Khamphadian.com.vn – Ngoài cái tên Núi Đá Bia còn có nhiều tên gọi khác: Thạch Bi Sơn, Núi Ông Bia, Đồng Trụ Sơn, Lingaparvata,… với mỗi tên gọi đều gắn liền với những sự tích kỳ thú.

Núi Đá Bia ở đâu?

Núi Đá Bia nằm trên quốc lộ 1A thuộc dãy đèo Cả. Nằm ở xã Hòa Xuân Nam, Đông Hòa , Phú Yên cách thành phố Tuy Hòa 23km.Có một khối đá khổng lồ cao khoảng 80m đây cũng là điểm đặc biệt của ngọn núi này.

deo-ca-nui-da-bia-khamphadisan

Khám phá núi Đá Bia

Tùy vào khoảng cách mà các khối đá có những hình thù khác nhau. Độ cao từ đỉnh núi Đá Bia so với mặt đất khoảng 700m. Khi trời quang đứng ở đây có thể nhìn bao quát vùng biển xung quanh, mắt nhìn về phía bắc  sẽ có được tầm nhìn bao quát vùng đồng bằng Tuy Hòa, núi Chóp Chài nằm giữa thành phố Tuy Hòa và sông Ba. Về Phía Nam  bạn thấy Vũng Rô của Phú Yên ở ngay chân núi hay vịnh Vân Phong của Khánh Hòa. Nếu tầm nhìn xa trên 50km bạn còn có thể thấy thành phố Nha Trang.

deo-ca-nui-da-bia-khamphadisan

Đường lên đỉnh dài khoảng 2,5km với 2071 bậc thang(mỗi bậc cao khoảng 30-50cm). Những bậc thang ở đây dựng theo kiểu dốc ngược nên rất khó đi thường phải mất 2-3 giờ để lên đến đỉnh. Vì dốc thẳng đứng nên mọi người thường hay nghỉ ngơi khi đã đi được chừng vài trăm mét.

deo-ca-nui-da-bia-khamphadisan

Cây cầu treo

Suốt đoạn đường có 2 cây cầu “treo”, một cây treo ngang, một cây treo dựng đứng và một dốc cổng trời dựng đứng, vượt khỏi dốc này là tới đỉnh. Khách du lịch sẽ rất thích thú khi đi qua những đoạn này vì có thể vừa đi, vừa nhìn ngắm cảnh xung quanh và sẽ thở phào nhẹ nhõm khi vượt qua dốc cổng trời. Trên đường đi, thỉnh thoảng có những đoạn đường bằng phẳng, những tảng đá lớn để nghỉ ngơi, dưỡng chân.

deo-ca-nui-da-bia-khamphadisan

Với mỗi lần có đoàn du khách đi tham quan ở đây thì núi Đá Bia ngập tràn màu áo đồng phục sặc sỡ của những du khách và vang vẳng tiếng nói cười mỗi khi có nhóm người nào đó cán đển đỉnh.

Chiều trên đỉnh

Mỗi chiều chiều khi cơn mưa dông ập đến chỉ thấy những tảng mây trôi hòa quyện trong những vách đá, đôi khi tưởng chừng như ngọn núi này bị mây nuốt chửng vậy.

deo-ca-nui-da-bia-khamphadisan

Núi Đá Bia được nhắc nhiều trong trong thư tịch cổ của Việt Nam, Trung Quốc và cả những nước ở Phương Tây. Sở dĩ có cái tên Đá Bia là vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chămpa. Vua Lê Thánh Tông dừng tại chân núi và cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt tại nơi này. Vì thế, núi được gọi là núi Đá Bia.

Nhiều người lấy nơi này để hát đối đáp vui với nhau. Sau đây là một đoạn tiêu biểu:

Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây phủ chị kia chưa chồng 
Chưa chồng không phải chưa chồng
Chỉ sợ anh kia có vợ mà nằm chèo queo một mình

Chiều chiều mây phủ Đá Bia
 Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng
 Mất chồng tôi chẳng có lo,
Sợ anh mất vợ nằm co một mình!

deo-ca-nui-da-bia-khamphadisan

Lưu ý: Ở đoạn đường lên đèo và xuống đèo rất nguy hiểm, con đường ngoằn ngoèo, dốc đứng và 1 bên bờ vực sâu. Chạy xe ở đoạn đường này phải hết sức tỉnh táo, quan sát kĩ lưỡng và chạy với tốc độ vừa phải.

Có thể bạn quan tâm:

bigatm

5/5 - (1 bình chọn)