cm, miệng kính 70cm. Thân chuông được chia làm 4 múi, mỗi múi là hai hàng chữ “Tây trấn thượng đẳng” được đúc nổi bằng chữ hán.
Lễ hội đền Voi Phục được tổ chức hằng năm. Cứ vào ngày 9 đến 11 tháng 2 âm lịch, người dân Thủ Lệ kéo nhau đến để thắp nhan, cầu nguyện may mắn.
3. Đền Kim Liên
Đền Kim Liên còn có những tên khác gắn liền với địa danh và thờ cúng nơi đây. Ngôi đền này thờ thần Cao Sơn nên có nhiều người gọi đây là đền Cao Sơn. Nằm ở phường Kim Hoa cũ nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
Tương truyền, vị thần Cao Sơn đã có nhiều công lớn. Giúp nhà vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. Ngoài ra, còn có công giúp Sơn Tinh đánh bại được Thủy Tinh trong cuộc chiến giành công chúa Mị Nương. Chính vì thế, nhà vua đã cho xây dựng đền, dựng bia để thờ phụng.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử Việt Nam, ngôi đền đã không còn nguyên vẹn như trước. Toàn bộ nhà Bái đường bị tàn phá nghiêm trọng. Vào năm 2000, ngôi đền đã được tôn tạo lại như ngày nay.
Ngôi đền được xây dựng trên gò đất cao, muốn lên Đền phải qua chín bậc gạch. Tam quan xây theo kiểu tường hồi bít dốc. Bốn góc tường là bốn cột trụ để đỡ mái. Các con rường chạm nổi theo hình mây cuốn, chạm lộng nhiều lớp rất đẹp mắt.
Di sản quý báu thời xưa còn sót lại là tấm bia đá đồ sộ. Tấm bia đá có tên là “Cao Sơn Đại vương Thần Từ Bi Minh”. Cao 2,34m, rộng 1,57m và dày 0,22m. Tấm bia là nơi ghi chép về thần tích và bài minh ca ngợi Thần do Lê Tung soạn vào năm Canh Ngọ.
Đền là nơi lưu giữ được 39 đạo sắc phong về thần và các câu đối. Vào ngày 16/3 âm lịch, lễ hội đền Kim Liên diễn ra. Ngôi đền này được xếp hạng danh mục di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
4. Đền Quán Thánh
Nằm ở ngã tư giao đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Ngôi đền này thờ Huyền Thiên Trấn Vũ.
Truyền thuyết kể rằng : Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thần cai quản phương Bắc, chuyên giúp dân trừ tà ma, yêu quái. Vị thần này đã trừ rùa thành tinh, trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ hay giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa…Đến thời Lê, mỗi khi hạn hán xảy ra, các vua thường đến đây để cầu mưa xuống giúp dân làng.
Đền Quán Thánh tọa lạc ở địa thế vô cùng đẹp. Trong đền, có một bức tượng đồng Trấn Vũ uy nghi nặng 4 tấn. Tượng đồng cao khoảng 3,96m, chu vi 8m. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình độc đáo, đánh dấu bước ngoặt lớn trong kỹ thuật đúc đồng của Việt Nam cách đây nhiều thế kỷ.
Phía trong đền còn có một quả chuông đồng. Mỗi lần đánh chuông, tiếng ngân của nó làm bao người thổn thức. Người dân Việt Nam đã có câu nói nổi tiếng : “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”. Câu nói như lời nhắc nhở, lời cảm thán cho những người đến sau.
Ngôi đền tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch hằng năm. Vào ngày 28/4/1962, Đền Quán Thánh được xếp vào danh mục di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Nếu bạn đang tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, muốn biết thêm về các vị thần ngày xưa thì đừng bỏ qua Hà Nội các bạn nhé. Đến để đáp ứng nhu cầu, đến để tận mắt chứng kiến và tận tai nghe các truyền thuyết thú vị thời xưa.
Có thể bạn quan tâm:
- Top những tọa độ đưa nhau đi trốn nóng cho team Hà Thành
- Giáng sinh này dắt “gấu” đi đâu chơi tại Hà Nội ?
- Tìm hiểu về làng nghề dệt truyền thống ở Phùng Xá
Linh Linh