Lăng Tự Đức (chữ Hán: 嗣德陵) là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất Tự Đức, tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ (萬年基), sau cuộc Loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung (謙宮). Sau khi Tự Đức băng hà, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng (謙陵).
Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn.
CẢNH ĐẸP HỒ LƯU KHIÊM
Kính thưa quý khách, tôi rất hân hạnh là người bạn đồng hành cùng quý khách trong chuyến thăm lăng Tự Đức hôm nay. Sau khi qua cửa Vụ Khiêm Môn – quý khách tập trung ngay tại sơ đồ tổng thể lăng. Xin quý khách vui lòng xếp theo hình vòng cung về phía tay trái tôi để tiện quan sát sơ đồ công trình Lăng. Vâng thưa quý khách nhìn trên sơ đồ sau khi qua Vụ Khiêm Môn, đi theo con đường lát gạch sẽ dẫn chúng ta vào khu vực khuôn viên của lăng, về phía bên trái con đường là khu vực xung quanh hồ Lưu Khiêm, đi tiếp theo con đường sẽ gặp khu mộ Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu, vợ vua Tự Đức – cùng với lăng Vua Kiến Phúc vị vua thứ 7 Triều Nguyễn là con nuôi vua Tự Đức. Qúy khách hãy quan sát trên sơ đồ, có những điểm chín đen và chín đỏ, những điểm đen là những công trình đã bị phá hủy bởi thời gian và chiến tranh và những điểm đỏ là những điểm còn được lưu giữ tới ngày nay. Theo dự kiến buổi thăm quan sẽ diễn ra trong vòng 2 giờ đồng hồ, bây giờ là 9h có nghĩa là 11 giờ quý khách có mặt tại điểm này để gặp lại hướng dẫn suốt tuyến của quý khách và tiếp tục hành trình tới điểm tham quan khác trong chương trình.
Trước tiên đoàn chúng ta sẽ thăm khu vực quanh hồ Lưu Khiêm sau đó là khu vực lăng mộ vua và cuối cùng là khu tẩm điện. Bây giờ mời quý khách đi theo tôi để bắt đầu chuyến thăm quan, vâng thưa quý khách, nơi đoàn chúng ta đang đứng đây là khu vực hồ Lưu Khiêm, ngay gần Dũ Khiêm Tạ và để tiện quan sát xin đoàn vui lòng đứng về phía tay trái tôi, mặt hướng về phía hồ.
Như quý khách đã biết triều đại Nhà Nguyễn trải qua 143 năm, với 13 đời vua. Trong số 13 đời vua đó nhưng chỉ có 7 lăng tẩm được xây dựng bởi những lý do về lịch sử. Lăng Tự Đức mà chúng ta thăm hôm nay là 1 trong số 7 lăng đó và đây là một lăng đẹp, đồng chất thơ, chất mộng, nó phần nào thể hiện được tính cách và tâm hồn của ông vua thi sĩ – Tự Đức.
Mỗi một vị vua sau khi lên ngôi đều nghĩ đến việc tìm đất xây dựng ngôi nhà vĩnh cứu cho mình, và vua Tự Đức cũng vậy sau khi lên ngôi ông cũng sớm nghỉ tới việc xây dựng lăng tẩm cho mình bởi theo quan niệm triết học phương đông “Sinh Ký tử quy” sống gửi thác về cuộc sống trần thế này chỉ là sự tạm bợ, cái chết về với thế giới bên kia mới là cõi vĩnh hằng. Điều đáng nói ở đây trong số 7 lăng thì có tới 6 lăng còn dở dang hoặc chưa được xây dựng khi các vua đã qua đời riêng vua Tự Đức sau khi hoàn thành lăng cho mình ông còn sống tới 16 năm nữa.
Trước khi tìm hiểu về kiến trúc lăng, tôi xin giới thiệu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp cũng như bối cảnh lịch sử giai đoạn ông trị vì.
