Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Rạch Giá trước đó. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất miền tây và lớn nhì ở miền nam.

  • Có diện tích 6.299 km²
  • Với dân số: 1.738.800 người (2013)
  • Tỉnh lỵ là Thành Phố Rạch Giá.
  • Gồm có các huyện: thị xã Hà Tiên, Hà Tiên , Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giòng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận
  • Có Hai Huyện Đảo: Phú Quốc và Kiên Hải.

Kiên Giang có dân tộc Kinh, Khmer và Hoa.

Kiên Giang là một dải đất nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 250km

  • Phía Đông và Đông Nam của tỉnh Kiên Giang giáp với các tỉnh An Giang và Cần Thơ.
  • Phía Nam Giáp Cà Mau
  • Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 54 km.

Ngoài ra còn có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ngoài Vịnh. Là một tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Kiên Giang có những cánh đồng lúa phì nhiêu, có rừng vàng biển bạc có hải đảo và đồi núi với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng về nông sản hải sản, khoáng sản và du lịch. Nằm ven vịnh Thái Lan, Kiên Giang lưu thông với quốc tế bằng đường biển rất thuận lợi.

Tỉnh hiện có 3 sân bay: Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc.

Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt độ trung bình là 270C quanh năm không quá nóng và quá lạnh, khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình là 2016mm hàng năm. Ở đây không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bo, ánh nắng và nhiệt lượng dồi dào thuận lợi cho trồng cây và vật nuôi phát triển. Nghề chính của tỉnh là nghề nông, nhưng nghề cá cũng rất phát triển. Biển Kiên Giang cũng có những bãi tôm và luồng cá rất lớn. Nhiều loại cá ngon như cá thu, chim, nhám, bạc má, chép, he, thiều. Kiên Giang còn nổi tiếng về làm nước mắm.

Kiên Giang là tỉnh có đông người Việt sau đó đến người Khmer, Hoa sinh sống. Ở đây có một nền văn hoá cổ thuộc văn hoá Óc – Eo, với nhiều khu mộ tán cổ đặc biệt là một Yoni và Linga cùng với nhiều tượng phật quí. Kiên Giang có nhiều địa danh nổi tiếng đi vào lịch sử là rừng U Minh, Hòn Đất, Hà Tiên, Phú Quốc…

Thiên nhiên đã ưu đãi dành cho Kiên Giang nhiều thắng cảnh như: thắng cảnh tập trung ở Hà Tiên và Phú Quốc.Cụm thắng cảnh Hòn Phụ tử như một Hạ Long thu nhỏ. Đảo Phú Quốc có diện tích 585 km2 (gần bằng Singapore); du khách có thể tắm biển, tắm suối, tắm sông, leo núi, vào hang, lên rừng. Ở đây có nhiều bãi tắm đẹp như Bãi Dùng, Bãi Nhem, Ghềnh Dầu, rạch Tràm, Rạch Vủm. Ngoài khơi Kiên Giang có 105 hòn đảo lớn nhỏ có thể phát triển du lịch biển, hải đảo.

Kiên Giang có các di tích lịch sử, kiến trú: thờ mộ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở thị xã Rạch giá, chùa Tam bảo, rừng U minh thượng (căn cứ cách mạng, sân Chim, chùa Tân Hội lăng Mạc Cửu).

Non nước Hà Tiên, Biển Trời Phú Quốc. Địa danh Hà Tiên cách Rạch Giá 90km về phía Tây Bắc được đánh giá là nơi có nhiều cảnh đẹp đứng sau Hạ Long với nhiều núi non hang động, chùa chiềng, lăng mộ với nhiều hòn đảo gần xa. Ở Kiên Giang có nhiều lễ hội văn hoá đac biệt của người Khmer hàng năm họ tổ chức các lễ hội theo phong tục tập quán của người Khmer cung giống như đồng bào Khmer ở các tỉnh Nam Bộ.

