Khamphadisan.com – Đền thờ Thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu, còn có nhiều tên gọi khác là: Đền Hải Khẩu, Đền Bà Hải, hay Đền Chế Thắng phu nhân. Đây là ngôi đền từ lâu đã nổi tiếng điểm đến linh thiêng từ xưa tới nay, mỗi độ tết đến xuân về nơi đây đón tiếp tấp nập du khách thập phương trên khắp mọi miền đất nước đến cầu tài, cầu lộc đầu năm.
Đền thờ Thánh Mẫu Nguyễn Thị Bích Châu nằm ngay dưới chân núi Ô Tôn – xã Kỳ Ninh – huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh,. Đây từng là nơi ghi dấu một chứng tích chiến tranh oanh liệt của triệu đại nhà Trần. Ngôi đền được xây dựng trên một bãi đất pha cát biển rộng chừng 4.500m2, quay vềhướng Đông Nam, phía trước của đền từ trái sang phải là núi Ô Tôn có đền Eo Bạch được xây dựng từ cuối đời Trần.
Vào năm 1991 ngôi đền vinh dự đã được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá danh lam thắng cảnh. Trải qua nhiều lần tôn tạo, trùng tu và nâng cấp, hiện nay đền có được quy mô khang trang, mặt Đền hướng ra cảng biển, lưng tựa vào núi.
Theo sử sách, bà Nguyễn Thị Bích Châu quê xã Bảo Lộc – huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định, là con gái đại thần Nguyễn Tướng Công, là một vị quan rất mực thanh liêm. Vì ở độ tuổi 40 tuổi sinh con nên gia đình Nguyễn Tướng Công rất vui mừng, coi như bà như bắt được ngọc, ngày đêm nâng niu cho đặt cho cái tên là Bích Châu.
Từ nhỏ bà đã phụ mẫu chăm sóc dạy dỗ chu đáo về văn chương, đạo lý ,võ thuật toàn tài. Đến năm Long Khánh thứ 1 (năm 1373) bà được vua Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi. Lúc bà tiến cung cũng là lúc chếđộ phong kiến cuối thời Trần đã suy vong, chính sự không được hưng thịnh, nhân tài không có đất dùng. Thấy triều cương như vậy cung phi Nguyễn Thị Bích Châu đã tiến hành thảo bản sớ “Kê minh thập sách” dâng lên vua nhằm chỉnh đốn chính sự. Sớ được dâng lên, vua mừng quá đập tay vào phách mà nói: Không ngờ một người đàn bà thông tuệ đến thế! Thật là một Từ Phi (là vợ vua Đường Thái Tông ở Trung Quốc sống ở TKVII).
Năm 1377, vua Trần Duệ Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành. Bích Châu làm tờ biểu can ngăn nhưng vua không nghe nên nàng xin đi theo hộ giá. Khi quân nhà Trần đến cửa biển Thị Nại (tỉnh Bình Định) đóng quân thì được vua Chiêm là Chế Bồng Nga cho sứ giả đem ngà ngọc, vàng bạc tới trực tiếp cho quan quân ta để trá hàng, sau đó lại lập mưu tiến đánh vào lúc nửa đêm.
Quân của vua Trần Duệ Tông bị tấn công bất ngờ, long thể nhà vua bất an. Bích Châu dũng cảm cưỡi ngựa tả xung hữu đột cầm quân xung trận không may bị trúng tên độc. Lúc hồi quân về hội điểm an toàn vào rạng sáng ngày 11/2, bà đã từ trần. Ba ngày sau vì bệnh tình quá nặng, Vua Trần Duệ Tông cũng băng hà.
Trên đường trở về kinh đô. Khi tới địa điểm đầu Châu Hoan (Hà Tĩnh ngày nay) vì sóng to, gió lớn, tàu thuyền phải ghé vào vũng Ô Tôn (nay là Vũng Áng – xã Kỳ Lợi – huyện Kỳ Anh). Quan quân tiến hành làm lán trại ở chân núi bên bờ biển rước linh cữu lên tế lễ. Sau đó linh cữu nhà vua được di chuyển bằng đường bộ còn linh cữu của quý phi được rước về bằng đường biển. Sau khi tàu thuyền tiến được 50 dặm trên biển thì bị gió Đông Bắc tràn xuống phải ấn náu tại cửa biển Kỳ Hoa. Sau mấy ngày thời tiết vẫn không thuận lợi Triều đình đã xuống chiếu cho an táng quý phi Bích Châu tại cửa khẩu bến Kỳ La – huyện Kỳ Hoa (nay là Kỳ Anh).
Vào năm 1470, vua Lê Thánh Tông lại thân chinh ngự giá đi chinh phạt Chiêm thành. Khi đi ngang qua đây thấy đền thờ đã dò hỏi các bô lão địa phương được các cụ cho xem bản thần tích của đền. Nhà vua liền cho bày đồ tế lễ và đề lên bài vị 4 chữ “Nữ Trung Hào Kiệt” đồng thời xin Ngài phù trợ “Kỳ khai đắc thắng – mã đáo thành công” . Khi thắng trận trở về, nhà vua đãc ho quan quân dừng lại nơi đây và sai người xây dựng 3 toà điện thờ và sắc phong cho bà là “Chế Thắng Phu Nhân”.
Cứ hằng năm đến tháng 2 Âm lịch, người địa phương và du khách thập phương lại hành hương về đền thờ Thánh Mẫu để tế lễ, dâng hương tưởng nhớ đến ngày mất của Bà; và cầu phúc cho bản người thân và gia đình.
Có thể bạn quan tâm:
binhqb94 (Tổng hợp)