Khamphadisan.com – Làng Vịnh Mốc chính là nơi đầu tiên bị đế quốc Mỹ tiến hành ném bom tàn phá trong cuộc chiến tranh bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Hiện nay địa đạo Vịnh Mốc đã trở thành một trong những điểm hấp dẫn của tuyến du lịch nổi tiếng DMZ (khu vực phi quân sự), thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là những cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến khi xưa.

dia dao vinh moc khamphadisan e1487231188560

ảnh: Hoàng Táo

Khi dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ (năm 1964), với mục đích mở rộng đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, Mỹ đã đặc biệt chú ý tới mãnh đất huyện Vĩnh Linh, đây là địa đầu giới tuyến, với mưu đồ biến nơi đây thành vành đai trắng, để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam của quân và dân ta.

dia dao vinh moc khamphadisan 1 e1487231351865

ảnh: Hoàng Táo

Nơi đây đã gánh trên mình hơn nửa triệu tấn bom đạn mà đế quốc Mỹ đã xã xuống. Nhưng, với truyền thống bất khuất – kiên cường và ý chí sắt đá, người dân nơi đây đã sáng tạo nên hệ một thống làng hầm và địa đạo nằm sâu dưới lòng đất để giữ vững khẩu hiệu “Một tấc không đi, một ly không rời. Mỗi làng xã là một pháo đài”.

dia dao vinh moc khamphadisan 2 e1487231695328

ảnh: Hoàng Táo

Từ 1965 – 1968, người dân huyện Vĩnh Linh đã tạo nên một hệ thống 114 địa đạo, làng hầm có mặt ở 70 làng của 15 xã, thị trấn, và được sử dụng đến 1972. Từ di chuyển trên mặt đất, cùng với sự đánh phá leo thang của chiến tranh, người dân đã đào công sự đi bộ dành cho gia súc liên kết với hệ thống hầm tránh bom đạn. Cuối cùng, nơi đây đã nâng lên tầm cao về quân sự, kiến trúc và cả mặt nghệ thuật, cuộc sống của người dân chuyển hẳn xuống lòng đất.

dia dao vinh moc khamphadisan 3 e1487231918250

ảnh: Hoàng Táo

Cho đến nay, địa đạo Vịnh Mốc (thuộc xã Vĩnh Thạch) được xem là còn khá nguyên vẹn nhất. Khu địa đạo này bao gồm 3 tầng, với chiều dài 1.701 m với 13 cửa. Quân và dân nơi đây đã mất tổng 18.000 ngày công, đào và vận chuyển hơn 6.000 m3 đất, đá. Gọi là làng hầm bởi vì hình ảnh làng quê được kiến tạo gần như đầy đủ dưới lòng đất với: hội trường – căn hộ – nhà hộ sinh – bảng tin – giếng nước – nhà vệ sinh – trạm phẫu thuật,… Trong hơn 2.000 ngày tồn tại, nơi này đã chào đón sự ra đời của 17 cháu bé ngay chính tại đây.

dia dao vinh moc khamphadisan 4 e1487232739162

ảnh: Hoàng Táo

Với sự ác liệt của chiến tranh, nhiều khu địa đạo đã không đủ kiên cốđã gây ra không ít tổn thất về nhân mạng. Điển hình, vào ngày 20/6/1967, bom Mỹ làm sập khu địa đạo Tân Lý (xã Vĩnh Quang) làm cho 61 người thiệt mạng. Ngày nay, người dân nơi đây đã làm một nấm mồ chung ngay cửa địa đạo và gọi là “Địa đạo 61”.

dia dao vinh moc khamphadisan 5 e1487233131679

ảnh: quyenquyen2511

Với những giá trị to lớn ấy. Năm 1976 Bộ Văn hóa Thể thao – Du lịch đã công nhận địa đạo Vịnh Mốc là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Những năm 1979 – 1980, địa đạo Vịnh Mốc đã bắt đầu có khách du lịch tới thăm quan. Đến 1983, nơi đây chính thức mở cửa phục vụ khách du lịch. Hiện tại mỗi năm nơi đây đón khoảng 70.000 lượt khách, 2/3 trong đó là khách quốc tế.

dia dao vinh moc khamphadisan 6 e1487233388497

ảnh: Hoàng Táo

Ngoài địa đạo Vịnh Mốc, hiện tại huyện Vĩnh Linh còn nhiều địa đạo còn nguyên vẹn chưa được đưa khai thác như: thôn Roọc, Mũi Sy, Troong Môn, Cửa Hang, Hương Nam, Hải Quân, địa đạo công an vũ trang, địa đạo 61.

dia dao vinh moc khamphadisan 7 e1487233593284

ảnh: _p.x.d_

Hiện nay khu di tích lịch sử Địa Đạo Vịnh Mốc cùng với: Thành Cổ Quảng Trị, Thánh địa La Vang, Đôi bờ Hiền Lương – sông Biến Hải, sân bay Tà Cơn,… là điểm đến không bỏ qua trong “Tour DMZ – Thăm lại chiến trường xưa” của các công ty lữ hành đang hàng ngày phục vụ nhiều du khách tham quan khi đến với Quảng Trị.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94 (Tổng hợp)

4.7/5 - (3 bình chọn)