Hổ Quyền được vua Minh Mạng cho xây dựng năm 1830 tại kinh thành Huế, đây là một đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ với mục đích tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu thú vui tiêu khiển cho nhà vua, quan lại và dân chúng thời bấy giờ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây là đấu trường cổ và độc đáo của Việt Nam và không hề có ở bất cứ ở đâu trên thế giới.

Hổ Quyền ở đâu ?

Cách trung tâm Tp.Huế khoảng 5 km về phía tây, KDT Hổ Quyền tọa lạc ngay trên vùng đồi Long Thọ – thuộc phường Thủy Biều. Đây được xem như là công trình “độc nhất vô nhị” của Việt Nam và của cả ở thế giới.

120133524 130880582085656 8099253949819516323 o

Thời vàng son của đấu trường từng là nơi diễn ra của những trận thư hùng giữa voi và hổ đã đi vào sử sách.một thời vàng son với những trận thư hùng giữa voi và hổ đã đi vào sử sách. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố thăng tầm của thời gian và chiến tranh, công trình độc đáo này hiện đang xuống cấp khá trầm trọng.

120021968 130880405419007 43167162338389146 o

Kiến trúc độc đáo Hổ Quyền ?

Đây là một công trình lộ thiên có dạng hình vành khăn có kiến trúc hoành tráng vào thời bấy giờ. Vòng thành trong có chiều cao 5.9 m, vòng thành ngoài có chiều cao 4.75 m. Chu vi tường ngoài của Hổ Quyền là 145 m, đường kính lòng chảo của đấu trường là 44 m. Vât liệu xây dựng chủ yếu bằng gạch vồ, đá thanh và vôi vữa.

120063094 130880048752376 2962613960379723357 o

Quanh vòng tường thành có thêm trổ 5 chuồng cọp và một cửa vòm lớn dành cho voi ra vào sân đấu.

120003596 130880505418997 3959184162903718558 o

Khu khán đài dành cho vua ngồi quay mặt về hướng Đông Nam được xây cao hơn hẳn so với những vị trí xung quanh. Bên trái khán đài là một hệ thống bậc cấp đi lên gồm 24 cấp dành cho vua và các hoàng thân quốc thích và đại thần. Bên phải có một hệ thống bậc cấp khác được xây tương tự dành cho quan chức và binh lính.

Đối diện với khán đài của vua ngồi là 5 chuồng cọp được xây nằm liền kề nhau, chuồng ngoài cùng bên trái trổ cổng to hơn các chuồng còn lại.

Mục đích xây dựng Hổ Quyền ?

Ông Hồ Tấn Phan, (Nhà nghiên cứu văn hóa Huế) cho biết: Hổ Quyềnkinh thành Huếlà một công trình có kiến trúc hết sức độc nhất vô nhị không chỉ mỗi ở Việt Nam mà còn của thế giới, cho dù xét về quy mô, nơi này không sánh bằng đấu trường Colosseum (Italy) nổi tiếng. “Trên thế giới từ cổ chí kim, chưa có triều đại nào trong lịch sử cho xây dựng hẳn một công trình phục vụ cho việc chiến đấu giữa hổ và voi“, ông Hồ Tấn Phan cho biết.

120020548 130880598752321 2599805622514398622 o

Cửa dành voi đi nằm về ở phía bên phải khán đài, rộng 1.90m, cao gần 4m và có hai cánh bằng gỗ lớn (hiện nay không còn), bản lề bằng đá.

Trận thư tử chiến giữa voi và hổ thường chỉ diễn ra mỗi năm một lần. Các vua Nguyễn là người tổ chức và cũng là người điều khiển, vừa là khán giả rất nhiệt tình cổ vũ cho trận đấu cho đến khi voi quật chết hổ mới thôi.

119948711 130880278752353 3623375645715798515 o

Theo sử sách, những trận đấu này không chỉ mang tính giải trí thông thường mà còn xuất phát từ chính nhu cầu rèn luyện tượng binh, là một binh chủng rất lợi hại của quân đội xứ Đàng Trong và là lễ hội lớn do triều đình tổ chức nhằm khích lệ tinh thần thượng võ trong từ lòng dân chúng.

Dưới thời vua Minh Mạng, trong một trận huyết chiến một con hổ hung dữ đã bất ngờ nhảy lên trên khán đài khiến mọi người kinh hãi. Vì vậy, đến dưới thời vua Thành Thái, đã cho xây dựng nâng khán đài lên cao hơn.

120125243 130880172085697 941531284865447044 o

Trận đấu cuối cùng diễn ra tại Hổ Quyền tổ chức vào năm 1904 dưới triều vua Thành Thái. Sau nhiều thăng trầm của lịch sử và thời gian di tích Hổ Quyền đã bị xuống cấp khá nghiêm trọng. Từ năm 2018, Di tích Hổ Quyền được trùng tu như ngày nay.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94 (Tổng hợp)

Ảnh: Fanpage Ơi Huế

5/5 - (4 bình chọn)