Khamphadisan.com – Là một trong ba ngôi Quốc tự dưới thời nhà Nguyễn còn lại cho đến ngày nay tại mãnh đất Cố đô. Theo dòng thời gian của lịch sử đã lấy đã đi không ít vẻ hoành tráng vốn có của mình nhưng vị trí và vai trò của chùa Diệu Đế vẫn không hề bị thay đổi.

chua dieu de khamphadisan

ảnh:anhvuad

Đầu thế kỷ thứ 19, ở vùng phía Đông của kinh thành Huế có một khu vườn rất đẹp và nổi tiếng, với cảnh sắc thơ mộng, các kiến trúc đan xen với thiên nhiên đã làm cho nơi này thật hữu tình. Vườn thuộc ấp Xuân Lộ – làng Du Ninh, từng là nơi Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng, đã ra đời vào năm Đinh Mão (1807). Sau này đã lên ngôi và lấy niên hiệu là Thiệu Trị.

chua dieu de khamphadisan 1

ảnh:frelster

Ngay sau khi lên ngôi, năm 1844 nhà vua Thiệu Trị đã cho tu sữa nơi này thành một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế Tự và sắc phong làm Quốc tự chùa trở thành trở một danh lam của đất kinh kỳ. Sở dĩ ngôi chùa có tên là Diệu Đế là vì nhà Vua muốn vừa làm nơi bảo vệ cho kinh thành Huế vừa là nơi trấn tĩnh những mãnh đời lầm đường lạc lối trở về với điều thiện.

chua dieu de khamphadisan 2

ảnh:mycafetime

Chùa Diệu Đế có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật Giáo ở Huế. Hiện nay, khuôn viên của chùa nằm gọn giữa bốn con đường: phía trước là đường Bạch Ðằng chạy dọc theo một nhánh nhỏ của sông Hương, phía sau là đường Tô Hiến Thành gần với chùa Diệu Hỷ, bên trái là con đường mang tên chùa Diệu Đế và bên phải là đường chùa Ông.

Khi xưa chùa Diệu Đế có kiến trúc rất khác so với bây giờ. Cảnh chùa thời bầy giờ rất huy hoàng tráng lệ, trong chùa còn có một bảo tháp được làm bằng ngà cao chừng 1m đặt trước chính điện nhưng đến năm 1968 thì bị bom đạn chiến tranh phá hủy mất.

chua dieu de khamphadisan 4

ảnh: sưu tầm

Nơi này từng là tiềm để (là nơi ở của vua lúc chưa lên ngôi) nên kiến trúc của chùa không giống với bất kì ngôi chùa nào lúc bấy giờ. Chùa có nhiều lớp tường bao bọc, phía ngoài có nhiều trụ biểu đánh dấu chùa. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử như: sự kiện kinh đô Phú Xuân thất thủ năm 1882 và năm 1885 chùa Giác Hoàng trong kinh thành bị triệt bỏ thì chùa Diệu Đế cùng chung số phận đó, hầu như các kiến trúc trong chùa điều bị phá hủy.

chua dieu de khamphadisan 5

ảnh: kienthuc.net.vn

Chùa Diệu Đế cũng trải qua nhiều đợt trùng tu vào các năm 1910 vua Duy Tân, đã cho kiến thiết lại hoàn toàn ngôi chùa khong còn vách ngăn giữa các khu vực, không còn các trụ biểu, trước kia có ba bến thuyền hiện nay chỉ có một. Đến năm 1950 chùa lại được đại trùng tu dưới sự giúp đỡ của các phật tử đại tu chùa, đồ án hai nhà lôi gia đã bị phá bỏ các bộ tượng Kim Cương được đem vào thờ hai bên tả hữu trong điện Đại Hùng, còn hai nhà lôi gia thì xây mặt quây ra cổng chùa. Điện Đại Giác thì được xây dựng lại với tiền đường, bên trái đặt cái chuông lớn, còn bên phải thì đặt trống nhưng hiện nay không còn.

chua dieu de khamphadisan 3

ảnh: sưu tầm

Hiện nay trong chùa chính giữa còn có các tượng Tam Thế với sắc vàng cháy của nước vàng thếp ngày xưa còn lại. Và có một pho tượng của ngài A-Nan, một tượng của ngài Ca-Diếp, và đặc biệt là pho tượng Chuẩn Đề có nhiều tay rất mỹ thuật. Phía trái có ba tượng Phật, ba tượng Thánh, phía phải còn có năm tượng Phật, tượng Đức Di-Lặc thờ ở giữa. Sát vách bên trái còn có khám thờ vua Thiệu Trị và một vài công chúa, hoàng tử con vua, phía phải còn có khám thờ chư linh.

chua dieu de khamphadisan 6

ảnh: mapio.net

Mặc dù trải qua nhiều cột mốc thăng trầm của lịch sử, từng có lúc huy hoàng, cũng từng suy vong theo thời thế, những chùa Diệu Đến vẫn đứng vững với thời gian, vân là nơi lui tới của những người con Phật tử của xứ Huế. Ngày nay, chùa mặc dù chưa lấy lại được vẽ hùy hoàng giống ngày xưa nhưng cũng xứng đáng là một điểm đến để tham quan, tìm hiểu tại mãnh đất Cố đô.

Nội dung chính

    Có thể bạn quan tâm:

    binhqb94

    5/5 - (3 bình chọn)