Khamphadisan.com – Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế tại kinh đô Phú Xuân, vua Gia Long đã hạ lệnh thu hết tất cả đồ dùng bằng đồng của triều đại Tây Sơn tiến hành cho đúc thành 9 khẩu súng để làm vật chứng đánh dấu cho một chiến thắng vẻ vang của mình, đánh dấu một vương triều mới làm chủ giang sơn, xã tắc mang lại hòa bình, ấm no cho người dân.

cuu vi than cong khamphadisan 2

ảnh: sưu tầm

Công việc đúc Cửu Vị Thần Công được bắt đầu vào ngày 31/1/1803, và hoàn tất vào cuối tháng 1/1804. Mỗi khẩu có chiều dài 5,10m và nặng hơn 17.000 cân được đặt trên một giá súng đều được chạm trổ hết sức công phu, tinh xảo. Lúc mới đúc xong, Cửu Vị Thần Công được đặt dưới chân Hoàng Thành, trước cửa Ngọ Môn. Ðến đời vua Khải Ðịnh mới dời ra vị trí như hiện nay.

cuu vi than cong khamphadisan 3

ảnh: Báo Kiến Thức

Cửu Vị Thần Công được chia làm thành 2 nhóm: Nhóm bên tả đặt phía sau cửa Thể Nhơn bao gồm 4 khẩu, được đặt tên theo 4 mùa: XuânHạThuĐông.

Nhóm bên hữu đặt phía sau cửa Quảng Đức bao gồm 5 khẩu, đặt tên theo trong ngũ hành: KimMộcThuỷHỏaThổ. Vào năm 1816, vua Gia Long đã sắc phong cho cả 9 khẩu đại bác này danh hiệu: “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân“. Danh hiệu và nội của dung bài sắc phong đều được khắc trên cả 9 khẩu sung này.

cuu vi than cong khamphadisan

ảnh: sưu tầm

Trọng lượng của từng khẩu (tính theo cân ta):

  • Súng thứ 1: Xuân, có trọng lượng 17.700 kg
  • Súng thứ 2: Hạ, có trọng lượng 17.200 kg
  • Súng thứ 3: Thu, có trọng lượng 18.400 kg
  • Súng thứ 4: Ðông, có trọng lượng 17.800 kg
  • Súng thứ 5: Mộc, có trọng lượng 17.000 kg
  • Súng thứ 6: Hoả, có trọng lượng 17.200 kg
  • Súng thứ 7: Thổ, có trọng lượng 18.800 kg
  • Súng thứ 8: Kim, có trọng lượng 17.600 kg
  • Súng thứ 9: Thủy, có trọng lượng 17.200 kg

cuu vi than cong khamphadisan 1

ảnh: Báo Kiến Thức

Thân súng đều được chạm trổ tỉ mỉ, khắc danh hiệu, thứ bậc, trọng lượng, cách sử dụng, bài ký về việc tranh chấp với Tây Sơn cùng việc thu đồng đúc súng.

Mặc dù được gọi là “thần công”, nhưng 9 khẩu sung này chưa bao giờ được dùng trong trận mạc mà là chỉ mang tính tượng trưng và dùng để bảo vệ kinh thành như những vị thần linh.

cuu vi than cong khamphadisan 4

ảnh: Báo Kiến Thức

Ngày xưa, thường có những tốp quan quân canh gác 9 khẩu thần công này thường xuyên và vua thường tổ chức những buổi lễ cúng tế rất lớn, nhưng sau năm 1886, công việc này bị bãi bỏ, nhưng những lính bảo vệ vẫn thường tự mình cúng tế Cửu vị thần công.

cuu vi than cong khamphadisan 5

ảnh: Báo Kiến Thức

Được xem như là một vị thần linh vừa là vật thiêng bảo vệ kinh thành. Cửu Vị Thần Công được xem là một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao của kinh thành Huế cùng với Vạc đồng và Cửu Đỉnh, chúng được xem là bảo vật của Cố đô Huế nói riêng và cả Việt Nam nói chung.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94

5/5 - (1 bình chọn)