Khamphadisan.com – Bạn biết không, nơi Hà Nội nhộn nhịp ấy vẫn có một góc nhỏ cho sự cổ kính, cho nét đẹp của người Việt xưa. Vẫn còn hình ảnh của giếng nước đầu đình, của cổng làng nơi cây đa tỏa bóng mát. Làng cổ Đường Lâm là minh chứng cho sự tồn tại ấy, với những mái ngói đỏ hàng trăm năm tuổi, nơi những con đường gạch dẫn lối du khách ghé thăm.

Đến Làng cổ Đường Lâm để cảm nhận sự cổ kính, tận hưởng không khí trong lành. Đã chọn du lịch Hà Nội thì đừng quên đến Đường Lâm các bạn nhé.

Sơ lược về làng cổ Đường Lâm

làng cổ đường lâm Hà Nội

ảnh: raucau1412

Nằm cách trung tâm Hà Nội 50km, Làng cổ Đường Lâm thuộc huyện Sơn Tây, Hà Nội. Đây là ngôi làng cổ kính nhất ở phía Bắc Việt Nam và là điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, những đổi thay của xã hội. Làng cổ Đường Lâm vẫn gắn liền với hình ảnh ngôi làng Việt xưa cổ. Nơi cổng làng chào đón, nơi cây đa che bóng mát và còn cả hình ảnh về giếng nước, ao sen, sân đình… Tất cả như đang lạc vào một cuốn truyện tranh, một sự tích của người Việt xưa.

làng cổ đường lâm Hà Nội

ảnh: tell_me_why_151

Ngôi làng này có hơn 900 ngôi nhà truyền thống. Tất cả đều là nhà gỗ với tường xây bằng đá ong. Tại đây, có một ngôi nhà tồn tại đến hơn 400 năm. Bên trong ngôi nhà là những bài văn cúng tế viết bằng chữ nho in trên một tấm ván cũ.

Phương tiện di chuyển đến làng cổ Đường Lâm

Có quá nhiều lựa chọn cho bạn khi muốn đến làng cổ Đường Lâm. Từ Hà Nội, bạn có thể đi xe bus, xe khách, ô tô hay xe máy đều được.

làng cổ đường lâm Hà Nội

ảnh: __v29a___

Xe bus

Giá thành khá rẻ nên đây là phương tiện được nhiều người lựa chọn. Có 2 tuyến xe đến Đường Lâm là tuyến số 70 và tuyến số 71. Nhớ kỹ số tuyến để tránh bị đi nhầm xe các bạn nhé.

Xe khách

Giá cả vừa phải, tiện nghi nên đây cũng là lựa chọn tốt. Bạn nên lên tuyến xe khách Mỹ Đình – Phú Thọ. Thời gian di chuyển tầm 2 tiếng.

Ô tô, xe máy

Việc sử dụng phương tiện cá nhân sẽ giúp bạn chủ động hơn. Hãy tham khảo các cung đường dẫn bạn đến làng cổ nhé.

  • Cung đường 1: Xuất phát từ Hà Nội => rẽ phải theo đường 21 ở ngã ba Hòa Lạc => qua Sơn Lộc đến ngã tư giao với đường 32 => có một biển chỉ dẫn rẽ vào Làng cổ Đường Lâm.
  • Cung đường 2: Từ Hà Nội => di chuyển theo quốc lộ 32 đến Sơn Tây => ngã tư giao với đường 21 => có lối rẽ vào cổng làng Đường Lâm bên phía tay trái.

Điểm tham quan tại làng cổ Đường Lâm

Cổng làng Mông Phụ

làng cổ đường lâm hà nội

ảnh: hip_thai

Được xây dựng từ thời vua Lê Thần Tông theo kiểu “Thượng gia hạ môn”. Có nghĩa phía trên là nhà, dưới là cổng. Cổng làng được xây dựng bằng đá ong, hai cánh cổng làm từ gỗ lim theo hình cánh dế. Bên cạnh cánh cổng là hình ảnh của một cây đa cổ thụ tỏa bóng. Phía bên phải có một hồ nước trong xanh. Tất cả đã tạo nên một không khí trong lành, mát mẻ.

Đền thờ Phùng Hưng

làng cổ đường lâm Hà Nội

ảnh: jadekhanh

Phùng Hưng là thủ lĩnh xuất sắc, đã chống lại ách đô hộ của Nhà Đường. Sau khi ông mất, đền thờ được dựng lên ở khắp nơi. Nhưng có lẽ quy mô nhất là ở làng cổ Đường Lâm. Khu vực đền thờ có các hạng mục công trình nổi tiếng như Tả – Hữu mạc, Đại Bái, Hậu Cung…

Lăng Ngô Quyền

làng cổ đường lâm hà nội

ảnh: ST

Lăng Ngô Quyền cách đền thờ Phùng Hưng tầm 500m. Diện tích Lăng khá rộng rãi và thoáng mát. Xung quanh là những rặng chuối buộc voi chiến của Ngô Quyền xưa, đồi Hùm nơi Phùng Hưng đã đánh nhau với hổ cứu dân làng.

Chùa Mía

làng cổ đường lâm Hà Nội

ảnh: vietnammoi

Chùa Mía còn có cái tên khác là Sùng Nghiêm Tự. Được xây dựng trên một khu đất cao thuộc thôn Đông Sàng. Nơi đây lưu giữ hàng trăm pho tượng Phật làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gỗ, đất sét và rất nhiều di vật quý báu.

Đặc sản của làng cổ Đường Lâm

làng cổ đường lâm Hà Nội

ảnh: pochessy

Những món ăn ở đây không quá cầu kỳ, không chế biến công phu hay bày trí tỉ mỉ. Đặc sản nơi đây là những món ngon dân dã, đậm hương vị của người Việt xưa.

Ghé lại một quán nhỏ bên đường, thưởng thức những ấm chè lam nóng, ăn một miếng kéo dồi để cảm nhận sự dẻo dai, vị ngọt ở cổ họng. Ngoài ra, làng cổ Đường Lâm còn nổi tiếng với món Gà mía, thịt quay đòn ăn kèm cùng tương chấm.

Giữa muôn ngàn công trình cao ốc mọc lên, Đường Lâm vẫn lặng lẽ, đứng nghiêm mình ở một góc nhỏ Hà Nội. Ngôi làng ấy vẫn có sức hút riêng, vẫn là điểm đến chưa bao giờ bị lãng quên. Có dịp đến Hà Nội tại sao không đến Đường Lâm các bạn nhỉ.

Có thể bạn quan tâm:

Linh Linh

5/5 - (3 bình chọn)