Vua Tự Đức tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm – sinh năm 1829 là con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Ngay từ thuở nhỏ Hồng Nhậm được mẹ dạy bảo nghiêm khắc từ cách đi đứng đối ứng đều hợp với nghi thức cung đình, với tư chất đi đứng đối ứng đều hợp với nghi thức cung đình, cộng với tư chất thông minh ham học hỏi rèn luyện bản thân nên được vua cha rất mực yêu thương tin tưởng. Năm 1848 Hồng Nhậm lên ngôi vua theo di chiếu của vua cha, lấy niên hiệu là Tự Đức – vị vua thứ 4 Triều Nguyễn và là vị vua trị vì lâu nhất trong số 13 vua, 36 năm (1848 – 1883). Theo quan niệm phong kiến con trai cả sẽ là người kế vị vua cha, điều này được thấy rất rõ ở các vương triều Trung Hoa, nhưng với Triều đình nhà Nguyễn, đây không phải là một nguyên tắc bắt buộc. Nếu là một con người thông minh, lanh lợi, tài trí hơn người, được vua cha tin yêu dù là con thứ vẫn có thể được chọn làm người kế vị và vua Tự Đức cũng vậy ông là một trường hợp như thế.
Vua Tự Đức là một người thông minh, hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực như: nghệ thuật, lịch sử, triết học, …. Ông là người có kiến thức uyên thâm về nền học vấn phương đông nhất là nho học trong số 13 vua Triều Nguyễn.
Vua Tự Đức còn là một nhà văn, một nhà thơ lớn ông có tới 600 bài văn, 4000 bài thơ chữ hán và hàng trăm bài thơ chữ nôm, thơ ông thể hiện tư chất của một con người thông minh, đa cảm, yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật.
Hơn nữa Tự Đức còn là tấm gương của lòng hiếu thảo, tương truyền lúc sinh thời, ông định ra ngày chẵn vấn an mẹ, ngày lẻ làm việc triều chính, điều này diễn ra đều đặn trong 36 năm ông trị vì. Mọi điều răn dạy của mẹ – Thái Hậu Từ Dũ ông đều ghi chép cẩn thận vào một cuốn sổ để ghi nhớ nhưng ông lại là một con người bất hiếu nhất dù có tới 103 vợ và phi nhưng ông không có con đây chính là hậu quả của căn bệnh đậu mùa. Tội bất hiếu có lẽ là điều đau khổ nhất trong cuộc đời nhà vua.
Tự Đức là một ông vua yếu đuối về thể chất lại thiếu tính quyết toán. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những thất bại trong việc điều hành đất nước, đặc biệt là làm mất 6 tỉnh Nam vào tay giặc pháp, sau đó là hàng loạt những hiệp ước như hiệp ước Qúy Mùi (1883), hiệp ước Patenôt chia đất nước làm 3 kỳ chịu sự bảo hộ của đế quốc Pháp.
Trước những thất bại liên tiếp trong chính sách điều hành đất nước, cũng như những nỗi buồn nội tại trong bản thân nhà Vua nên ông nghĩ đến việc xây dựng hành cung thứ hai của mình làm nơi tiêu sầu và cũng đề phòng khi ra đi bất chợt.
