Khamphadisan.com – Là 1 trong 61 làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Quảng Nam. Làng chiếu Bàn Thạch là một trong trong những làng nghề đang được tỉnh Quảng Nam ưu tiên đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống gắn liền với du lịch.

lang chieu ban thach quang nam khamphadisan

ảnh: Báo Ảnh Việt Nam

Tọa lạc trên một dãi đất dài giữa hai dòng sông Thu Bồn (phía đông) và Bà Rén (phía tây), không chỉ là làng nghề truyền thống, từ lâu chiếu Bàn Thạch giống như một kho tư liệu sống tạo nên một không gian văn hóa làng Việt, thu hút không ít du khách đến tham quan, thưởng lãm.

lang chieu ban thach quang nam khamphadisan 1

ảnh: Minh Hoàng

Từ thị trấn Nam Phước – huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) đi về hướng Đông khoảng chừng 5 km, bạn sẽ bắt gặp những bãi đay xanh tốt nằm trải dọc hai bờ hữu ngạn của dòng sông Thu Bồn. Đây chính là nguồn nguyên liệu chính của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch dùng để dệt ra những tấm chiếu chắc bền. Sợi đay đơn sơ nhưng qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những người phụ nữ Bàn Thạch đã trở thành những chiếc chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, chiếu bông, chiếu nổi… rực rở, mịn màng và bền chắc, được thị trường trong nước ưa chuộng.

lang chieu ban thach quang nam khamphadisan 2

ảnh: sưu tầm

Theo như sách: đầu thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (1627-1786), chính vì chiến tranh loạn lạc, người dân vùng Thanh Hóa, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh đã di cư vào Nam, đến địa hạt phủ Thăng Hoa, Quảng Nam, thiên thời địa lợi của nơi này nên đã dừng chân lập nghiệp. Trong đó, người vùng Nga Sơn – Thanh Hóa đã mang theo nghề làm chiếu. Bằng chính sức lao động cần cù và trí thông minh sáng tạo, họ đã cải tạo đất mặn thành đồng ruộng, bãi bờ ven sông thành đồng cói, lập làng dệt chiếu. Có thời điểm chiếu Bàn Thạch đã từng là cống phẩm cho Triều đình và quan lại, quý tộc ngày xưa.

lang chieu ban thach quang nam khamphadisan 3

ảnh: T.Ly

Để có những chiếc chiếu vừa lòng người mua, phải trải qua nhiều công đoạn. Nặng nhọc nhất là bứt cói mang về nhà rồi ngồi tỉ mỉ chẻ cói thành sợi nhỏ sau đó đem phơi trong 5 ngày liên tục dưới cái nắng gắt. Tuy nhiên, người phơi cói cũng phải canh chừng để sợi cói không được quá khô. Có được sợi, sau đó là đến công đoạn nhuộm màu với các tông: xanh, đỏ, tím, vàng và màu trắng ngà (màu gốc) rồi đem phơi khô lại lần nữa.

lang chieu ban thach quang nam khamphadisan 4

ảnh: sưu tầm

Sợi cói sau khi nhuộm phẩm xong phải phơi cho đủ nắng, không quá gắt vì dễ giòn gãy, cũng không quá dịu vì dễ ẩm mốc. Khi dệt chiếu cần phải có hai người, một người đưa thoi, luồn cói, người còn lại kéo thân cửi. Một ngày làm chăm chỉ thợ chiếu có thể dệt được 3 – 4 chiếc.

Khi thành phẩm, từng chiếc chiếu mang một sắc màu khác nhau, hoa văn phong phú, bắt mắt. Khác với những làng nghề dệt chiếu khác, thường dệt chiếu trắng rồi sau đó mới in khuôn hoa lá, hình ảnh lên nền chiếu, chiếu hoa ở Bàn Thạch chính là một “bức tranh hài hòa về màu sắc” của những “họa sĩ nông dân”.

lang chieu ban thach quang nam khamphadisan 5

ảnh: sưu tầm

Nét đặc biệt của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch là chợ chiếu. Chợ chiếu là phiên chợ họp sớm nhất xứ Quảng. Kẻ trong Nam, người ngoài Bắc hay các vùng lân cận muốn mua chiếu phải đến dự chợ chiếu Bàn Thạch thật sớm bởi chợ bắt đầu họp từ 4 – 5 giờ sáng. Khi mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên của một ngày mới, xen lẫn trong những dáng người tảo tần, chân chất dưới mái chợ rêu phong cũ kỹ là những chiếc chiếu lấp lánh màu sắc hoa văn trông rất đẹp mắt.

Cùng với những nghề truyền thống khác, có thể nói chiếu Bàn Thạch mang đậm hồn quê của xứ Quảng, là nơi gồng gánh những cuộc mưu sinh. và nếu có dịp đến với du lịch Quảng Nam bạn đừng quên ghé thăm chợ chiếu Bàn Thạch, chắc chắn sẽ động lại trong lòng các bạn một khoảnh khắc thản, yên bình.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94

5/5 - (1 bình chọn)