Khamphadisan.com – Khi nói nói đến những điểm đến để du lịch Quảng Trị mà không nói đến La Vang đó là một thiếu sót. Thánh địa La Vang là nơi mà từ xuôi Nam cho đến ngược Bắc rất được nhiều người biết đến, không chỉ là những người thoe đạo Công Giáo mà cả đồng bào ngoài Công Giáo nữa. Hiện nay, Thánh địa La Vang còn được nhiều du khách từ các nước trên thế giới biết đến.

Thánh địa La Vang tọa lạc trong khu vực ngày xưa gọi là Dinh Cát (vào thời chúa Nguyễn Hoàng vào nam thế kỷ 16 vùng này gọi là Dinh Cát bởi vì Dinh được xây trên một vùng đất toàn cát và còn được gọi là Cát Dinh) nay thuộc xã Hải Phú – huyện Hải Lăng – Quảng Trị, cách Tp.Huế 60km về phía bắc và cách thị xã Quảng Trị khoảng 6km về phía nam.

tieu vuong cung thanh duong la vang khamphadisan e1487321146340

ảnh: vunewwin

Cái tên “Đức Mẹ La Vang” là tên gọi mà cộng đồng giáo dân Công giáo Việt Nam đề cập đến hiện tượng cho rằng Đức Mẹ Maria đã hiện ra trong một thời kỳ mà đạo Công giáo ở Việt Nam bị bắt bớ hết sức vô cớ. Ngày nay La Vang là một thánh địa và cũng là nơi hành hương quan trọng của cộng đồng người theo đạo Công giáo tại Việt Nam. Nơi này thuộc Tổng Giáo phận Huế. Các tín hữu cho rằng, Đức Mẹ Maria đã hiển linh tại khu vực này vào năm 1798. Một nhà thờ đã được cho xây dựng gần ba cây đa, nơi mà họ tin là Đức Mẹ đã hiện ra. Nơi đây đã được Tòa Thánh Vantican tôn phong là “Tiểu Vương Cung Thánh đường La Vang” vào năm 1961. Đây là 1 trong 3 trung tâm hành hương Công giáo đã được chính quyền Việt Nam công nhận.

tieu vuong cung thanh duong la vang khamphadisan 1 e1487321299696

ảnh: shmebay

Nguồn gốc tên gọi “La Vang”

Có truyền thuyết cho rằng, dưới thời vua Cảnh thịnh của nhà Tây Sơn có chính sách chống đạo Công Giáo. Vậy nên để tránh sự trừng phạt của chính quyền nhà Tây Sơn, nhiều giáo dân tại vùng Quảng Trị đã di cư chạy lên vùng đất này. Đây là khu vực đồi núi khá hẻo lánh mỗi khi liên lạc với nhau thì người dân nơi đây phải “la” lớn, mà “la” lớn thì có tiếng “vang”. Nên cái tên La Vang ra đời từ đó.

tieu vuong cung thanh duong la vang khamphadisan 2 e1487321386408

ảnh: quochung2840

Một giả thuyết nữa cho cách giải thích khác là: khi những người giáo dân chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ Maria đã hiện ra và đã chỉ dẫn cho người dân nơi đây đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ khỏi bệnh. Từ “lá vằng” khi không dấu thành “La Vang”.

tieu vuong cung thanh duong la vang khamphadisan 3 e1487321533726

ảnh: thaonguyenmai

Giả thuyết cuối cùng lại cho rằng: đây là địa danh “phường Lá Vắng” đã có từ trước đó khá lâu, thuộc làng “Cổ Vưu”, nằm về phía Tây cách của đồn Dinh Cát, sau này là tỉnh lỵ Quảng Trị 4km và cách thành Phú Xuân (tức Kinh Đô Huế) 58 km về phía Bắc.

Sự tích về Đức Mẹ La Vang hiển linh

Theo như Tư liệu của Tòa Tổng Giám Mục Huế – năm 1998, dưới thời vua Cảnh Thịnh (lên ngôi năm 1792), với chiếu chỉ cấm đạo ngày 17/8/1798, một số những tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (hiện nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã tìm đến lánh nạn tại địa phận núi rừng La Vang. Nơi rừng là rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo vừa thiếu thốn đủ thứ, bệnh tật lại vừa sợ hãi quan quân, thú dữ, những tín hữu nơi này chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Chúa và Đức Mẹ. Họ thường hẹn nhau tụ tập dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ lẫn nhau.

tieu vuong cung thanh duong la vang khamphadisan 4 e1487321642573

Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặt áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”.

Vào một hôm khi đang cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng nhiên họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặ áo choàng rộng, tay lại bồng Chúa Hài Đồng, có hai vị thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay đó là Đức Trinh Nữ Maria. Đức Mẹ đã bày tỏ lòng nhân từ và an ủi những giáo dân hãy chịu khó. Mẹ dạy cho người dân nơi đây hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu với nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban một lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con thỉnh cầu. Từ nay về sau, hễ có ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời và ban ơn theo ý nguyện”.

tieu vuong cung thanh duong la vang khamphadisan 5 e1487321849477

ảnh: stepheniee194

Bắt đầu từ đó đến nay, sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại khu vực núi La Vang, qua các thế hệ đã được loan truyền khắp mọi nơi. Nhiều người đã chân thành, tin tưởng, đến cầu khấn Đức Mẹ đều được ban ơn theo ý nguyện.

Lễ hội hành hương La Vang.

Theo như truyền khẩu, bắt đầu từ năm 1864, đã có khoảng 30 giáo dân Cổ Vưu đã tổ chức hành hương La Vang và từ đó những cuộc hành hương như thế diễn ra vào hằng năm với số lượng giáo dân tham dự ngày càng đông đã biến cuộc hành hương La Vang cấp giáo xứ (Cổ Vưu) thành giáo hạt (Dinh Cát).

tieu vuong cung thanh duong la vang khamphadisan 6 e1487322055750

Từ khi nhà thờ ngói được chp dựng, hàng năm cứ vào 15/8 tại La Vang thường tổ chức lễ hội hành hương, được gọi là “Kiệu” (cứ 3 năm sẽ có một “Kiệu” lớn, còn gọi là “Đại hội La Vang”). Về hành hương nơi này có thể mua được những lá cây vằng, đây là một loại lá thường dùng sắc thuốc hoặc nước nước uống, có khả năng kháng khuẩn, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Không những thế, du khách thập phương đến đây còn để hành hương và cầu xin những ơn lành mà người theo đạo Công giáo tin rằng Đức Mẹ sẽ ban ơn như ý.

Thánh địa La Vang đã trở thành thánh địa hành hương quan trọng nhất của người Công giáo Việt Nam, hàng năm có khoảng hơn nửa triệu người về hành hương.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94(Tổng hợp)

4.7/5 - (4 bình chọn)