Sau khi tìm được thế đất tốt – có nghĩa là cuộc địa hội tụ đầy đủ các nguyên tắc sơn triều thủy tạ, tiền án, hậu chẩm, minh đường, … ở làng Dương Xuân Thượng, tổng Chánh Cư nay thuộc xã Thủy Xuân – huyện Thượng Ba cách trung tâm thành phố Huế chừng 5 km về phía tây và cũng không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các lăng tẫm triều Nguyễn đều xây dựng ở phía tây, bởi quan niệm vua là Thiên Tử, kiểu trưng là hình ảnh mặt trời và khi vua băng hà, vua và mặt trời cùng đi về phía tây, về thế giới của sự vĩnh hằng. Lăng vua Tự Đức được khởi công xây dựng năm 1864 và hoàn thành năm 1867 với tên gọi ban đầu là “Vạn Niên Cơ” với mơ ước lăng sẽ trường tồn mãi mãi, theo dự định công trình sẽ hoàn thành trong 6 năm với khoảng 3000 lính và thợ, nhưng để tấn công với vua các quan giám sát xây dựng bắt dân binh lao động cực khổ trong điều kiện rừng thiên nước độc. Nhằm rút ngắn thời gian xây dựng. Trước sự bị bóc lột nặng nền mà dân binh vùng lên tham gia khởi nghĩa dưới sự cầm đầu của anh em Đoàn Hữu trưng tiến về kinh thánh nhằm lật đổ vua Tự Đức hằng những công cụ lao động đó là chày vôi . Tuy cuộc khởi nghĩa bị thất bại sau 3 ngày, nhưng thanh danh vua Tự Đức tổn thất nặng nề, từ sự kiện này mà trong dân gian có câu:
“Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân”
Và để xóa đi những ký ức xấy trong nhân dân cái tên “Vạn niên cơ” được đổi thành Thành Khiêm Cung, sau khi vua mất là Khiêm Lăng. Mọi công trình lớn nhỏ trong lăng đều mang chữ Khiêm ở đây có nghĩa là kính, là nhường, điều này được vua Tự Đức giải thích trong bài khiêm cung ký trong văn Hria mà lát nữa đoàn chúng ta sẽ ghé thăm.
Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn, chính sự sáng tạo của con người, sự kết hợp tuyệt vời giữa kiến trúc và thiên nhiên, đã biến chốn mộ địa thành thiên đường của cỏ cây hoa lá. Trong vòng là Thành 12 ha, gồm 50 công trình lớn nhỏ được phân bố dàn trải trên những thế đất phức tạp. Toàn bộ lăng được phân bố trên 2 trục song song cùng lấy núi Giáng Khiêm làm tiền án, lấy núi Dương Xuân làm hậu chuẩn, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường. Nếu như khu lăng mộ được xây bằng những vật liệu bằng đá thì khu tẩm điện là những vật liệu bằng gỗ.
Trước hết chúng ta tìm hiểu khu vực quanh hồ Lưu Khiêm. Vâng thưa quý khách, trước mặt đoàn chúng ta, phía bên tay phải tôi là hồ Lưu Khiêm. Hồ được các nhà thiết kế lợi dụng nguồn nước của con suối tự nhiên, đào sâu, nới rộng, nằm các thế đất mà thành. Hồ là nơi vua dạo thuyền ngắm cảnh và cũng là nơi thả sen tạo cảnh quan. Trên giữa hồ tạo nên đảo Tịnh Khiêm để trồng cây, người ta còn tạo nhiều hang hồ Lưu Khiêm và đảo Tịnh Khiêm là yếu tố minh đường, tụ thủy phúc cho con cháu đời sau. Trên hồ còn mọc lên những nhà tạ đó là Dũ Khiêm Tạ và xung khiêm Tạ. Tuy quy mô kiến trúc của các nhà tạ này không bề thế, hoành tráng nhưng nó góp phần tạo nên sự phong phú cùng vẻ đẹp thanh thoát cho toàn bộ công trình. Trong tổng thể kiến trúc cung đình triều Nguyễn tại Huế hình thức nhà tạ có mặt ở khắp nơi: hoàng cung, biệt cung hay các lăng tẩm nhưng qua thời gian và chiến tranh, hiện nay ở Huế chỉ còn vỏn vẹn 4 ngôi nhà tụ Trường Du Tạ ở cung Diên thọ (Hoàng Thành) nghênh Lương Tạ hoang nghênh Lương Đình ở trước mặt kinh Thánh; Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ ở Lăng Tự Đức nơi chúng ta đang thăm quan.
