Khamphadisan.com – Không quá lộng lẩy, hay tráng lệ giống như những ngôi chùa tháp cổ ở Myanmar hay Thái Lan, nhưng chùa Bửu Long đẹp không hề thua gì những ngôi chùa ở nước ngoài cả. Điểm nhấn của ngôi chùa chính là nét kiến trúc đặc trưng các chùa ở Đông Nam Á được kết hợp với lối kiến trúc thời Nguyễn – đã mang đến cho chùa Bửu Long có vẻ đẹp rất riêng.
ảnh: ryan7_vuu
Chùa Bửu Long – Nằm trên một ngọn đồi ở bờ Tây sông Đồng Nai, tọa lạc tại số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, cách trung tâm TP.HCM khoảng 20 km. Ngôi chùa khuôn viên rộng và kiến trúc độc đáo mang phong cách lai cả Thái Lan, Ấn Độ.
ảnh: kem_lemlem
Không quá lộng lẩy, hay tráng lệ giống như những ngôi chùa tháp cổ ở Myanmar hay Thái Lan, nhưng cấu trúc chùa Bửu Long đẹp chẳng thua gì những ngôi chùa ở nước ngoài cả. Chùa rộng, to được trang trí với những họa tiết chạm khắc tinh tế, xung quanh cây cối mọc um tùm. Khung cảnh lại vô cùng yên tĩnh, mát mẻ.
ảnh: m.phucthinh
Điểm nhấn của ngôi chùa chính là nét kiến trúc đặc trưng các chùa ở Đông Nam Á kết hợp với lối kiến trúc thời Nguyễn – mang đến cho chùa Bửu Long có vẻ đẹp rất riêng.
Với vị trí từ trên cao, nên ngôi chùa sẽ hữu không gian mát mẻ quanh năm, có khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh – bình yên khi bước chân đến nơi này.
ảnh: Lê Quan Nhân
Khu vực chính điện và khuôn viên xung quanh chùa được xây dựng hoàn toàn dựa theo thiết kế của trụ trì Thích Viên Minh. Bảo tháp Gotama Cetiya, bảo tháp chính của chùa, là bảo tháp lớn nhất Việt Nam với chiều cao 56m cùng bốn tháp phụ xung quanh, được xây dựng theo lối kiến trúc cung điện với màu trắng chủ đạo, phối cùng màu vàng rực rỡ ở phần chóp của kiến trúc chùa Thái Lan.
ảnh: quynhnhu0224
Chùa liên tục được trùng tu tôn tạo với các khu vực chính bao gồm: chánh điện, tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường, thiền thất của chư Tăng, ni viện, ni xá và am thất của Tu nữ, tịnh nhân. Chính điện ngày nay không phải do xây mới mà được trùng tu từ di tích cũ, nơi Tổ sư và Đại đức Lão Tâm để lại, khang trang tiện nghi hơn nhưng vẫn không đánh mất hình dáng, nét cũ của chùa cổ.
ảnh: huyenxyy
Với vị trí đặc thù nằm giữa đồi cây xanh mát, chùa Bửu Long được rất nhiều người, không chỉ riêng khách hành hương, lựa chọn làm điểm đến chay tịnh để ngồi thiền, hay chỉ đơn giản là ngắm nhìn cảnh sắc xung quanh, tạm quên đi những xô bồ của cuộc sống hối hả hàng ngày.
Hướng dẫn đi tới chùa Bửu Long
ảnh: wetravel.94
- Xe bus
Xe bus số 56 từ chợ Bến Thành đến Coop Mart ngã tư Thủ Đức. Từ trạm này đón xe bus số 611 đi đến trạm chót (bến xe). Sau đó bắt xe vào chùa.
- Xe máy
– Cách 1: Từ ngã tư Thủ Đức – Lê Văn Việt. Đi khoảng 4,5km là tới cuối đường gặp ngã ba Mỹ Thành (trước mặt có cây xăng). Sau đó rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Tăng, đi chừng 2km gặp ngã rẽ bên phải có ghi Nguyễn Xiển thì cứ tiếp tục đi thẳng (không rẽ vào). Đường đi thẳng đó cũng tên Nguyễn Xiển, nếu đi đúng đường thì 1 đoạn nữa sẽ tới trường THPT Nguyễn Văn Tăng, chừng 1km là tới chùa Bửu Long.
– Cách 2: Đi từ hầm Thủ Thiêm – Mai Chí Thọ, rẽ phải vào đường Nguyễn Thị Định, tầm 700m quẹo trái vào Nguyễn Duy Trinh -> Nguyễn Xiển. Lưu ý: Quận 9 có 2 đoạn đường tên là Nguyễn Xiển nên bạn cứ tiếp tục chạy thẳng cho hết đường này rồi sau đó rẽ tay phải, chạy khoảng thêm 3km nữa là tới.
ảnh: wetravel.94
– Cách 3: Từ ngã tư Thủ Đức chạy theo xa lộ Hà Nội đến Suối Tiên, gặp cây xăng Hiệp Phú 2 tại Ngã 3 đường mới (bên phải xa lộ Hà Nội), rẽ vào Ngã 3 đường mới đi tầm 1,5km sẽ gặp đường Nguyễn Xiển căt sngang trước mặt, rẽ phải qua cầu Đồng Tròn tầm 700m là tới chùa.
Chùa sẽ mở cửa từ lúc 2h chiều để mọi người có thể lên tham quan cũng như lễ Phật.
Có thể bạn quan tâm:
- khám phá 5 ngôi chùa cổ nhất tại Sài Gòn
- Bưu điện trung tâm Sài Gòn – biểu tượng văn hóa của người dân Sài Gòn
- Kinh nghiệm du lịch Sài Gòn tự túc giá rẻ
binhqb94 (Tổng hợp)