Khamphadisan.com – Là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại tỉnh Sóc Trăng, trải qua dòng thời gian của lịch sử thì đến nay chùa Kh’leang đã được gần 500 năm tuổi. Chùa có lối kiến trúc gần giống như các chùa theo hệ Phật giao Nam Tông khác ở Thái Lan hay Campuchia.

Chùa Kh’leang nằm trên đường Tôn Đức Thắng – Khóm 5 – phường 6 – Tp.Sóc Trăng, chỉ cách trung chợ Tp.Sóc Trăng chừng 1km.

chua khleang khamphadisan

ảnh: sưu tầm

Ngoài Trà Vinh thì Sóc Trăng là vùng đất có nhiều chùa chiền nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết những ngôi chùa ở đây đều được xây dựng theo lối kiến trúc mang đậm phong cách Khmer Nam Bộ. Chỉ riêng trong khu vực Tp.Sóc Trăng đã có hơn 20 ngôi chùa. Chùa với đồng bào Khmer mang một ý nghĩa rất thiêng liêng. Ngôi chùa, ngoài là nơi dùng để cử hành những nghi lễ tôn giáo, còn là nơi lưu giữ các giáo lý của nhà Phật; là nơi diễn ra các lễ hội mang tính văn hóa đặc trưng của người dân Khmer.

chua khleang khamphadisan 1

ảnh: amsovivian

Theo tương truyền: chùa Kh’leang được cho là một trong những chùa đầu tiên được xây dựng đầu tiên trong vùng vào năm 1532. Thời gian đó Sóc Trăng vẫn đang còn là một vùng đất hoang vu, chưa hề được khai phá, người dân còn thưa thớt, còn cách xa sự can thiệp của chính quyền quan lại. Ban đầu chùa Kh’leang được xây dựng bằng nguồn vật liệu tại chỗ như: tre, gỗ, lá, và từ nguồn đóng góp tự nguyện của các lưu dân trong vùng.

chua khleang khamphadisan 2

Giống như nhiều ngôi chùa Khmer trong vùng, chùa Khleang, ngoài khu chính điện giữa vai trò trung tâm, còn có những công trình phụ khác như: Sa-la (nhà hội của các vị sư sãi và tín đồ), nhà ở của sư trụ trì (cũng là nơi lưu trữ kinh kệ, sách báo và tài liệu của chùa), nhà ở của các vị sư (am), các tháp chứa cốt, nhà khách,…

chua khleang khamphadisan 3

ảnh: sưu tầm

Đẹp nhất, uy nghi nhất trong số đó chính là ngôi chính điện, được xây dựng mới lại năm 1918. Cấu tạo nền kiểu bậc tam cấp, độ rộng mỗi bậc bậc từ 4 – 7m và cao khoảng 1m; giữa các bậc có hàng rào bao xung quanh, có 4 cổng được trang trí hoa văn rực rỡ màu sắc.

chua khleang khamphadisan 4

ảnh: thaolexxmi

Bậc ba là mặt bằng của chính điện, cách vách chính điện khoảng 1,5m. Các bậc này tạo thành các sân nội bộ, là nơi sinh hoạt chung của các tín đồ vào những dịp lễ chùa. Bộ mái chùa được xây dựng theo hình thức tam cấp và mỗi cấp lại có 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa. Các góc mái chùa được đắp hình đuôi rắn cong vút.

chua khleang khamphadisan 5

ảnh: sưu tầm

Chùa Kh’leang mặc dù theo hệ Phật giáo Nam tông Kh’mer nhưng phong cách kiến trúc – và những họa tiết điêu khắc không chỉ thuần Kh’mer mà còn là sự kết hợp của văn hóa Hoa và Việt thể hiện bằng các dòng Hán tự được khắc trên  các thân các cây cột trong ngôi chánh điện và bao lam lại thể hiện phong cách và họa tiết Việt Nam.

chua khleang khamphadisan 6

ảnh: laceyzn

Hiện tại chùa còn lưu giữ khoảng 45 tượng Phật Thích Ca được làm từ nhiều chất liệu như: ciment, gỗ, đồng, đá trắng, đất nung,… hầu hết được chạm trổ và sơn son thiếp vàng. Giữa chính điện là tượng Phật thích ca đang ngồi thiền định trên một bệ tượng cao và được trang trí nhiều tầng hoa văn hình cánh sen và lửa. Trần chính điện được trang trí bằng những các bức tranh sơn dầu vẽ hình tiên nữ đang múa trên bầu trời làm tăng thêm phần sinh động cho gian bên trong chính điện…

chua khleang khamphadisan 7

ảnh: tph.nhung

Ngoài ra, trong khuôn viên của chùa còn mở một ngôi trường bậc trung cấp để giảng dạy văn hóa và dạy chữ Khmer, cũng chính trong khuôn viên này có trồng nhiều cây xanh mát mẻ, đến đây bạn có thể tận hưởng không khí trong lành, tìm hiểu về thư tịch cổ Khmer, và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo của chùa.

Chùa Kh’leang đã được bộ VHTT-DL công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 27/4/1990 công nhận  là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94

4.3/5 - (6 bình chọn)