Dũ Khiêm Tạ là ngôi nhà tạ nhỏ bé, phía trước mặt hơi chếch về phía tay trái quý khách. Nó được xây dựng năm 1864 cùng với nhiều công trình khác trong Khiêm Lăng. Dũ Khiêm Tạ có kết cấu khá đặt biệt, bộ khung của công trình chỉ là sự liên kếtkhá đơn giản giữa 2 bộ vì cùng kiểu: giao nguyên, trụ đôi, đặt từ cao xuốngthấp, chia thành 3 phần trong đó 2 phần đặt ngay dưới mặt nước.Toàn bộ phần thân nhà dễ thoáng, chỉ có 1 hàng lan can hình con tiện thấp bao quanh 2 bên và mặt trước. Một chiếc thang gỗ đơn giản nhưng chắc chắn nối từ mặt sàn thấp nhất cuống hồ nước làm chỗ nhà vua bước lên xuống thuyền. Cấu trúc tuy đơn giản nhưng hiệu quả lại rất cao bởi ngôi nhà tụ này kết hợp hài hòa với cảnh trí xung quanh. Ngôi nhà tụ lớn ở bờ đằng kia chính là Xung Khiêm Tạ, là nơi dành cho vua câu cá ngắm cảnh và vịnh thơ. Nó lớn hơn Dũ KhiêmTạ rất nhiều với kiến trúc Trùng thiềm điệp ốc, đây là kiến trúc phổ biến trong kiến trúc cung đình. Nhà chính (Chính đường) kiến trúc như mộtnhà rường lớn nối trực tiếp với nhà trước (tiền đường) chỉ bé như 1 nhà vỏ cua thông qua 1 trụ cột chung, phần phía trên của trụ cột này được đặt 1 máng xối mà 2 đầu đều được trang trí hình cá chép đang há miệng nhả nước rất sinh động. Đây là lối kiến trúc và trang trí quen thuộc mà quý vị có thể bắt gặp trong nhiều công trị.
Ở cung đình ví như quý vị có thể bắt gặp trong nhiều công trình hệ thống máng nối giữa 2 nếp nhà đã làm cho công trình ở 2 đầu máng xối làm cho công trình trở nên đẹp hơn nữa hình ảnh cá chép phun nước cầu mong sự xung túc no đủ, sự thành đạt, thăng hoa. Có 1 điều hết sức lý thú, khi đứng tại cầu tháng dẫn xuống mặt nước trong 1 vài phút ta sẽ có cảm giác bồng bềnh lắc lư như đang ngồi trên thuyền.
Nhìn chung, tuy cấu trúc đơn giản, quy mô không lớn nhưng do khéo chọn vị trí nên cả hai nhà tạ này đã góp phần tạo nên vẻ đẹp rất hài hòa.
Hồ Lưu Khiêm cùng với Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ là một trong những cảnh đẹp góp phần tạo chất lãng mạn trữ tình trong Khiêm Lăng
Sau khi ra khỏi khu vực hồ Lưu Khiêm, quý khách sẽ đi theo con đường lát gạch đến thăm khu lăng mộ vua.
LĂNG MỘ VUA TỰ ĐỨC
Một khó khăn lớn nữa của vua Tự Đức là ông làm vua ở thời điểm có nhiều tư tưởng trái ngược nhau trong triều đình Huế và nho sĩ. Người bảo đánh Tây, kẻ lại cầu hòa, vua Tự Đức không đủ bản lĩnh để khẳng định một lựa chọn khi đứng giữa hai bên. Cuối cùng thì việc lớn không làm được. Trong bài Khiêm Cung Kí, nhà vua cũng đã tự nhận trách nhiệm của mình : “Không sáng suốt trong việc biết người, ấy là tội của ta. Hàng trăm việc không làm được, đều là tội của ta cả…”
Sự do dự của ông còn thể hiện trong di chiếu của mình trước khi qua đời. Khi quyết định truyền ngôi lại cho người con nuôi lớn tuổi nhất để tránh nạn quyền thần (đã từng xảy ra với mình), thế nhưng ông còn do dự đến nỗi ghi trong di chiếu rằng người này thiếu tài đức, lại có nhiều tật xấu,…v…v… Và chính điều này đã mang lại bi kịch cho vị vua nối ngôi là Dục Đức cũng như các vị vua sau này và phần này góp phần làm cho vương triều nhà Nguyễn càng thêm suy yếu.
Kể đến đây, chắc hẳn quý vị cũng đồng ý với tôi rằng làm vua không hề dễ dàng và sung sướng như mọi người vẫn nghĩ phải không ạ?