Theo chiều dọc của đất nước thì vị trí địa lý của Hà Tiên là:

  • Phía Bắc: giáp An Giang, Cần Thơ.
  • Phía Đông Nam: giáp Sóc Trăng, Bạc Liêu.
  • Phía Nam: giáp Cà Mau, biển Đông.
  • Phía Tây Bắc: giáp Campuchia.
  • Phía Tây Nam: giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan.

Là một tỉnh ĐBSCL nằm ven Vịnh Thái Lan nên lưu thông quốc tế bằng đường biển rất thuận lợi. Đường biên giới dài 54km cùng với hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ngoài vịnh cũng giúp tỉnh Kiên Giang phát triển thuận lợi về mọi mặt, nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

Sơ Lược về Lịch Sử Thị xã Hà Tiên

Hà Tiên, vùng đất được hàng bao thế hệ lưu dân tôn tạo ở Cực Nam của tổ quốc. Được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động” của Miền Nam.

Hà Tiên xưa kia có tên là Mang Khảm, tục danh Trúc Phiên Thành còn gọi là Đồng Trụ Trấn vốn là nơi hoang vu. Thị xã Hà Tiên được hình thành cách đây 300 năm, nơi đây ngày xưa vốn là thủ phủ của Mạc Cửu (1655-1935) nằm ở vị trí khá đẹp, hai bên bờ sông hướng ra biển, trên bến dưới thuyền nhà doanh điền Mạc Cửu, Mạc Cửu sinh 1655 tại quảng Đông Trung Quốc, bất phục chính sách cai trị của nhà Mãn Thanh, nên cùng gia quyến vượt biển đến nước Chân Lạp, Mạc Cửu là người tài trí, khéo sử thế nên kết thân được với các quân Chân Lạp và nhờ tiến cử lên vua. Vua Chân Lạp là Nặc Ong Non tin dùng, Mạc Cửu giúp vua được nhiều việc nhưng Mạc Cửu muốn hùng cứ một phương nên tâu xin cho khai khẩn đất Mang Khảm là vùng hoang địa ở phía tây duyên hải thủy chân lạp vua thuận và phong cho Mạc Cửu chức Óc Nha (tương đương với quan huyện). Mạc Cửu chiêu tập dân phu lập đồn điền, mở chợ xây cảng giao thương với các nước. Mang Khảm bây giờ trở thành một cửa khẩu phồn thịnh và thành mục tiêu xâm lược của các nước ngoài.

Năm 1674 có bề tôi Năc Ong Non làm phản, cầu viện Quân Xiêm đánh lại vua. Quân Xiêm tiến đánh Mang Khảm, Mạc Cửu chống cự không lại cầu viện quân Chân Lạp, viện binh chưa đến buộc Nặc Ong Non cầu viện chúa Nguyễn quân chúa Nguyễn đánh tan quân Xiêm. Quân Xiêm rút về đem theo gia quyến của Mạc Cửu cùng của cải chiếm được. Sau đó năm 1706 thừa cơ hội nước Xiêm có nội loạn, Mạc Cửu cùng gia quyến và gia nhân chạy về Trủng kè thuộc đất Mang Khảm. Ở đây phu nhân hạ sinh Mạc Thiên Tích rồi lần về đất Mang Khảm để khôi phục nơi đây.

Năm 1714 Mạc Cửu đến dâng biểu xin đem bảy xã mình đã lập quy phục nam triều. Chúa Nguyễn phúc Chu ưng thuận, phong cho Mạc Cửu chức tổng binh và đổi Mang Khảm thành Hà Tiên trấn. Vì thế Mạc Cửu là người đầu tiên có công khai hoang hình thành vùng đất Hà Tiên. Con trai ông là Mạc Thiên Tích (1706-1780) cũng là một danh tướng, một quan tổng binh đại đô đốc, một nhà doanh điền và cũng là một nhà doanh sỹ có tiếng đã làm rạng rỡ đất phương thành (Hà Tiên ngày nay) và cả khu vực Tây Nam Bộ nửa sau thế kỷ 18.

