Khamphadisan.com – Với những ý tưởng độc đáo, Việt Phủ Thành Chương đã tái hiện khá đầy đủ những nét đẹp đặc trưng của ông cha ta thời xưa cổ. Nằm trên mảnh đất Hà Nội nhiều di tích tâm linh, Việt Phủ Thành Chương đã dẫn lối bao du khách ghé thăm. Bằng những kiến trúc đồ sộ, Việt Phủ đã và đang chiếm trọn tình yêu của những trái tim yêu du lịch.

Hành trình đến Việt Phủ Thành Chương

Việt phủ thành chương Hà Nội

ảnh: floravu

Nằm cách trung tâm Hà Nội tầm 40km, thuộc địa phận xã Hiền Linh, huyện Sóc Sơn. Bạn có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để đến đây. Xe bus, xe khách hay xe máy đều được.

Với lộ trình xe máy, bạn đi dọc theo hướng đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, sau đó rẽ về Sóc Sơn theo đường về Vĩnh Phúc cho tới khi thấy biển báo. Tiếp tục đi theo hướng dẫn trên biển báo, bạn sẽ tới nơi.

Việt phủ thành chương Hà Nội

ảnh: gemination.96

Còn nếu bạn chọn xe bus thì có 2 cách để lựa chọn. Thứ nhất, bắt xe tuyến số 07 xuống ngã tư Phú Lỗ – Nội Bài – Quốc Lộ 2. Sau đó, đi xe ôm hoặc taxi thêm 9km nữa là bạn sẽ đến nơi. Thứ hai, đi xe tuyến số 56 xuống khu công nghiệp Nội Bài, bắt xe ôm đi khoảng 3km nữa.

Nét đẹp trong kiến trúc của Việt Phủ Thành Chương

Việt phủ thành chương Hà Nội

ảnh: thuonggiaonline

Đã có nhiều người lầm tưởng đây là khu di tích lịch sử lâu đời. Nhưng thực tế, đây là địa điểm đánh dấu sự gây dựng một cách tài ba của họa sĩ Thành Chương vào năm 2001.

Khi bước qua cánh cổng, bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng. Hình ảnh đặc trưng của thôn quê miền Trung du Bắc Bộ được tái hiện rõ nét nhất. Với hồ cá xanh biếc, giếng nước trong veo cùng với bộ bàn đá để nghỉ ngơi.

Cổng chào

Việt phủ Thành Chương

ảnh: thuonggiaonline

Cổng gỗ Việt Phủ có 3 cửa, gồm một cửa chính và hai cửa phụ. Phía trên có một tum nhỏ lợp ngói đỏ, xung quanh được bài trí nhiều tượng đá với những hoa văn trạm trổ tinh tế.

Phía bên trái cổng là hình ảnh giếng nước cổ. Được biết, giếng nước này được họa sĩ Thành Chương chuyển từ Thanh Hóa về.

Việt phủ thành chương Hà Nội

ảnh: dixie1123

Con đường dẫn bạn đến tham quan toàn bộ Việt Phủ mang đậm dấu ấn xưa với những hàng gạch Bát Tràng. Bạn sẽ có cảm giác mang một nỗi niềm hoài cổ giữa không gian tĩnh lặng.

Khu nhà cổ

Việt phủ thành chương Hà Nội

ảnh: felix_zim

Điểm nổi bật nhất trong quần thể này chính là những ngôi nhà cổ. Nó được thiết kế, xây dựng theo nhiều phong cách, hình dạng khác nhau. Lấy cảm hứng từ nhà sàn của dân tộc Mường đến những ngôi nhà mô phỏng lối kiến trúc nhà 3 gian của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Việt phủ thành chương Hà Nội

ảnh: linhsuchan

Mỗi ngôi nhà có một tên gọi riêng gắn liền với giá trị lịch sử mà tác giả muốn truyền tải. Nhà Tường Vân là gian nhà cổ có từ thời nhà Nguyễn. Nhà Đại Khoa được dựng lên dựa trên khuôn viên của nhà cổ khu vực Bắc Kinh. Ngôi nhà có diện tích lớn nhất, được trang trí công phu và mang tính nghệ thuật cao là nhà hát Long Đình.