Quý khách nhìn sang hai bên nhà bia có thể thấy hai trụ biểu sừng sững uy nguy, thể hiện uy quyền và tài đức của nhà vua. Trụ biểu thường được dựng ở những công trình quan trọng mang tầm cỡ quốc gia, khi nhìn thấy trụ biểu này, thì người ta hiểu ra đây là nơi trang nghiêm, phải kính cẩn, giữ yên lặng, không được phép nói chuyện ồn ào. Phía trên trụ biểu được tạc hình hoa sen, đây là một trong những dấu ấn của Phật Giáo được thể hiện trong các công trình kiến trúc dưới thời Nguyễn, triều đại mà Phật Giáo rất thịnh hành.
Đứng từ đây nhìn về phía bên phải của quý khách, đó là phần mộ của Hoàng Hậu của vua – Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu, tên thật của bà là Võ Thị Duyên. Bà là con của Thái Tử Thái Bảo, Đông các đại học sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ Võ Xuân Cần.
Phía xa hơn là phần mộ của vua Kiến Phúc. Kiến Phúc là một trong ba người con nuôi của vua Tự Đức mà sau này được lên ngôi vua. Hai người anh của vua Kiến Phúc là con của Kiến Thái Vương, ông có ba người con trai là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, Nguyễn Phúc Ưng Lịch và Nguyễn Phúc Ưng Đường đều được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và sau này lần lượt đăng ngôi, chính là ba vị vua Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh. Trong người này thì Kiến Phúc là người con nuôi được Tự Đức yêu quý nhất. Nhưng thật không may, ông chỉ làm vua được 8 tháng thì qua đời, và do hoàn cảnh binh biến rối ren lúc bấy giờ, vua Kiến Phúc đã được an táng ở đây. Câu chuyện về cái chết của vua Kiến Phúc đến nay vẫn còn nhiều nghi vấn, nếu quý khách quan tâm thì lát nữa khi trở ra tôi sẽ kế cho quý khách nghe. Bây giờ xin mời quý khách đi vào bên trong.
Xin mời quý khách dừng lại trong giây lát. Kính thưa quý khách, chúng ta đang đi ngang qua hồ Tiểu Khiêm. Hồ có hình bán nguyệt, ý muốn nói rằng trăng khuyết rồi trăng sẽ lại tròn, cuộc đời có lúc trầm rồi sẽ có lúc thăng, và mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp. Đây cũng là một quan niệm rất có ý nghĩa với vua Tự Đức, khi mà cuộc đời của ông đã có quá nhiều biến cố và bất hạnh rồi và đây chính là nơi mà ông muốn hòa mình vào với cảnh quan thanh thoát, hữu tình, với thiên nhiên cây cỏ để tìm quên. Hồ được xây ngay trước phần mộ của vua còn mang một ý nghĩa sâu xa nữa, đó là hồ đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội- điều này thể hiện sự chu toàn của vua trong việc đón nhận cái chết. Hồ Tiểu Khiêm được xây dựng ngay trước chính diện của Bửu Thành, chính là nơi chôn cất thi hài của vua Tự Đức. Bây giờ xin mời quý khách tiếp tục đi vào bên trong để tham quan mộ vua.
Kính thưa quý khách, đây là khu vực bia mộ của nhà vua. Phía trước – sau đều có tấm bình phong làm tiền án và hậu chẩm, lấy hồ Tiểu Khiêm là yếu tố minh đường và xung quanh là tường thành bao quanh, bốn bề thông reo. Chính giữa là bia mộ vua được xây bằng đá. Tuy nhiên, thi hài của vua đang ở vị trí nào thì không một ai biết. Tương truyền rằng, khi vua chết, đoàn quân đưa tang vua đi thuyền xuôi hồ Lưu Khiêm rồi vào đến đây thì đào một đường hầm xuống thẳng huyệt đạo và chôn cất thi hài vua ở một vị trí bí mật, xong thì lấp lại bằng đá thanh và công trình có được hình dáng bề ngoài như chúng ta thấy. Sau đó thì những người đưa tang này không bao giờ trở ra nữa. Và bí mật về vị trí chôn thi hài của vua đến nay vẫn còn là một ẩn số. Một số người cho rằng chỉ có hoàng tử thân tín của vua biết, nhưng thực hư thế nào đến nay vẫn chưa hề được hé mở.
