Khamphadisan.com Nhà tù Lao Bảo từng là một trong những nhà tù lớn nhất tại Đông Dương. Đây từng là nơi giam giữ nhiều nhà cách mạng của Đảng sau này là lãnh đạo cao cấp của chính quyền của nước CHXHCN Việt Nam như: đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Cung, nhà thơ Tố Hữu, Lê Chương, Lê Thế Tiết,… Hiện nay, nhà tù Lao Bảo đã được công nhận là “di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia” vào ngày 25/01/1991.

Nhà tù Lao Bảo tọa lạc cuối đường Lê Thế Tiết (Lê Thế Tiết Ông cũng là một người tù cộng sản đã bị giam giữ và tra tấn đến chết tại nhà tù này năm 1940) nối từ QL.9 đi vào thuộc TT.Lao Bảo – huyện Hướng Hoá. Nhà tù Lao Bảo nằm ở giữa một thung lũng cách phía nam QL.9 chừng 2km, cách Tp.Đông Hà 80km và cách Khe Sanh 22km. Trước kia, đây từng là một vùng hoang vu, phía Tây có sông Sê Pôn, phía Đông lại là núi đá cao chót vót, phía Bắc là đồn Trấn Cao thờ nhà Nguyễn.

nha tu lao bao dia nguc tran gian khamphadisan 1 e1487303039787

ảnh: Che Trung Hieu

Khi Thực dân Pháp chính thức đặt quyền bảo hộ lên đất nước ta, cùng với chính sách khai thác thuộc địa, chúng tiến đã trấn áp nhiều cuộc khởi nghĩa, các phong trào cách mạng, Pháp đã cho xây dựng một loạt những nhà tù ở nhiều nơi để tiện lợi cho việc giam giữ những chí sĩ yêu nước và các chiến sĩ Cộng sản. Vì vậy, từ khi Pháp chính thức mở còn Đường 9 (vào năm 1904), thì sau 4 năm, chính Pháp tiến hành bắt tay vào việc nâng cấp Bảo Trấn Lao của nhà Nguyễn thành nhà tù Lao Bảo (1908).

Nhà tù Lao Bảo được xây dựng trên một diện tích chừng 10ha, được biệt lập hoàn toàn với những khu vực khác nhằm giam giữ các “Quốc Sự Phạm” miền Trung là thường phạm và những chí sĩ yêu nước chống Pháp ủng hộ phong trào Cần Vương, Văn Thân.

nha tu lao bao dia nguc tran gian khamphadisan e1487302972631

ảnh: Che Trung Hieu

Trong cuộc chiến tranh tại Đông Dương, nhà tù Lao Bảo đã  giữ một vị trí rất quan trọng. Đây là 1 trong 5 nhà tù lớn nhất tại Đông Dương, đã thực dân Pháp dùng để giam cầm những người bản xứ chống lại họ, những người cộng sản hoạt động tại Quảng Trị như: Trần Hoành, Lê Thế Hiếu, Lê Thế Tiết, Trần Hữu Dục, Trần Ngang, Đoàn Lân, Trần Công Ái, Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh,.. thậm chí còn giam giữ cả những người Lào.

Liên quan đến nơi này nhà thơ Tố Hữu đã viết những câu thơ đã khắc dưới tượng đài 3 nắm tay tượng trưng cho những lời thề kiên trung với dân tộc: (nhà thơ Tố Hữu đã viết những câu thơ này viết vào  6 –  1938 khi đi ngang qua nhà tù Lao Bảo cũng vì bài thơ này 2 năm sau ông cũng bị bắt giam đày lên nhà tù Lao Bảo)

“Cho tôi hưởng tinh thần hăng chiến đấu

Cho da tôi dày dạn với ngày mai

Cho tôi hiến đến cuối cùng suối máu

Cho nhuộm hồng bao cảnh xám bi ai…”

nha tu lao bao dia nguc tran gian khamphadisan 3

Trong những năm 1960 của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, MTDTGP miền Nam Việt Nam đã biến nơi đây thành căn cứ cách mạng của quân đội trong chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh (năm 1967). Để đập tan căn cứ điểm, quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng lực lượng không quân hùng hậu ném bom đánh sập gần như hoàn toàn Nhà tù Lao Bảo.

nha tu lao bao dia nguc tran gian khamphadisan 2 e1487303253665

ảnh: Che Trung Hieu

Khu nhà nhốt được chia thành nhiều khu nhỏ gồm: Nhà bếp (gồm có bếp tù thường và bếp tù chính trị), nhà vệ sinh, tháp lọc nước và năm nhà giam gọi là các batimăng gồm A, B, C, D, E. Lúc đầu chỉ có 2 dãy nhà giam gọi là: lao A và lao B bán kiên cố, được làm bằng tre, gỗ và trát đất, lợp ngói. Tường đất kín mít, chỉ có hai cửa lớn ra vào bên trong nhà tối om như hầm đá. Mỗi lao chỉ có thể giam giữ được 60 người, tù nhân có thể ngồi dậy nhưng không thể di chuyển vị trí nằm được.  Người tù bên trong chỉ nhìn lên thấy trời theo cửa sổ trên cao, không thấy bất cứ gì xung quanh.

Ngoài ra, nơi này còn có: nhà tra trấn, hỏi cung, nhà hành xác (nằm ở góc Đông – Nam), nhà cai ngục, nhà dây thép (Bưu Điện), xưởng mộc, xưởng thêu, xưởng rèn, trại lính (ở góc Tây – Bắc).

nha tu lao bao dia nguc tran gian khamphadisan 4

Chính tại nơi này thực dân Pháp đã sử dụng những hình phạt dã man của thời Trung cổ như: xiềng xích ,gông, cùm cùng với chế độ cai trị tàn bạo nhất để đàn áp và giết hại vô số các lực lượng yêu nước và cộng sản. Theo như số liệu thống kê chưa được chính thức từ khi nhà tù Lao Bảo được xây dựng cho đến tháng 3/1945, nơi đây đã có hàng ngàn tù nhân đã bị thực dân Pháp giam giữ tại đây, trong đó đã có trên 350 là tù nhân chính trị bị lưu đày, các đảng viên Cộng sản đã chết vì không chịu nổi những đòn tra tấn hết sức tàn bạo.

Nhà tù Lao Bảo “Địa ngục trần  gian”

Nhà tù Lao Bảo là một bằng chứng sống động về những tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong những thập niên đầu thế kỷ 20. Đồng thời đây còn là nơi phản ánh đúng tinh thần chịu đựng, sự kiên cường, một ý chí cách mạng vô cùng to lớn và một quyết tâm chiến thắng kẻ thù dù trong mọi tình huống của những người yêu nước và những chiến sĩ Cộng sản. Đây còn là một bài học quý báu trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho những thế hệ hôm nay và mai sau.

Hiện nay Nhà tù Lao Bảo cùng với: Thành Cổ Quảng Trị, Cồn Tiên Dốc Miếu, Địa Đạo Vịnh Mốc , Đôi bờ Hiền Lương – sông Biến Hải, sân bay Tà Cơn,… là điểm đến không bỏ qua trong “Tour DMZ – Thăm lại chiến trường xưa” của các công ty lữ hành đang hàng ngày phục vụ nhiều du khách tham quan khi đến với Quảng Trị.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94 (Tổng hợp)

4.2/5 - (5 bình chọn)