Khamphadisan.com – Tọa lạc bên dòng sông An Cựu, Cung An Định khác biệt so với những biệt ngôi biệt phủ, cung điện từng xuất hiện trước đó tại kinh đó Phú Xuân ngày xưa, mang đậm nét của sự pha trộn kết hợp giữa hai trường phái kiến trúc Đông – Tây đã tạo nên một lối kiến trúc độc đáo.

cung an dinh hue khamphadisan

ảnh: chihiro_0808

Cung An Định trước kia có tên là Phủ Phụng Hóa, đã được vua Đồng Khánh (1886 – 1889) cho xây dựng vào những năm đầu của thế kỉ 20 để làm quà tặng cho hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo (vua Khải Định). Sau khi hoàng tử Bửu Đảo kế vị đã lấy niên hiệu là Khải Định (1916 – 1925) và đã cho xây dựng lại phủ và cho đổi tến thành cung An Định.

cung an dinh hue khamphadisan 1

ảnh: ntnlbd

Vào năm 1922, theo như ý nguyện của Vua Khải Định, cung An Định lại được ban cho Hoàng tử Vĩnh Thụy tức Vua Bảo Đại sau này (1926 – 1945). Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ Hoàng cung qua sống tại cung An Định.

cung an dinh hue khamphadisan 2

ảnh: minh.hai.pham

Năm 1955, khi Ngô Đình Diệm khi lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đã tiên hành tịch thu cung An Định và trưng dụng để làm nơi ở cho một số gia đình công chức địa phương. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, cung An Định đã được bàn giao lại cho chính quyền cách mạng.

cung an dinh hue khamphadisan 4

ảnh: sưu tầm

Cung An Định có tổng diện tích gần 24.000m², đều được bao quanh bởi hệ thống tường thành xây bằng gạch rất kiên cố bao gồm nhiều các công trình khác nhau như: bến thuyền – cổng chính – đình Trung Lập – vườn hoa – lầu Khải Tường – nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng nuôi thú – hai dãy nhà ngang – vườn cây cảnh và hồ nước – cuối cùng là cổng hậu. Trong số đó nổi bật nhất là các công trình như:cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.

cung an dinh hue khamphadisan 5

ảnh: vuanhlam

Cung An Định là sự tổng hòa của 3 nền kiến trúc: Trung Hoa, nhà vườn Huế, kiến trúc Pháp. Và có lẽ không có khu biệt phủ hay cung điện nào có thể so sánh được với cung An Định này. Ẩn mình bên dòng sông An Cựu, vẻ đẹp khiếm tốn ấy đã khiền không ít du khách khi đến tham quan phải đắm trầm trồ, tán thưởng và chìm đắm vào một công trình có một không hai của của mãnh đất Thần Kinh.

cung an dinh hue khamphadisan 3

ảnh: sưu tầm

Cùng với lăng Khải Định, Cung An Đinh là công trình kiến trúc duy nhất còn sót lại, cho dù bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Đó cũng là lý do vì sao Cung An Định ngày nay không còn nguyên vẹn với 10 công trình như lúc đầu. Phía sau Lầu Khải Tường chỉ còn nền móng của nhà hát Cửu Tư Đài, hai dãy nhà ngang còn nguyên vẹn và vườn hoa. Nhưng những giá trị nghệ thuật văn hóa của toàn bộ công trình này vẫn có sức hút kỳ lạ với những du khách lạc bước ghé thăm.

cung an dinh hue khamphadisan 6

ảnh: minhkhoidita

Cung An Định đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong cách phương Tây. Các công trình kiến trúc trong cung An Định đều mang phong cách kết hợp giữa đề tài trang trí truyền thống của Việt Nam với các đề tài trang trí của châu Âu, tạo nên bức tranh kiến trúc độc đáo.

Nếu có dịp đến du lịch Huế, bạn hãy thả bộ trên bờ sông hoặc xuôi dòng An Cựu, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ bởi những vẻ đẹp tiềm ẩn của Cung An Định.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94 (Tổng hợp – biên tập)

5/5 - (2 bình chọn)