Có một điều đặt biệt là không phải riêng gì vua Tự Đức mới chọn cách mộ táng bí mật như vậy.Trong hầu hết các lăng mộ của các vị vua khác trong triều Nguyễn, vị trí chôn thi hài của nhà vua cũng được giữ bí mật. Lí do thì có rất nhiều. Xuất phát từ niềm tin vua vẫn tiếp tục sống và hưởng thụ phú quý ở một thế giới khác, người ta thường chôn cùng thi hài của vua những tài sản vàng ngọc và châu báu quý giá. Vì thế mộ vua sẽ dễ trở thành mục tiêu của những tên đào trộm mộ. Bên cạnh nguyên nhân này, mộ vua cần được giữ bí mật vì một căn nguyên sâu xa nữa, đó là tránh sự trả thù. Để hiểu thêm về điều này thì chúng ta phải quay ngược về quá khứ để tìm hiểu mối thâm thù giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn- tức vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Lúc bấy giờ khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thành công, vua Quang Trung lên ngôi nhưng vẫn chưa hoàn toàn yên tâm về cơ đồ mới được gây dựng của mình. Ông muốn triệt tiêu tận gốc mầm mống phục hưng của dòng họ chúa Nguyễn, bèn cho người đi tìm các phần mộ của các vị chúa Nguyễn từ đời Nguyễn Hoàng trở đi và cho đào tung hàicốt lên, xử trảm hài cốt và mỗi phần cho vứt mỗi nơi. Ông cho rằng làm như vậy để từ nay sự hưng thịnh của con cháu của chúa Nguyễn không bao giờ khôi phục được nữa. Sau này, khi Nguyễn Ánh đánh bại triều đình Tây Sơn và lên ngôi vua,lấy hiệu là Gia Long, ông cũng đã cho quân lính truy tìm và khai quật mộ vua Quang Trung và đã trả thù cho tổ tiên của mình bằng đúng cách đó. Gia Long nói rằng: ” Ta vì chín đời mà trả thù.” Và có lẽ, chính mối thù này đã là một kinh nghiệm đau thương mà các vua nhà Nguyễn không bao giờ muốn lập lại. Vì thế, khixây lăng mộ, vị trí thi hài của nhà vua luôn được giữ bí mật. Tất nhiên, đây chỉ là một câu chuyện bên lề lịch sử mà tôi cung cấp thêm cho quý vị, còn thực hư như thế nào thì trước nay lịch sử luôn có những dị bản. Và nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm, thì tôi chắc chắn rằng còn có rất nhiều điều thú vị chưa được hé mở đằng sau những lăng mộ như thế này. Tiếp theo quý khách hãy theo chân đến thăm khu tẩm điện.
KHU TẨM ĐIỆN
Hiện giờ chúng ta đang đứng trước điện Hòa Khiêm, từ đây nhìn ra đoàn có thể nhìn thấy Khiêm Cung Môn hay còn gọi là cổng Tam Quan, gồm 2 tầng: tầng dưới có 3 cổng vào, cổng ở giữa dành cho nhà vua nhưng khi vua băng hà thì cánh cổng này cũng được đóng lại. Hai bên là 2 cổng dành cho quan văn và quan võ. Đoàn chúng ta vừa đi qua cổng dành cho quan văn như vậy quý khách vừa được làm quan văn trong vài giây đấy phải không ạ. Tầng trên của Khiêm Cung Môn là nơi dành cho nhà vua vọng cảnh đất trời mỗi lúc nhàn rỗi. Trên nóc cổng còn có hình 2 con rồng đang trong tư thế “lưỡng long chầu nguyệt”. Hai bên tả hữu cả đoàn là Pháp Khiêm và Lễ Khiêm, 2 dãy nhà dành cho quan văn và quan võ theo hầu.
