Kiên Giang ngoài là điểm đến nổi tiếng với ”Đảo Ngọc” Phú Quốc, ”Non Nước” Hà Tiên, ”Tiểu Hạ Long” đảo Hải Tặc thì mãnh đất Kiên Giang còn nổi tiếng với những đặc sản: Gỏi cá Cây Bàng, Xôi Hà Tiên, Bún kèn Hà Tiên và đặc biệt là nước nắm Phú Quốc.
1. Gỏi cá Cây Bàng
Món gỏi Cá ở khu vực Cây Bàng được lấy trực tiếp từ những ghe của ngư dân nơi này, còn tươi rói. Sau đó được mang về làm sạch, thái mỏng, trộn với các loại gia vị, hành tây, nước giấm đường, rau mùi, hành phi… là đã có món ăn đặc trưng của biển.
Món Gỏi cá có thể dùng kèm chung với bún. Nếu các bạn thích ăn cá tươi có thể yêu cầu với chủ quán mang ra một đĩa cá thái mỏng và một chén nước cốt chanh để tái cá. Thưởng thức gỏi cá theo kiểu này được gọi là ”số dách” bởi vị ngọt của cá còn giữ tươi nguyên.
2. Xôi Hà Tiên
Là món ăn bình dị được làm từ nếp nhiều nơi điều có. Nhưng món ăn này tại Hà Tiên lại khác hẳn những nơi khác với: vẻ bóng bẩy và óng ánh của xôi khiến người thưởng thức khó có thể kiềm lòng được.
Tại Hà Tiên xôi có 2 loại mặn và ngọt. Xôi mặn thường không để nhiều gia như các nơi khác chỉ có 1 lớp tôm khô được giã sợi nhuyễn để trên bề mặt nhưng hương vị lại rất đậm đà. Món xôi ngọt thường có thêm nước dừa sặc sánh và thêm ít xoài chín được chế biến thành sền sệt như nước sốt. Bên trên được trang trí thêm chút dừa nạo sợi. Ăn vào rât béo ngậy và thơm.
3. Cá Nhồng Phú Quốc
Cá nhồng Phú Quốc là loại nhiều nạc, thịt ngọt và đậm, có vị thơm nồng. Cá nhồng có nhiều cách nấu khác nhau: có thể kho với dưa cải,với thịt đùi hay thịt ba chỉ, chiên mắm ớt chanh, chiên giòn, đặc biệt khi bạn đến với Phú Quốc không thể không bỏ qua món chả và gỏi cá nhồng đặc trưng nơi này.
Để làm món chả, cá nhồng thường dùng những con còn nhỏ được xay nhuyễn quết làm chả, trộn với tiêu sọ, hành băm nhỏ, sau đó mang chả đi hấp hay chiên đều rất ngon.
Gỏi cá Nhồng là món ăn ưa thích của không ít người khi muốn khám phá mùi vị tự nhiên, tươi sống. Để làm được món này đòi hỏi người đạo diễn phải công phu, tỉ mĩ từ khâu lựa chọn cá cho đến nêm, ướp các loại gia vị. Cá được chọn làm gỏi phải thật tươi, lọc lấy phần phi lê, rồi cắt mỏng, rải hành phi và củ hành tây cắt khoanh lên mặt. Ăn kèm với món này thì không thể thiếu nước chấm được pha chế một cách kỳ công. Nước chấm ăn kèm món này được pha chế từ hỗn hợp: ớt, gồm tỏi,nước mắm nhỉ và nêm chút đường cho dịu lại, đậu phộng rang giã nhỏ pha với chanh. Tiếp đó vắt chanh vào cá để cá chín tái đi rồi cuốn cá với bánh tráng và rau sống. Khi thưởng thức gỏi cá nhai thấy dai, ngọt, uống vài ba ly rượu khi thưởng thức khiến cho món gỏi này bỗng dưng ngon miệng hơn.
4. Lẩu chua sã nghệ cá Nhám Giàu
Người Hà Tiên thường chế biến cá nhám giàu thành nhiều món khác nhau nhưng ”số dzách” vẫn là nấu canh chua sả nghệ. Có thể nói rằng, chỉ duy nhất vùng biển Kiên Giang mới có món ăn này. Canh chua cá nhám giàu nhất thiết phải có sả bằm nhuyễn đâm chung với nghệ. Cách chế biến này mang hơi hưởng của ẩm thực Kinh – Khmer, lại giúp bán mùi tanh cá biển. Nếu không có me tươi, măng chua có thể nặn vào món ăn này nước cốt chanh tươi.
5. Bún kèn Hà Tiên
Là món ăn mang nét rất riêng của ẩm thực Hà Tiên với cách chế biến hết sức cầu kỳ, qua nhiều công đoạn. Để làm ra được món Bún kèn ngon người chế biên phải rất cẩn thận trong khâu làm cá, và pha chế nước lèo.
Tô bún khi được trình bày, rất bắt mắt với một lớp tôm khô được giã nhuyễn rắc lên trên cùng là các loại rau thơm. Một trong những cửa hàng bán bún kèn có tiếng ở đây nằm ở ngay đầu đường Trầu Hầu, gần cạnh chợ Hà Tiên.