Đến đây, bạn có cơ hội chiêm ngưỡng nét đẹp tổng thể về làng quê Bắc bộ có từ hàng trăm năm trước.

Việt phủ Thành Chương

ảnh: vietnammoi

Một kiến trúc khác nằm trong khu nhà cổ này cũng mang những ấn tượng không kém. Đó là ngôi nhà sàn dựa theo kiến trúc nhà sàn của người dân tộc Mường ở Hòa Bình. Đây ngôi nhà sàn được làm bằng gạch, với tầng trên dùng để ở và tầng dưới để tiếp khách. Phía trước nhà sàn là một ao sen nhỏ với một chiếc cầu đá cổ, xung quanh cây cối xum xuê, phủ một màu xanh tốt.

Khu thờ Phật Tổ

việt phủ thành chương Hà Nội

ảnh: news.zing

Với khu thờ Phật Tổ ngoài trời, nơi đây đã tạo nên vẻ đẹp tâm linh vô cùng thanh tịnh. Được bày trí trang nghiêm với tượng Phật chính giữa, xung quanh là các cây hương bằng đá. Phía hai bên là các bậc đá dẫn đến chân Phật.

Việt phủ thành chương Hà Nội

ảnh: _phanthuthao

Với nhiều cây cảnh đặt xung quanh, tất cả đã tôn thêm vẻ đẹp nơi thờ tự. Đây cũng là nơi Bảo tháp Thiên Hương được dựng lên – công  trình mang nét đẹp tâm linh cùng với nghệ thuật kết hợp độc đáo.

Hội trường lớn

Việt phủ thành chương Hà Nội

ảnh: stanleynguyenvn

Sự tài hoa của họa sĩ Thành Chương còn được thể hiện ở việc xây dựng tại Việt Phủ một hội trường lớn với hàng chục bộ bàn ghế cổ. Phía trước hội trường là khu nhà Lò Mạc Hương mộc mạc, giản dị với những cây phượng vĩ xum xuê được trồng xung quanh.

Các hoạt động ở Việt Phủ Thành Chương

Việt phủ thành chương Hà Nội

ảnh: quynhgiao2011

Ngoài những công trình mô phỏng theo lối kiến trúc xưa, Việt Phủ còn có các nhà hàng với thực đơn đa dạng. Các món ăn mang hương vị đặc trưng của người Việt như nem, bún riêu, bánh đa…

Dạo một vòng quanh Việt Phủ, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các quán bán đồ lưu niệm. Nơi đây, bày bán các món đồ thủ công mỹ nghệ. Đến để thấy và mua một vài món đồ làm quà các bạn nhé.

Xem múa rối cũng là một trải nghiệm thú vị. Ở nhà hát Long Đình, các nghệ nhân sẽ dàn dựng các tiết mục múa rối nhằm phục vụ du khách ghé thăm.

Lịch mở cửa và giá vé vào cửa

Việt phủ thành chương Hà Nội

ảnh: hieukimi

Việt Phủ Thành Chương mở cửa phục vụ khách du lịch tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ. Nhưng thứ hai đầu tuần, nơi đây lại đóng cửa. Nếu vào thứ hai trùng với dịp lễ thì Việt Phủ vẫn mở cửa.

Thời gian mở cửa là từ 9h đến 17h. Giá vé cụ thể như sau: 150k/ người lớn, giảm 20% cho người già và sinh viên, 120k/ trẻ em. Đối với trẻ dưới 1.1m sẽ được miễn phí.

Không chỉ đơn giản là một công trình kiến trúc mà còn là nơi lưu giữ lịch sử, dựng lại văn hóa của nhiều vùng miền trên đất nước. Mang trong mình nét đẹp với màu sắc riêng biệt, Việt Phủ Thành Chương là điểm đến hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua.

Có thể bạn quan tâm:

Linh Linh

5/5 - (2 bình chọn)