Còn phía sau của đoàn là Hòa Khiêm Điện như lúc nãy tôi đã giới thiệu với đoàn, đây là nơi vua làm việc khi còn sống, và khi vua mất đi, nơi này được sử dụng làm nơi thờ vua và hoàng hậu. Khiêm Cung được xem là hành cung thứ hai của nhà vua, Tự Đức sống tại nơi này còn nhiều hơn cả ở Đại Nội. Và khác với khu vực lăng mộ được xây dựng bằng bia đá thanh, các công trình ở tẩm điện đều được xây dựng bằng gỗ tạo cho khu vực này có sự gần gũi với thiên nhiên. Bây giờ mời đoàn theo tôi vào bên trong điện, tôi sẽ giới thiệu với đòan phần nội thất điện, chỉ xin quý khách lưu ý một điều chúng ta vui lòng không chụp hình bên trong nội thất.
Nào, bây giờ xin quý khách đứng bên tay phải tôi, tôi sẽ giới thiệu lần lượt từ ngoài vào trong, đầu tiên sẽ là án thờ ở vị trí ngoài cùng, tiếp theo là bàn thờ, ở vị trí thứ 3 là chiếc sập nơi vua dùng để làm việc với bá quan văn võ. Bởi vì khác với các vua khác của triều Nguyễn, Tự Đức là vị vua sức khỏe từ nhỏ đã không được tốt, tư chất yếu đuối, do đó vua không dùng Ngai, ông chỉ dùng chiếc sập này cùng vài chiếc gối kê để tựa vào đó tiếp các quan thần. Bên trong cùng là khám thờ, nơi để bài vị của vua bên phải và hoàng hậu Lệ Thiên Anh ở bên trái.
Bên này là là nơi trưng bày đồ ngự dụng của vua bao gồm 1 đôi hài, 1 tập thơ, 1 đôi đũa kim giao, loại đũa này có công dụng thử độc trong thức ăn. Mỗi bữa ăn của nhà vua trước đây khoảng 30 đến 50 món, mỗi món sẽ được nấu trong các niêu đất nhỏ và đều được ghi tên người nấu lên trên từng món nhằm đề phòng có kẻ hạ độc trong thức ăn của nhà vua thì dễ dàng truy ra manh mối. Tuy nhiên điều này khá hy hữu, vì trước khi vua dùng bữa sẽ có một vị thái giám dùng đũa kim giao như tôi đã nói ở trên để thử độc sau đó nhà vua mới dùng ngự thiện, bên dưới còn có vài bình gốm cố……Ngoài ra khu vực này còn trưng bày một số bức tranh về cảnh sinh hoạt, tàu thuyền trên sông, trong đó còn có vài bài thơ của vua Thiệu Trị mà Tự Đức đã chọn ra và đề lên.
Tiếp theo là chiếc gương, đây là một trong những chiếc gương đầu tiên mà các cung tần mỹ nữ đã sử dụng trước kia, đây cũng là món quà có giá trị mà Pháp đã tặng nhà vua. Trước kia khi muốn soi gương các vị cung phi chỉ soi trên mặt nước hay chỉ trên gỗ bóng là chính. Trước đây trong điện còn trưng bày 1 chiếc đồng hồ bàn đây cũng là món quà người Pháp tặng cho nhà vua, song bây giờ người ta đã di dời nó khỏi Hòa Khiêm.
Tôi đã giới thiệu với cả đoàn về toàn bộ nội thất của Hòa Khiêm, bây giờ mời đòan theo lối này, tôi sẽ đưa đoàn tham quan các công trình khác của khu tẩm điện.
