Khamphadisan.com – Bài chòi là trò chơi mang đậm tính giải trí và mang đậm tính nghệ thuật của người dân Miền Trung. Nghệ thuật bài chòi ra đời từ nhu cầu liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy và đã trở thành trò chơi không thể thiếu trong các dịp lễ hội.

Lịch sử nghệ thuật bài chòi

Nghệ thuật bài chòi

ảnh: bidiusta

Là di sản chung của 9 tỉnh Trung Bộ từ Quảng Bình đến Ninh Thuận, nhưng Bình Định vẫn được xem là cái nôi của nghệ thuật bài chòi.

Theo như dân gian, thì bài chòi xuất hiện vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Để canh giữ nương rẫy cũng như đời sống do bị các thú dữ phá hoại, người dân đã cho dựng các chòi cao ở ven rừng và cho một thanh niên canh gác mỗi chòi. Để tiện liên lạc khi có thú rừng xuất hiện, các chòi sẽ tạo ra các âm thanh, đánh trống, hô to…Và để đỡ buồn chán, họ đã cất lên những câu hò, câu hát để liên lạc. Sau đó còn sáng tạo nên hát – hò đối đáp và chơi bài, bắt nguồn cho nghệ thuật bài chòi sau này.

Cách chơi bài chòi

Nghệ thuật bài chòi

ảnh: Nguyễn Xuân

Bài chòi thường được tổ chức ở những khoảng đất rộng hay sân đình, nơi mà mọi người thuận lợi đi hội chợ…Và để dễ dựng lên 9 hoặc 11 chòi bằng tre, lợp tranh, xếp theo hình chữ U, chòi ở đáy gọi là chòi Cái. Có người sẽ dẫn dắt cuộc chơi, người này sẽ rút con bài trong ống bài và hát những câu hát liên quan đến con bài đó, gọi là Hô Thai. Những người chơi sẽ ngồi trên chòi tre, mua 3 con bài và đợi. Nếu trùng hết 3 con bài mà người Hô Thai hát xướng đầu tiên sẽ là người thắng cuộc. Lượt chơi kết thúc và bắt đầu lượt chơi mới.

Nghệ thuật bài chòi

ảnh: Ngữ Thiên

Bộ bài để đánh gồm 33 lá, với những tên như là: nhứt nọc, nhì nghèo, lá liễu, ông ầm,…Mỗi lá đều có những câu hát để gọi tên, chẳng hạn: “Nửa đêm gà gáy le te/ Muốn đi rón rén đụng nghe cái ầm” – ám chỉ lá bài Ông Ầm…

Để chơi bài chòi thường có các nhạc cụ như: đàn nhị, song loan, kèn bóp và trống chiến. Khi người Hô Thái hát phải theo nhịp trống, sanh,…Làm cho điệu hát trở nên hấp dẫn.

Nghệ thuật dân gian đặc sắc

Chơi bài chòi là món ăn tinh thần của người dân miền Trung mỗi dịp xuân về. Đặc biệt là Bình Định với các lễ hội xuân Bình Định bài chòi là trò chơi không thể thiếu. Chơi bài chòi cũng là một cách thực hành, sáng tạo nghệ thuật, đồng thời bảo tồn văn hóa nghệ thuật dân gian.

Nghệ thuật bài chòi được thế giới công nhận

ảnh: I.T

Với những đóng góp về nghệ thuật, văn hóa, năm 2014 nghệ thuật Bài Chòi được Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Không những vậy, ngày 07/12/2017, bài chòi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nếu có dịp ghé đến các tỉnh miền Trung đặc biệt là du lịch Quy Nhơn, Bình Định thì hãy tham gia và tìm hiểu trò chơi bài chòi này. Không chỉ được tổ chức ở các lễ hội xuân, mà trò chơi bài chòi còn được tổ chức vào những ngày cuối tuần ngay tại trung tâm thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

Có thể bạn quan tâm:

diemtv (Tổng hợp)

5/5 - (1 bình chọn)