Khamphadisan.com – Đến với thị trấn Phong Phú, huyện Tây Sơn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, quê hương của 3 anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ… Qua cây cầu Kiên Mỹ bắc qua sông Côn, du khách sẽ đến với di tích bảo tàng Quang Trung. Là một trong những nơi còn lưu giữ một kho tàng đồ sộ di tích hiện vật của phong trào Tây Sơn.

1. Bảo tàng Quang Trung Bình Định

bảo tàng Quang Trung Bình Định

ảnh: dulichbinhdinh

Theo quốc lộ 19 về hướng Tây Bắc hơn 42km, đến với thị trấn Phong Phú, bảo tàng Quang Trung Bình Định tọa lạc tại khuôn viên rộng 150.000m2 . Bảo tàng gồm: nhà trưng bày, nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn, nhà rông Tây Nguyên… Bảo tàng được xây dựng vào ngày 11/12/1977, đến 25/11/1979 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ tham quan và nghiên cứu.

2. Nhà trưng bày

bao tang quang trung binh dinh 1

ảnh: ms.phuong97

Với kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ kính, mái lợp ngói âm dương tráng men, với 9 phòng khác nhau. Mỗi phòng trưng bày các hiện vật theo các chủ đề:

Phòng 1: Chủ đề “ Bối cảnh lịch sử trước khởi nghĩa Tây Sơn” với 45 hiện vật.

Phòng 2: Chủ đề “ Quê hương và thời niên thiếu của các thủ lĩnh Tây Sơn”. Trưng bày 26 tài liệu.

Phòng 3: Chủ đề “Chuẩn bị khởi nghĩa” trưng bày 78 tư liệu và hiện vật.

Phòng 4: Chủ đề “ Bước phát triển của phong trào giải phóng phủ Quy Nhơn và Quảng Ngãi” với 45 hiện vật, tư liệu.

Phòng 5: Chủ đề “ Chống phong kiến và thống nhất đất nước” trưng bày 19 tư liệu và hiện vật.

Phòng 6 và 7: Chủ đề “Chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập”. Trưng bày 64 tư liệu và hiện vật.

Phòng 8: Chủ đề “Xây dựng đất nước” trưng bày 139 hiện vật.

Phòng 9: Chủ đề “Bày tỏ lòng biết ơn người anh hùng áo vải Quang Trung” trưng bày 60 hiện vật, tư liệu.

3. Nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn

bảo tàng Quang Trung Bình Định

ảnh: _linda_ng

Đây là nơi biểu diễn võ thuật cổ truyền và trống trận Quang Trung phục vụ du khách thăm quan. Nhạc võ Tây Sơn là nghệ thuật biểu diễn gắn liền với lò võ nổi tiếng của người Việt ở Bình Định. Lưu truyền loại nhạc này do ba anh em Nguyễn Huệ đặt ra để khích lệ cho quân khởi nghĩa luyện võ. Bộ trống trước kia gồm 17 chiếc. Người tập võ dùng 2 tay đánh 12 chiếc. Đánh bằng đầu, hai gót chân và khuỷu tay 5 chiếc còn lại. Bây giờ sau nhiều năm truyền dạy, bộ trống còn 12 chiếc, tượng trưng 12 con giáp.

Với tên gọi Trống trận Quang Trung, mỗi bài trống gồm 3 hồi mang âm hưởng liên hoàn. Bao gồm, hôi xuất quân, hồi xung trận – phá thành, hồi khải hoàn. Mỗi hồi có những âm điệu, nhanh chậm khác nhau.

4. Nhà rông Tây Nguyên

bảo tàng Quang Trung Bình Định

ảnh: ngoc_dg

Được xây dựng theo lối kiến trúc nhà rông truyền thống của dân tộc Ba Na. Cao 17m, rộng 9m, dài 19m, gồm 6 cây đà dài 9m, 6 vì kèo và 12 cây cột cao 9m, đường kính 0,4m,… Đây là kiến trúc ghi nhớ đóng góp của đồng bào Ba Na và các dân tộc Tây Nguyên. Với nhiều giá trị văn hóa và các tiết mục múa dân tộc đặc sắc.

5. Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt

bao tang quang trung binh dinh 6

ảnh: tlgod.vtv

Với lối kiến trúc kiểu chữ đinh, mái vảy mũi hài, góc mái cong mũi thuyền, hoa văn cá hóa rồng. Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt được xây dựng năm 1823 trên nền ngôi nhà sinh thời 3 anh em nhà Tây Sơn. Trên nóc đền là hình “Lưỡng long chầu nguyệt”. Được xếp hạng di tích quốc gia năm 1979 và di tích quốc gia đặc biệt năm 2014.

Với 2 gian tiền điện và hậu điện. Tiền điện nơi đặt án thờ tổ tiên nhà Tây Sơn. Hậu điện là nơi đặt tượng thờ 3 anh em nhà Tây Sơn và các quan văn, quan võ.

6. Cây me di sản

bao tang quang trung binh dinh 5

ảnh: vanvan1504

Năm 2011, cây me do thân phụ của 3 anh em nhà Tây Sơn trồng cách đây 200 năm tại khuôn viên đền thờ đã được cấp bằng di sản. Cao 24m, đường kính thân 1,2m, đường kính gốc khoảng 3,9m và tán lá hơn 600m2 .

7. Di tích giếng nước

bao tang quang trung binh dinh 2

ảnh: pho.phung

Trong bảo tàng Quang Trung Bình Định còn lưu giữ một giếng nước được xây dựng bằng đá ong. Đường kính giếng khoảng 0,9m, giếng trước đây không sâu như bây giờ mà được người dân vét xuống thêm. Đến bây giờ thành giếng cao hơn mặt đất 0,8m.

Đến với bảo tàng Quang Trung Bình Định, du khách sẽ được trở về lịch sử hào hùng dân tộc của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Với tinh thần thượng võ, anh hùng, nghĩa hiệp, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất. Vào ngày 5/1 âm lịch hằng năm, bảo tàng đều làm lễ tưởng niệm người anh hùng dân tộc Quang Trung (hay còn gọi là ngày lễ Đống Đa).

Bảo tàng Quang Trung Bình Định mở cửa tất cả các ngày trong tuần.

Buối sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h30 đến 17h. Giá vé 10.000 đồng/người.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)