Khamphadisan.com – Lăng vua Đồng Khánh hay còn có tên là Tư Lăng nằm trong hệ thống khu lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn thuộc quần thể di tích cố đô Huế. Tư lăng tọa lạc tại thôn Thượng Hai – xã Thuỷ Xuân – Tp. Huế. Đây là ngôi lăng được xây dựng trong suốt 4 đời vua từ 1888 – 1923, vì thế Tư Lăng vừa mang lối kiến trúc xưa vừa có pha lẫn với  kiến trúc của Tây Âu.

Vua Đồng Khánh tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Đường, là con trai cả của hoàng tử Kiên Thái Vương (tức Nguyễn Phúc Hồng Cai, 1845 – 1876) là người đã may mắn sinh thành 3 vị vua : vua Kiến Phúc (1883 – 1884),vua Hàm Nghi (1884 – 1885) và vua Đồng Khánh (1885 – 1889). Người dân ở Huế thuở ấy có câu ca dao nói về vương niệm của ba ông vua này:

” Một nhà sinh đặng ba vua

vua còn, vua mất, vua thua chạy dài “

Từ sau khi lên ngôi tháng 2/1888, vua Ðồng Khánh đã cho xây dựng ở bên cạnh lăng mộ vua cha ngôi điện đặt tên Truy Tư để thờ cúng cha. Công việc đang triển khai dang dỡ thì vua Ðồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời.

lang vua dong khanh tu lang khamphadisan e1487904768381

Sau đó Vua Thành Thái lên kế vị và đã cho đổi điện Truy Tư thành điện Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh. Thi hài vua được mai táng khá đơn giản trên một quả đồi có tên là Hộ Thuận Sơn, cách Điện Ngưng Hy 30m về phía Tây. Toàn bộ khu lăng tẩm được đặt tên là Tư Lăng.

Đến năm 1916, vua Khải Ðịnh – con trai của vua Ðồng Khánh lên ngôi, đã cho tu sửa lại điện thờ và xây cất lăng mộ cho cha mình đến tháng 7/1917,chỉ  mới xong phần cơ bản và cho đến năm 1923 thì hoàn tất.

Lăng Ðồng Khánh xây dựng diễn ra trong 4 đời vua từ 1888 – 1923, vì thế lăng Ðồng Khánh mang đậm dấu ấn 2 trường phái kiến trúc của 2 thời điểm lịch sử khác nhau.

lang vua dong khanh tu lang khamphadisan 1

Khu tẩm điện: gồm các công trình vẫn mang lối kiến trúc xưa, “Trùng Thiềm Điệp Ốc” lối kiến trúc đặc trưng của nhà Nguyễn. Chính điện và các khu nhà cửa phụ thuộc, vẫn là những hàng cột được sơn son thếp vàng lộng lẫy được trang trí tứ linh, tứ quí,… Ðiện Ngưng Hy có tất cả 24 đồ bản vẽ các bức tranh trong điển tích “Nhị thập tứ hiếu”, kể về những tấm gương hiếu thảo tại Trung Hoa.

lang vua dong khanh tu lang khamphadisan 2

Trên những cỗ diêm, của Điện Ngưng Hy có xuất hiện của những bức phù điêu bằng đất nung đa phần trang trí rất dân giã như “Gà chọi”, “Ngư ông đắc lợi”. Việc nơi này xuất hiện hệ thống cửa kính nhiều màu và hai bức tranh,… đã nói lên được sự ảnh hưởng của văn hoá Tây Âu.

lang vua dong khanh tu lang khamphadisan 4 e1487905566171

Khu lăng: Lối kiến trúc khu lăng mộ hầu như đã được “Âu hoá” hoàn toàn từ đặc trưng kiến trúc, các mô típ trang trí cho đến vật liệu xây dựng. Bi Đình là sự biến thể của lối kiến trúc Romance pha trộn với kiến trúc Á Đông. Tượng quan viên cao và gầy được dựng bằng xi măng và gạch thay cho tượng đá ngói ác đoa và gạch ca rô ngày xưa.

lang vua dong khanh tu lang khamphadisan 3 e1487905724869

Tiểu sử vua Đồng Khánh.

Vua Ðồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Ðường, là con trai cả của Kiên Thái Vương (Nguyễn Phúc Hồng Cai, 1845 – 1876). Ðồng Khánh là anh trai cả của 2 vị vua: Kiến Phúc (1883 – 1884) và vua Hàm Nghi (1884 – 1885). Tháng 7/1885, sau khi Hàm Nghi rời kinh thành Huế và phát chiếu Cần Vương kháng Pháp, triều thần và chính phủ bảo hộ Pháp đã đưa Ưng Ðường vào ngai vàng đang để trống, lấy niên hiệu là Ðồng Khánh. vua Ðồng Khánh làm vua được 3 năm.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94 (Tổng hợp)

4/5 - (4 bình chọn)