Khamphadisan.com – Nằm trong quân thể khu di tích văn hóa Cố đô Hoa Lư, núi Mã Yên là nơi an nghỉ của vua Đinh Tiên Hoàng, người đã có công dẹp loạn 12 Sứ quân lập là triều đại nhà Đinh.
ảnh: sưu tầm
Núi Mã Yên thuộc địa phận xã Trường Yên – huyện Hoa Lư – tỉnh Ninh Bình, ngọn núi này có chiều cao chừng 200m đối diện đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng – là một trong những điểm đến nổi tiếng của du lịch Ninh Bình.
ảnh:gereblye
Vì núi có dáng giữa võng xuống và hai đầu thì nhô cao nên từ xưa dân gian gọi là Mã Yên, do trông nó giống chiếc yên ngựa. Ngọn núi này gắn với tương truyền về Đinh Bộ Lĩnh khi lên ngôi Hoàng đề năm 968. Vua đã chọn vùng núi hiểm trở, kỳ vĩ này để xây dựng kinh đô. Sau đó, vua lấy núi Mã Yên làm án.
ảnh: sưu tầm
Khi vua băng hà, nhân dân đã an táng thi hài ông trên đỉnh núi. Cũng trong vùng này, về phía Nam chân núi còn có lăng vua Lê Đại Hành. Cả lăng vua Đinh và lăng vua Lê đều được xây dựng từ năm 1840 và trùng tu năm Hàm Nghi thứ nhất. Lăng mộ được đặt ở chính giữa ngọn núi, vị trí võng xuống thấp theo dáng hình dân gian gọi là yên ngựa.
ảnh: Báo Kiến Thức
Đến với núi Mã Yên ngoài sự hùng vĩ của thế núi hiểm trở, bạn sẽ còn mang cảm giác lâng lâng trong không khí linh thiêng của núi rừng, lẫn hồn xưa cố đô Việt Nam. phía trước có một bệ thờ để đặt chiếc lư hương cũng bằng đá, trước lăng có chữ đề bia: “Đinh triều, Tiên Hoàng đế chi lăng, Minh Mạng nhị thập nhất niên ngũ nguyệt, sơ nhị nhật phụng sắc kiến”. Những dòng chữ trên bia cho biết, lăng được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 21.
ảnh:Báo Kiến Thức
Cũng có nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, lăng mộ của vua Đinh Tiên Hoàng trên núi Mã Yên chỉ là một công trình mang ý nghĩa tưởng niệm được người đời sau xây dựng. Nơi an nghỉ thật sự của vua Đinh Tiên Hoàng cho đến nay vẫn là một ẩn số.
ảnh:Báo Kiến Thức
Đứng trên đỉnh Mã Yên, bạn có thể quan sát được toàn cảnh cố đô Hoa Lư. Dãy núi Rù trùng trùng điệp điệp phía trước như tường thành bao quanh đền vua. Ngoài xa, dòng Hoàng Giang như con rồng trở mình uốn khúc, núi Kiếm như thanh gươm dựng đứng giữa trời xanh, tất cả tạo thành một bức tranh tuyệt mỹ để bạn thương lãm đến say.
Hàng năm, cứ vào ngày 15 – 20/2 âm lịch người dân nơi này thường tổ chức nhiều lễ hội tưởng nhớ công đức của hai vị anh hùng dân tộc, tạo nên bầu khí rất ấm cúng, cũng như thêm thương mến hơn vùng đất nổi tiếng từng là cố đô quan trọng trong lịch sử nước nhà.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh nghiệm du lịch Ninh Bình
- Những điểm đến không được bỏ qua tại Ninh Bình
- Khám phá đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng
binhqb94(Tổng hợp – biên tập)