6. Nước mắm Phú Quốc
Là đặc sản ”Trứ danh” của Phú Quốc. Một trong những loại nước mắm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được nhiều nước trên khắp thế giới biết đến. Được sản xuất từ nguyên liệu chính là: cá cơm Phú Quốc đã có truyền thống trên 200 năm.
Bất cứ loại cá nào cũng có thể sử dụng để làm nước mắm, nhưng với những người sản xuất nước mắm Phú Quốc chỉ sử dụng duy nhất loại cá cơm này để làm nguyên. Người ta trộn 2 hay 3 phần cá với 1 phần muối rồi để đến 1 năm, càng để lâu hàm lượng đạm càng cao nhưng nước mắm ít thơm và màu bị sậm hơn. Người ta còn chôn nước mắm vài ba năm, lúc đó màu nước mắm thành đen gọi là nước mắm lú, dùng để chữa bệnh. Nếu dùng cá ươn thời gian sẽ mau hơn nhưng nước mắm không thơm và màu không đẹp.
7. Nấm tràm
Nấm tràm có nhiều ở Phú Quốc là loại đặc sản có thể chế biến thành rất nhiều món ngon. Tuy nhiên, nấm tràm không phải lúc nào cũng sẵn. Muốn ăn nấm tươi phải đúng mùa mưa. Lá và vỏ của cây tràm rơi rụng thành từng lớp của mùa trước đã bắt đầu biến thành lớp mùn là nơi để nấm tràm phát triển. Nấm tràm bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn tháng thì hết mùa.
Luộc gà rồi cho nấm tràm vào nấu với nước gà luộc là món đơn giản và giữ được vị nguyên của nấm nhất. Vừa xé gà chấm muối tiêu chanh, thỉnh thoảng húp chút nước, gắp miếng nấm tràm ngắm trời mưa thật ấm người, ấm lòng và thỏa mãn cái dạ dày. Nấm tràm giòn xốp, không chỉ ngọt ngon mà còn có vị đăng đắng đặc trưng. Người ta nghiện nấm tràm khó quên được món ngon cũng là do cái đắng nhẹ khó hiểu này của nó. Ngoài ra, chả cá viên nấu với nấm, nấm nấu tôm… món nào cũng ngon và ấn tượng.
8. Bánh canh ghẹ chả
Bánh canh ghẹ vốn dĩ đã ngon, bánh canh ghẹ chả của Hà Tiên lại càng hấp dẫn vì nguyên liệu xuất sắc. Ghẹ, cá làm chả, tôm, đầu cá thu chế biến nước dùng đều tươi và chất lượng.
Nước lèo được chế biến từ thịt, tôm khô, xương heo lại được cho thêm đầu cá thu lấy khi tàu vừa cập bến. Chả cá chế biến bằng thịt cá thu. Cá được ướp với gia vị hỗ hợp, khi hỗn hợp nhuyễn đều, sẽ đem hấp chín hoặc chiên. Chả sẽ được thái nhỏ vừa giòn, vừa dai, vừa giòn, đậm đà.
9. Gỏi cá trích
Hầu hết du khách nào đến với Phú Quốc đều phải thưởng thức gỏi cá trích món ăn hết sức nổi tiếng tại đỏa ngọc này. Gỏi cá trích được kèm với với bánh tráng cuốn, rau và đồ chấm.
Đĩa gỏi cá trích – đặc sản Kiên Giang – những ai lần đâu thấy sẽ lúng túng vì bên trên phủ toàn dừa nạo trắng muốt. Sau đó bạn phải trộn đều lên mới nhận rõ tầng sâu hấp dẫn với những miếng thịt cá tươi rói, đậu phộng ngon mùi, rau thơm, ớt, hành tây tươi tạo thành tập hợp nhìn đã thấy mê.
10. Bún cá Kiên Giang
Nói về Bún cá Kiêng Giang người ta thường có câu:
“Ai về Rạch Giá, Kiên Giang
Ăn tô bún cá chứa chan tình người”
Món ăn nổi tiếng của Kiên Giang này khác biệt từ cách chế biến cho đến hương vị cũng là món ăn được thực khách phương xa yêu thích. Cá thường được chọn để chế biến là loại to khoảng 1kg, rửa sạch, cắt thành 3 khúc khác nhau.
Tép biển rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, ướp chút muối, một ít tiêu, tỏi rồi rim nhỏ lửa với tỏi mỡ đến khi tép săn lại, vàng ươm, thơm lừng thì múc ra tô để nguội. Nước lèo nêm cho vừa ăn và nhớ không thể thiếu khô mực nướng xé nhỏ cho thêm vào để có vị riêng.
Trong khi đó, bún cũng cần dụng công không kém khi chế biến từ gạo ngâm nước dừa vừa trắng, vừa mượt. Tô bún nghi ngút khói, những miếng cá ngon, tôm vàng hấp dẫn trên nền bún trắng, nước sóng sánh điểm hành lá xanh đẹp như một bức tranh. Người ăn cho thêm chút ớt, nhánh nhau sống, lá rau thơm làm cho món ăn lại càng quyến rũ. Vị nước dùng thanh thơm mùi cá, mùi mực và beo béo trứng khó mà tìm gặp ở món bún nơi nào khác. Bún dai, thơm dừa, cá tôm ngon ngọt. Tất cả đều làm hài lòng khách đến, vừa lòng khách đi.
Có thể bạn quan tâm:
Thanh Bình – Khám Phá Di Sản