Ngày từ thời Mạc Cửu Hà Tiên là điểm giao lưu buôn bán với nhiều nước ngoài. Trong gia phả cửa dòng họ Mạc có ghi chép rằng « Ông Mạc Cửu đã chiêu mộ các nước hải ngoại đến buôn bán. Tàu thuyền đi lại nhộn nhịp, người Việt, người Đường, người Liêu, người Man kéo đến trú ngụ làm ăn ». như vậy có thể nói từ thuở sơ khai ở Hà Tiên đã hình thành nên một trung tâm thương mại – du lịch. Dấu tích một thời khai hoang vẫn còn in rõ nét trên mảnh đất này qua hình ảnh lăng Mạc Cửu được người dân nhớ ơn công lao mở mang bờ cõi của dòng học Mạc.

Sự Tích Hà Tiên

Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, một bộ phận dân cư Trung Quốc, đa số là quan quân nhà Minh và gia quyến của họ, vì không phục tùng sự thống trị của nhà Thanh, đã rời bỏ đất nước di dân đến các quốc gia Đông Nam Á. Ở Nam Bộ lúc bấy giờ đã tiếp nhận một số nhóm di dân người Hoa: nhóm do Dương Ngạn Địch vào lập nghiệp ở Mỹ Tho, nhóm Trần Thượng Xuyên vào Cù lao Phố (Biên Hòa) và nhóm thứ ba do Mạc Cửu cầm đầu đến cư trú ở Hà Tiên.

Mạc Cửu (1652-1735) vốn là người xã Lê Quách, huyện Hải Khanh, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông. Năm 1680, ông dẫn nhóm di dân vượt biển sang Chân Lạp. Ông được nhà vua xứ này trọng dụng và ban cho chức gọi là Ốc Nha. Về sau, vì có kẻ dèm xiểm, Mạc Cửu lo ngại ở đây lâu có ngày bị hại, nên đem vàng bạc đút lót cho Hoàng Hậu Chân Lập để nhờ bà xin vua xứ này cho phép ra khẩn hoang vùng đất Mang Khảm (tức là Hà Tiên sau này).

Được phép của vua Chân Lạp, Mạc Cửu dẫn đầu đoàn người vượt biển ra đi. Thuyền từ biển tiến dần vào của sông và cập bến. Ở đây vùng đất rộng người thưa mở rộng đôi tay đón đoàn người tha hương đến cư ngụ. Người cũ và kẻ mới đến thân thiện trong cảnh chim trời cá nước.

Một hôm Mạc Cửu dong thuyền đi đây đó tìm một cuộc đất tốt để lập nghiệp an cư lâu dài. Chiều xuống, thuyền Mạc Cửu đến một cửa sông. Núi non cây cảnh thật hữu tình, chim rừng từng đàn bay về gây tổ, đậu kín cả những tán cây cao nơi bờ sông, triền núi…. Đang mải ngắm nhìn cảnh sơn thủy đẹp như bức tranh thuỷ mạc, bỗng Mạc Cửu giật mình khi thấy trên lớp sóng ở cửa sông hiện ra một nàng tiên kiều diễm lả lướt như bay lượn chập chờn khi mờ khi tỏ…. Mạc Cửu thúc giục bọn chèo thuyền đuổi theo bóng nàng tiên lúc hiện ra trước mắt lúc biến mất sau làn khói nước nhạt nhòa…. Thuyền chèo đi, đi mãi theo bóng nàng tiên, nhưng trên một khúc sông, nàng tiên đột nhiên bay bổng lên cao và nhạt dần như tan trong ánh tà dương. Mạc Cửu cho đây là điềm lành nên chọn vùng đất bên bờ khúc sông này làm nơi định cư cho mình và do đó, ông đặt tên vùng đất này là Hà Tiên – Nàng tiên của sông nước.

Tục truyền, khi đào móng xây dựng nhà, Mạc Cửu đào được một số hũ vàng lớn. Ông xuất số vàng này để dùng vào việc phát triển và xây dựng phố xá, chợ búa, biến nơi đây thành một trung tâm buôn bán sầm uất. Về sau Mạc Cửu nghe theo lời của mưu sĩ họ Tô, sai các bộ hạ của mình là Lý Xá, Trương Cầu ra Phú Xuân dâng biểu xưng thần và xin làm chức Hà Tiên trưởng. Tháng tám năm mậu tý (1708) chúa Nguyễn Phúc Chu chấp nhận lời cầu xin của Mạc Cửu và phong ông làm tổng binh trấn Hà Tiên và chính thức đổi tên vùng đất này (bao gồm cả Long Xuyên – Cà Mau) là Hà Tiên trấn.

MỘT THOÁNG HÀ TIÊN

Có những miền đất đi qua vẫn còn đọng lại trong ta nhiều ấn tượng khó quên và Hà Tiên là một trong những nơi như thế. Thuộc miền Tây Nam Bộ, Hà Tiên là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi có biển, núi, rừng xen giữa đồng bằng phì nhiêu. Hà Tiên – hòn ngọc quý của tỉnh Kiên Giang với phong cảnh hửu tình. Cảnh Hà Tiên thơ mộng hữu tình còn được tô điểm những di tích lịch sử, dấu vết một thời Phương Thành oanh liệt, và văn hiến với Chiêu Anh Các. Đến Hà Tiên, du khách sẽ nhận ra ở đây một Việt Nam thu nhỏ bởi có núi, rừng, sông, biển của mọi miền đất nước: một ít hang động của Lạng Sơn, vài ngọn đá chơi vơi ngoài biển như Vịnh Hạ Long, một ít Thạch Thất Sơn Môn Hương Tích của Ninh Bình, vài cảnh Tây Hồ Hà Nội hay đôi nét dòng Hương Giang của Huế. Những ai yêu vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên sẽ bị chinh phục bởi dãy núi Thạch Động, của bãi tắm Mũi Nai, của tiếng chuông vang vọng từ dãy núi Bình San…

Do có địa thế thuận lợi với hơn 13,5km biên giới đất liền và 26km biên giới với Campuchia, lại có cửa khẩu quốc gia nên Hà Tiên có điều kiện tốt để khai thác tối đa các thế mạnh thương mại, du lịch và nuôi trồng thủy sản. Du lịch biển đảo là lợi thế của Hà Tiên nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Kiên Giang. Tuyến du lịch biển chùa Hang – Hòn Chông – Mũi Nai bằng tàu thủy sẽ hấp dẫn du khách với những dãy núi đá vôi tựa như Vịnh Hạ Long phía Tây Nam.

Nằm sát bên vùng đồng bằng sông Cửu Long gần như bằng phẳng nhưng Hà Tiên lại có hệ thống cảnh quan tựa như Vịnh Hạ Long. Thật bất ngờ khi hệ thống đồi núi bao quanh khu vực đồng bằng thông ra biển đã tạo nên vị thế thuận lợi để xây dựng khu bãi tắm ven biển. Núi đá Dựng nằm sát biên giới Campuchia, do đá vôi bị xâm lược qua nhiều thế kỷ nên phía bên trên được tái tạo như một toà lâu đài cổ kính với hàng trăm vọng gác hàng nghìn gác chuông, trong hang phủ nhiều thạch nhũ, có thạch nhủ dài và to như những cột đá. Rồi những cây dừa 7 ngọn, 6 ngọn, hay 3 ngọn xuất hiện ở Hà Tiên. Khai thác tốt những nét độc đáo Hà Tiên sẽ trở thành một trung tâm du lịch lớn trong tương lai.

Từ năm 1996 trở lại đây, các khu du lịch Hà Tiên và Kiên Lương hàng năm đón khoảng 800000 du khách tham quan. Doanh thu ngành du lịch trong giai đoạn này tăng bình qun hàng năm khoảng 16%. Theo các số liệu thống kêvlượng khách đến Hà Tiên kiên Giang nhiều hơn các tỉnh An Giang và Cần Thơ. Thưởng ngoạn thắng cảnh tham quan di tích, nghỉ dưỡng đang là thế mạnh để Hà Tiên thu hút một lượng đáng kể khách du lịch từ các tỉnh phía Nam và các du khách nước ngoài.

Vài năm gần đây các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đổ dồn về đây xây dựng nhà hàng khách sạn và các khu vui chơi giải trí nhằm phục vụ cho khách du lịch. Bên cạnh đó, Hà Tiên cũng chú trọng tổ chức các ngày hội truyền thống địa phương và các lễ hội của các đồng bào dân tộc Khmer.

Nằm sát biên giới với Campuchia, thị xã Hà Tiên trở thành thương trường một thương trường của một cửa khẩu cả trên biển và trên đất liền. Ngoài mục đích phục vụ khách du lịch, cửa khẩu Hà Tiên còn mở ra cơ hội giao thương hàng hóa. Hàng năm có khoảng từ 70000 đến 80000 lượt khách từ Campuchia qua lại cửa khẩu. Tuyến du lịch Hà Tiên – tỉnh Campốt- thành phố Kép (Campuchia) và ngược lại bằng đường bộ, đường thủy đã đưa vào khai thác, tạo điều kiện đi lại cho du khách 2 nước.

Sau 4 năm thực hiện thí điểm khu kinh tế cửa khẩu theo quyết định của chính phủ, diện mạo thị xã Hà Tiên đã thay đổi rõ rệt. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển vượt bậc. Thị x còn xây dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch và các trung tâm thương mại gắn với các chính sách thu hút và đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Đời sống vật chất người dân nhờ đó được cải thiện đáng kể. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc để Hà Tiên khai thác lợi thế phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

Cảnh sắc thiên nhiên của Hà Tiên đã được người đương thời ca tụng và cũng chính nơi đây xuất hiện nhóm Tao Đàn Chiêu Anh Các gồm nhiều nhà thơ Việt Nam, cùng hội lại với nhau để sáng tác, ngâm vịnh, đàm luận do Mạc Thiên Tích lập ra. Tác phẩm được hấp dẫn hơn cả là “Hà Tiên Thập Vịnh” tả 10 cảnh đẹp của Hà Tiên lồng trong sinh hoạt của cư dân để tạo ra bức tranh ngư tiều canh mục:

  1. Kim Dự Lan Đào (Đảo Vàng Chắn Sóng ): trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên mà người xưa ghi nhận, Kim Dự Lan Đào được xếp đầu tiên. Đó là hòn đảo nhỏ ngay cửa biển Hà Tiên được nối với đất liền TK XX, người ta còn gọi Kim Dự là Pháo Đài, bởi từng có một pháo đài canh dự cửa biển, bảo vệ thị trấn Hà Tiên chống giặc ngoại xâm.
  2. Bình San Điệp Thúy (Núi Bình San Xanh Biếc ): có nghĩa là núi Bình San như tấm bình phong điệp trùng xanh biếc. Núi Bình San là núi Lăng, nơi Mạc Thiên Tích thường cùng bạn thơ trong Tao Đàn Chiêu Anh Các lên thưởng ngoạn xướng họa thơ ca
  3. Tiêu Tự Thần Chung (Tiếng Chuông Tiêu Tự ): có nghĩa là tiếng chuông sớm ở chùa Tiêu, là ngôi chùa Tam Bảo bây giờ. Trước cổng chùa có 2 câu đối:“Nhất trần bất nhiễm bồ đề địa
    Vạn thiện đồng qui bát nhã môn”.Để tuyên báo nơi đây không bị nhiễm bụi trần, nhưng tất cả điều thiện đều qui tụ về đây.
  4. Giang Thành Dạ Cổ (Tiếng Trống Đêm Ở Giang Thành ): tức là nghe tiếng trống canh vang lên đêm đêm ở đồn Giang Thành. Giang Thành ngày nay không còn thành quách, mà chỉ là một địa danh thuộc Xã Tân Khánh Hòa, huyện Kiên Lương, cách thị xã Hà Tiên khoảng 10km theo đường chim bay, chỗ hợp lưu của Vĩnh Tế và sông Giang Thành. Vào thời Minh Mạng, Giang Thành đã từng là tỉnh lụy của Hà Tiên.
  5. Thạch Động Thốn Vân (Mây Luồn Thạch Động): tức động đá nuốt mây, miêu tả vẻ đẹp của núi Thạch Động ở phía Tây Bắc Hà Tiên, trên có một khối đá to, trong có hang động thiên nhiên lộng gió.
  6. Châu Nham Lạc Lộ (Châu Nham Cò Đậu ): có nghĩa là cò đậu núi Châu Nham. Theo nhà thơ Đông Hồ, Châu Nham là 1 ngọn núi nhỏ ở gần biên giới Campuchia, cách Thạch Động không xa. Núi có nhiều đá dựng, hiểm trở, có thạch nhũ lấp lánh nên còn gọi là núi Đá Dựng. Ngày xưa cò về đậu trên núi đá này rất đông. Nhưng theo nhà sưu khảo Trương Minh Đạt, Châu Nham là cụm núi ở Bãi Ớt. Nơi có đá tinh quang trong và sáng. Do bên bờ nham có vực sâu nên tôm cá thường về trú ẩn, chim cò kéo theo tìm mồi trắng cả một vùng.
  7. Đông Hồ Ấn Nguyệt (Đông Hồ Trăng Soi): tức trăng in bóng Đông Hồ, một hồ nước xanh biếc nối liền dòng sông Giang Thành ra biển. Trong có vàm sông, ngoài có cửa biển Kim Dự, nằm phía đông thị xã Hà Tiên.
  8. Nam Phố Trừng Ba (Sóng Trong Nam Phố): có nghĩa là Phố Nam trị sóng, một vịnh nhỏ thuộc Bãi Ớt, xã Dương Hòa, nơi mặt biển thường xuyên yên tĩnh do các dãy núi chắn quanh. Tàu thuyền qua lại hay vào đây tránh gió.
  9. Lộc Trĩ Thôn Cư (Xóm Dân Ở Lộc Trĩ ): tức khu dân cư Lộc Trĩ, còn gọi là Mũi Nai, thuộc xã Mỹ Đức. Lộc Trĩ có nghĩa là Mũi Nai. Ra biển nhìn vào mới thấy mũi núi chỗ ngọn hải đăng giống hình đầu con nai thò mõm ra biển.
  10. Lư Khê Ngư Bạc (Cảnh Chài Cá Ở Lư Khê): có nghĩa là xóm chài ở khe Lư. Lư Khê là Rạch Vược, một con rạch nhỏ có nhiều cá vược ở xã Thuận Yên. Rạch đổ ra biển qua các khe núi tạo thành một bức tranh sơn thủy rất đẹp. Ngày nay cửa rạch đã bị Quốc lộ 80 chắn ngang.

Phát triển cùng thời là nền văn hóa Trung Hoa mang nhiều bản sắc đã được phổ biến ở đây cụ thể là qua việc xây dựng nhiều công trình kiến trúc tôn giáo nhiều chùa chiền với kiến trúc nguy nga hùng vĩ nhưng đã bị phá gần như hầu hết khi quân Xiêm La tấn công Hà Tiên năm 1771.

Dòng họ Mạc có lịch sử thăng trầm gắn liền với triều Nguyễn. Khi triều đình nhà Nguyễn thua Tây Sơn, giang sơn không còn. Mạc Thiên Tích đã nuốt vàng lá tự tử tại Bangkok. Sau này khi vua Gia Long lên ngôi đã khôi phục lại quan chức cho con cháu dòng họ Mạc.

Vào thế kỉ thứ 19 vào ngày 2/6/1867, Tỉnh Hà Tiên lọt vào tay thực dân Pháp. Rạch Giá vốn là huyện lỵ được nâng lên thành tỉnh lỵ, tập trung bộ máy cai trị của giặc.

Đầu thế kỷ 20 Kiên Giang là một trong những địa phương cơ sở của phong trào Đông Du và Duy Tân. Truyền thống này là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của đội ngũ phong trào cách mạng bắt đầu từ tháng 6 năm 1930….

Hà Tiên ngày nay đã được quy hoạch thành một bãi biển sạch đẹp và “ngăn nắp“ với biển trong xanh và những bãi cát trắng đang thu hút nhiều khách du lịch đặc biệt là trong mùa lễ hội Bà Chúa Xứ (khách hành hương hay kết hợp tham dự lễ ở chùa bà rồi tiện đường đến Hà Tiên).

Hà Tiên là 1 thị xã ở phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang, có 22 km bờ biển và 13,7 km đường biên giới với Campuchia nên từ lâu đã là điểm giao lưu thương mại giữa 2 nước và một số nước trong khu vực ASEAN. Hà Tiên có những di tích văn hóa được Nhà nước công nhận, có những thắng cảnh đẹp thu hút nhiều lượt khách tham quan du lịch quanh năm, là vùng ven biển có ngư trường khai thác rộng và nằm trong khu tam giác Rạch Giá – Hà Tiên – Phú Quốc, nên có vai trò quan trọng đối với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Thị xã Hà Tiên đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ VII xác định là một trong 4 vùng trọng điểm của Tỉnh, trong đó 2 ngành kinh tế quan trọng được tỉnh tập trung phát triển là du lịch và thương mại – dịch vụ. Thị xã Hà Tiên bao gồm 4 phường và 3 xã. Cụ thể như sau: phường Đông Hồ, phường Bình San, phường Pháo Đài, phường Tô Châu, xã Thuận Yên, xã Mỹ Đức và xã đảo Tiên Hải.

Cầu Phao

Vị trí địa lý

Địa giới hành chính của thị xã Hà Tiên được xác định như sau:

  • Phía Bắc giáp vương quốc Campuchia;
  • Phía Đông giáp huyện Kiên Lương;
  • Phía Nam và phía Tây giáp biển Tây.

Diện tích tự nhiên toàn thị xã: 8.851,5 ha, trong đó đầm ngập mặn Đông Hồ chiếm 1.047 ha.

Địa hình

Địa hình đa dạng, gồm: đồng bằng, núi và núi đá, hang động, biển, đầm, quần đảo, tạo nên cảnh quan thơ mộng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Khí hậu ở Hà Tiên có những đặc điểm chính như sau: Số giờ nắng trung bình từ 6,5 đến 7,5 giờ/ngày. Năng lượng bức xạ trung bình 150 – 160 kcal/c2 năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 -> 28 0C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 (25 – 26 0C); tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và tháng 5 (28 ->29 0C). Độ ẩm trung bình 81,9%.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác của đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa lớn, trung bình 2.118 mm/năm.

Với điều kiện khí hậu như vậy đã tạo nên những thuận lợi cơ bản để phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, nông nghiệp và du lịch.

Tài nguyên biển

Thị xã Hà Tiên hai phía (Tây và Nam) giáp biển, đầm Nước Mặn chia thị xã làm hai khu riêng biệt: phía Đông Nam của đầm là phường Tô Châu và xã Thuận Yên; phía Tây Bắc của đầm gồm: phường Đông Hồ, phường Bình San, phường Pháo Đài và xã Mỹ Đức; đặc biệt xã đảo Tiên Hải (quần đảo Hải Tặc) gồm 15 đảo lớn nhỏ là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản đầy tiềm năng do thiên nhiên ban tặng cho thị xã Hà Tiên nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.

Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên của thị xã 8.851,51 ha, trong đó đất nông nghiệp 4386ha (chiếm 49,55%), nhưng mức độ phèn mặn cao, nếu ứng dụng khoa học kỹ thuật tốt để nuôi trồng thủy sản để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra còn quