Trên mãnh đất hình chữ “S”, chưa có một vùng đất nào trên đất nước ta lại có một mật độ Chùa chiền cao như Huế. Hiện tại Huế có trên 300 trăm ngôi Chùa lớn nhỏ trong đó trên 100 chùa cổ, hầu hết vẫn giữ được nét cổ kính, nguy nga của kiến trúc Á Đông và Việt Nam. Có sự đóng góp công sức của triều đình, tầng lớp quý tộc, nhưng cũng không ít ngôi Chùa mộc mạc gắn với làng quê của dân gian. Nếu bạn đến du lịch Huế mà bỏ sót những điểm du lịch tâm linh đặc sắc này thì thật lãng phí, nhiều chùa ở Huế đã đi vào lịch sử Huế, gắn liền với nhiều sự tích, nhiều câu chuyện ly kỳ hấp dẫn. 

Ngay sau đây các bạn hãy cùng Khamphadisan.com.vn Top 5 ngồi chùa nổi tiếng tại Huế nhé !

#1 Chùa Thiên Mụ ( Linh Mụ )

top-5-chua-o-hue

Chùa Thiên Mụ tọa lạc trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương cách trung tâm thành phố 5km về phía tây, bây giờ thuộc địa phận xã Hương Long. Chùa Thiên Mụ cùng với chùa Sùng Hoá là hai ngôi chùa cổ có tiếng tăm đã được Dương Văn An mô tả như một “cảnh non bồng nước nhược” trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1555. Sau này Nguyễn Hoàng nhân lúc du hành về phương nam mới nghe dân kể về truyền thuyết về long mạch bị tướng Cao Biền, cũng là một thầy địa lý thời Đường, cắt đứt để yểm không để cho nước Nam hưng vượng, nhưng có một bà già áo đỏ thường hiện ra trên đồi này và báo trước với dân sẽ có quốc chúa bồi đắp mạch núi, cầu thỉnh linh khí trở về. Chúa Nguyễn bèn cho dựng trên nền chùa cổ một ngôi chùa mới vào năm 1601 và đích thân đề ba chữ Thiên Mụ Tự. Năm 1665 chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu.

top-5-chua-o-hue 1Đại Hồng Chung

top-5-chua-o-hue 4Nhà Bia

Năm 1695 chúa  Nguyễn Phúc Chu thỉnh Hoà Thượng Thạch Liêm ở Quảng Đông sang hoằng pháp và trở lại đây. Năm 1710 chúa cho đúc Đại Hồng Chung cao 2,50m, nặng trên 2000kg và viết bài ký để khắc vào chuông. Năm 1714 lại sai Chưởng Cơ Tống Đức Đại trông coi việc trùng tu, xây dựng thêm nhiều công trình. Chúa có viết bài ký khắc vào văn bia (1715). Chuông và văn bia nay vẫn còn. Chúa còn nhờ người sang Trung Hoa thỉnh Tam Tạng kinh điển hơn 1000 bộ về đặt ở chùa. Thời Tây Sơn (1786-1801) chùa bị tàn phá nặng nề. Năm 1815 vua Gia Long cho trùng tu. Vua Minh Mạng cũng góp phần tu sửa chùa vào năm 1831. Năm 1844 vua Thiệu Trị cho xây tháp Phước Duyên và đình Hương Nguyện (để nhà vua dâng hương, cầu nguyện), đồng thời dựng hai tấm bia ghi thơ văn của vua. Năm 1899 vua Thành Thái cho tu bổ và dựng bia kỷ niệm. Trận bão năm Thìn (1904) làm hư hỏng nhiều công trình trong đó có đình Hương Nguyện.

top-5-chua-o-hue 2Tháp Phước Duyên

Năm 1907 vua Khải Định làm thơ ca tụng cảnh chùa và khắc vào văn bia. Các bảo vật còn có pho tượng Phật Di lặc bằng đồng mạ vàng rất lớn, bức hoành phi với 4 chữ Linh Thứu Cao Phong viết theo kiểu đại tự rất hoành tráng, tương truyền là thủ bút của Nguyễn Phúc Chu, và tấm khánh đồng đúc năm 1674 do ông Trần Đình Ân cúng cho chùa, các liễn đối của vua Thiệu Trị và một quả chuông nữa đúc vào thời Gia Long.

top-5-chua-o-hue 3Cổng Tam Quan

Chùa được xây theo hình chữ nhất, theo đúng với hướng của kinh thành Phú Xuân, từ bến thuyền với bậc cấp, dẫn lên các bốn trụ biểu, rồi nhiều bậc cấp nữa dẫn lên nền cũ của đình Hương Nguyện, tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm. Nhiều công trình xưa như Di Lặc Điện, Dược Sư Điện, Đại Bi Điện, Thiên Vương Điện nay không còn. Năm 1957 đã phải thay nhiều bộ phận gỗ trong điện Đại Hùng bằng bê tông. Người có công trùng tu để giữ cho ngôi chùa lịch sử được trang nghiêm như ngày nay là Hoà Thượng Thích Đôn Hậu, thế thứ 42 dòng Lâm Tế, đời thứ 8 dòng Thiền Liễu Quán.

uTHUYEN TREN SONG HUONG THIEN MU

  • Các công trình kiến trúc, hiện vật đặc trưng của Chùa Thiên Mụ:

– Tháp Phước Duyên (năm 1844)

– Nền đình Hương Nguyện (1844)

– Đại Hồng Chung (đúc năm 1710 của chúa Nguyễn Phúc Chu)

– Bia và rùa đá (năm 1715-chúa Nguyễn Phúc Chu)

– Bia đề thơ của vua Thiệu Trị (1846)

– Bia và ký của Thành Thái (1899)

– Bia của vua Khải Định (1920)

– Cửa Tam Quan

– Lầu chuông (chuông đúc thời vua Gia Long)

– Lầu trống

– Tượng Kim Cương Hộ Pháp

– Đại Hùng Bảo Điện: Điện lớn nhất của chùa, xây vào năm 1714, và trùng tu vào năm 1815, 1831. Đây là một toà nhà trùng thiềm điệp ốc gồm chính đường có ba gian hai chái và tiền đường năm gian hai chái. Trong chính đường ngoài các tượng Phật và Bồ Tát còn có bộ kinh tạng do chúa Nguyễn Phúc Chu thỉnh từ Trung Hoa vào thế kỷ 18. Tiền đường tôn trí tượng Phật Di Lặc và chiếc khánh đồng do cha con Jean de la Croix đúc vào năm 1674.

– Địa Tạng Điện

– Quan Âm Điện

– Nhà tăng

top-5-chua-o-hue 5Flycam Chùa Thiên Mụ

Hiện chùa Thiên Mụ là một điểm nổi tiếng và quen thuộc của khách du lịch trong và ngoài nước mỗi khi đến với Huế

#2 Chùa Từ Đàm ( Ấn Tôn Tự )

top-5-chua-o-hue 8Ảnh: Vnphoto.net

Chùa Từ Đàm tọa lạc trên một khu đất cao nằm trên đỉnh dốc Bến Ngự, cạnh lăng mộ cụ Phan Bội Châu, số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộc phường Trường An. Chùa do tổ Minh Hoằng Tử Dung (thuộc thiền phái Lâm Tế, đời thứ 34, từ Trung Quốc sang) khai sơn trong khoảng từ 1695 đến 1702, và được gọi là gọi là chùa Ấn Tôn. Năm 1703 chúa Nguyễn Phúc Chu ban tấm biển Sắc Tứ Ấn Tôn Tự. Năm Gia Long thứ 12 (1813) chùa được Hoà Thượng Đạo Trung trùng hưng. Năm 1841 vua Thiệu Trị đổi tên thành chùa Từ Đàm (do tục kỵ huý tên vua là Miên Tôn).

top-5-chua-o-hue 9Ảnh: vnphoto.net

Trong phong trào chấn hưng Phật Giáo đầu thế kỷ 20, chùa có một vai trò quan trọng. Sau khi An Nam Phật Học Hội được thành lập vào năm 1932 thì đến năm 1938 Tỉnh Hội Phật Học Thừa Thiên quyết định xây Hội quán tại đây. Hàng trăm Niệm Phật đường tại các khuôn hội do các cư sĩ thành lập từ đó đến nay đều lấy kiến trúc và cách thờ tự của chùa Từ Đàm làm khuôn mẫu, đó là thiết kế theo kiểu chữ T và trong chánh điện chỉ có tượng Phật Thích Ca, không có thần thánh ngoài Phật Giáo như Quan Công, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thánh Mẫu. Nơi đây cũng diễn ra đại hội thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam năm 1951.

top-5-chua-o-hue 7

Chùa Từ Đàm là trung tâm của các hoạt động đấu tranh của Giáo Hội Phật Giáo chống các chế độ độc tài tại miền Nam vào những năm 1960. Từ những năm 60 đến đầu thế kỷ 21 chùa do Hoà Thượng Thích Thiện Siêu làm trụ trì. Hiện nay nơi đây có trụ sở của Giáo Hội tỉnh Thừa Thiên Huế.

#3 Chùa Báo Quốc ( Thiên Tho Tự )

top-5-chua-o-hue 10

Chùa Báo Quốc tọa lạc trên đồi Hàm Long trên đất xưa gọi là làng Thụy Lôi, gần với xóm Lịch Đợi. Từ đây nhìn xuống hướng đông là đường Điện Biên Phủ (con đường dẫn lên đàn Nam Giao) và nhìn về hướng bắc là ga xe lửa. Chùa do Hoà Thượng Giác Phong, người Quảng Đông, Trung Quốc, khai sơn vào cuối thế kỷ 17 dưới đời vua Lê Dụ Tông và đặt tên là Hàm Long Tự. Sau đó Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban sắc tứ Báo Quốc Tự vào năm 1747. Hiện vẫn còn tấm biển vàng thếp vàng và những bức liễu từ thời ấy. Thời Tây Sơn chùa bị sử dụng làm công xưởng.

top-5-chua-o-hue 11

Năm 1808 để báo hiếu mẹ là Hiếu Khương Hoàng Thái Hậu, vua Gia Long trùng tu chùa, xây tam quan và đúc một đại hồng chung nặng 826 cân ta, cao 1,4m, đường kính 1,2m nay vẫn còn. Vua đặt tên là Thiên Thọ Tự, nhưng về sau vì lăng Gia Long cũng gọi là Thiên Thọ lăng nên vua Minh Mạng đổi lại tên như cũ. Vua Minh Mạng trùng tu chùa vào năm 1824 và vua Tự Đức góp phần tôn tạo vào năm 1858. Khu mộ tháp có tháp tổ Giác Phong và và các vị kế thế như Phổ Tịnh, Viên Giác, Diệu Giác.

top-5-chua-o-hue 2 12

Năm 1948 An Nam Phật Học Hội dời Sơn Môn Phật Học Đuờng từ chùa Linh Quang đến đây do Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, sau này trở thành Tăng Thống Giáo hội, làm Giám Đốc và Báo Quốc đã trở thành một trung tâm đào tạo tăng tài. Người tiếp nối sự nghiệp giáo dục tăng ni và làm trụ trì chùa Báo Quốc là Hoà Thượng Thích Trí Phủ. Hoà Thượng cũng là người lập ra trường Bồ Đề ở thành nội năm 1952 mà về sau phát triển thành một hệ thống trường Bồ Đề khắp các tỉnh ở miền trung và miền Nam trước năm 1975. Ngày nay chùa Báo Quốc là nơi đặt trường Trung cấp Phật Học Huế. Chùa còn giữ được Hàm Long Sơn Chí, một tác phẩm của Điềm Tịnh cư sĩ bằng chữ Hán ghi lại lịch sử phát triển của Phật Giáo Thuận Hoá.

Ở dưới chân đồi có giếng nước nổi tiếng, gọi là giếng Hàm Long vì nước mạch phát ra từ một tảng đá có đầu rồng. Dân gian có câu ca dao lưu truyền:

” Nước Hàm Long đã trong lại ngọt

Em thương anh rày có bụt chứng tri ”

#4 Chùa Từ Hiếu

top-5-chua-o-hue 13

Chùa Từ Hiếu nằm khuất trong một rừng thông chập trùng trên một vùng đồi của xã Thủy Xuân. Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu, phía trước có khe nước uốn quanh chảy róc rách đêm ngày, phong cảnh rất thơ mộng. Trước cổng chùa có ngôi tháp cao 3 tầng được xây dựng vào năm 1896 dùng làm nơi tàng trữ kinh tượng theo sắc chỉ của nhà vua.

top-5-chua-o-hue 15

Cổng chùa được xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng có mái che và ngay trước con đường lát gạch để vào chánh điện là một hồ bán nguyệt xinh xắn ngát hương sen và những con cá cảnh đủ màu bơi lội tung tăng. chùa Từ Hiếu có ba căn hái chái, trước là ngôi chính điện thờ Phật, sau là Quảng hiếu đường. Đặc biệt ở khu nhà hậu có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông.

top-5-chua-o-hue 14

Ngoài cảnh trí tuyệt vời, xung quanh ngôi chùa Từ Hiếu còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần của các chúa Nguyễn.

top-5-chua-o-hue 16Chùa Từ Hiếu mùa hoa Lộc Vừng

Do địa thế đẹp, yên tĩnh lại không xa thành phố của Huế nên nơi đây thừơng là nơi hẹn hò của giới trẻ, là điểm vui chơi dã ngoại của thanh niên Huế vào những ngày nghỉ, ngày lễ. Chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa cổ đón khách du lịch trong và ngoài nước đông nhất cố đô Huế.

#5 Chùa Huyền Không ( Huyền Không Sơn Thượng )

top-5-chua-o-hue 17

Chùa Huyền Không do Thượng Tọa Viên Minh, hệ phái Theravada (Nam Tông) lập vào năm 1973 tại phía bắc đèo Hải Vân. Sau này dời về xã Hương Hồ, huyện Hương Trà. Chùa nổi tiếng với vườn hoa, cây cảnh bonsai, và cả thơ. Về sau sư Giới Đức còn lập ra Huyền Không sơn thượng, trên một ngọn núi vùng Long Hồ, cách chùa cũ khoảng 5 cây số, với vườn rừng rất rộng và cũng trở thành một danh lam thắng cảnh.

top-5-chua-o-hue 18Một góc Huyền Không Sơn Thượng

Cảnh thanh bình ở Huyền Không Sơn Thượng đã khiến không ít du khách đến đây rồi lại nán lại thêm nhiều ngày nữa chỉ để ngắm cảnh vật yên ả, hư hư ảo ảo  đầy quyến rũ, thoát khỏi cuộc sống xô bồ thường nhật.

Ngoài ra ở Huế còn có Chùa Thiền Lâm cũng rất nổi tiếng.

#5 Chùa Thiền Lâm

Chùa nằm ở trên đồi Quảng Tế, ấp Cư Sĩ, xã Thuỷ Xuân, Huế. Chùa thuộc hệ phái Theravada (nam tông) do ngài Hộ Nhẫn lập ra năm 1960. Lúc đầu là một cốc đá đơn sơ, nhưng đạo hạnh của ngài đã làm cho Phật tử cả Nam tông và Bắc tông kính phục, cùng nhau cúng dường để lập nên chùa Thiền Lâm năm 1966.

chua thien lam hue

ảnh: vilovely25

Ngài đã xây ở đây hai tượng Phật lớn, một tượng Phật nhập niết bàn và tượng Phật đứng, tay cầm bình bát khất thực trên đỉnh đồi. Ngài Hộ Nhẫn từ khi xuất gia đã chọn Pháp môn khổ hạnh. Khi còn là sa di ngài được tháp tùng Hoà Thượng Bửu Chung đi Myanma dự Hội nghị Phật Giáo thế giới lần thứ 3, sau đó ở lại để sự Hội Nghị Kết tập Thánh điển Pali lần thứ sáu tại Rangoon. Năm 1955 ngài thọ Cụ Túc giới với Hoà Thượng Pokokhu Sayadaw, là Pháp Chủ chứng minh tối cao Đại Hội Kết tập Thánh điển Tam Tạng. Sau đại hội ngài thỉnh được xá lợi Phật và Thánh Tăng cùng bộ Tam Tạng Pali về nước. Những bảo vật này hiện nay hiện đang được thờ tại tháp xá lợi tại chùa.

chua thien lam hue 5

ảnh: trungbuii

Năm 1958 ngài được Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ cử làm trú trì chùa Tăng quang ở Gia Hội. Nhưng đến năm 1960 ngài lập cốc ở ấp Cư Sĩ để tịnh tu. Năm 1997 ngài được cử làm thành viên Hội Đồng Chứng Minh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, và Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự. Năm 1998 ngài được cử làm Tăng Trưởng hệ phái Nam tông Việt Nam. Ngài viên tịch vào năm 2002.

Có thể bạn quan tâm:

Chúc các bạn có những vi vu vui vẽ !

Thanh Bình – Khamphadisan

(Sưu tầm)

4.5/5 - (10 bình chọn)