Đây là Minh Khiêm Đường, được xây dựng vào thế kỷ 19, có thể nói đây là nhà hát cổ nhất Việt Nam, tuổi đời của nhà hát này còn lâu hơn cả Duyệt Thị Đường mà hôm qua đoàn đã được giới thiệu trong khu vực Đại Nội. Đây cũng là nhà hát duy nhất được xây dựng trong lăng nó làm cho lăng Tự Đức khác biệt so với các lăng vua Nguyễn khác. Tự Đức không chỉ là ông vua của thơ mà còn của nhạc, ông đã viết khá nhiều vở tuồng và cho diễn tại Minh Khiêm Đường. Nhà vua thường ngồi cuối sân khấu theo dõi vở kịch, còn khu vực có rèm che chỉ là nơi vua giả ngồi. Đây là cách đánh lừa những kẻ muốn hành thích vua. Phía trên sân khấu chính là “nhị thập bát tú”, gồm 28 vì sao, trước đây trên các vì sao này có gắn các khối thủy tinh nhỏ; và khi nhà vua xem tuồng, tất cả các cửa của Minh Khiêm sẽ được đóng kín, bên trong người ta sẽ thắp nến, ánh nến từ bên dưới hắt lên cùng với các khối thủy tinh sẽ tạo ra một khung cảnh lung linh huyền ảo cho nhà hát. Song giờ đây các khối thủy tinh này đã bị lấy mất.
Rời khỏi Minh Khiêm Đường mời đoàn theo tôi chúng ta sang thăm khu vực Lương Khiêm Điện. Xưa kia khu vực này là nơi vua nghỉ ngơi. Về sau nó được sử dụng làm nơi thờ tự bà Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức. Bà là người có công với đất nước. Chính bà là người giúp đỡ nhà vua rất nhiều trong việc cai trị đất nước. Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có một bệnh viện lớn mang tên bà đó chính là bệnh viện Từ Dũ. Và Tự Đức cũng là một người con rất hiếu thảo, mỗi ngày ông đều đến vấn an mẹ ba lần,chỉ ngoại trừ những lúc nhà vua bị ốm đau. Nhìn sang phía tay trái, đoàn sẽ nhìn thấy nhiều bài vị, đây là những bài vị của các vị phi tần đã từng được hầu hạ vua và họ là những người qua đời trước vua. Trước kia, những bài vị này được đặt ở Chí Khiêm Đường, nơi mà đoàn đã được giới thiệu lúc nãy, nhưng qua thời gian cùng với chiến tranh công trình này đã bị hư hỏng rất nặng, vì vậy người ta đưa một số bài vị vào thờ ở đây Tiếp theo là khu vực Ôn Minh Đường, là nơi cất giữ đồ ngự của vua. Đi dọc hành lang Ôn Minh Đường, chúng ta sẽ đến khu vực dành cho 10 vị phi tần đứng đầu của vua Tự Đức. Tiếp nữa là Trì Khiêm và Y Khiêm Điện, nơi ở của các cung phi của nhà vua khi còn sống. Và khi vua băng hà thì các vị phi tần này cũng ở lại đây để hương khói, coi sóc lăng mộ nhà vua. Tuy nhiên thời gian đã làm cho nơi này chẳng còn lại gì ngoài nền gạch và một vài bức tường không còn nguyên vẹn, đây cũng là công trình cuối cùng trong khu vực tẩm điện.
Qua tổng thể toàn bộ các công trình của lăng đoàn sẽ thấy được tính cách vị vua này nó cũng mềm mại uyển chuyển như cách bố trí và kiến trúc của lăng. Người ta nói lăng tẩm cũng làm toát lên tính cách chủ nhân của nó, ở lăng Tự Đức quý khách sẽ bắt gặp sự mềm mại, còn đối với lăng Minh Mạng toàn bộ kiến trúc ở đây sẽ cho quý vị một cái nhìn khác, cũng như lăng vua Khải Định nó cũng mang một nét đặc trưng riêng. Nếu có dịp tôi sẽ đưa đoàn lên thăm quan các lăng này để quý khách cảm nhận nét khác biệt trong tính cách của họ.
Chúng ta vừa ngược dòng thời gian để tìm về với vị vua của thơ và nhạc, vị thi sĩ lãng mạng sẽ được yên nghỉ vĩnh viễn với thiên nhiên, giữa rừng thông xanh bạt ngàn vi vút suốt bốn mùa.
Thưa cả đoàn tôi vừa đưa đoàn đi tham quan toàn bộ các công trình trong tẩm điện của khu vực lăng Tự Đức, như vậy thời gian làm việc với tôi và cả đoàn đến đây là kết thúc,cảm ơn và chúc đoàn một chuyến đi vui vẻ.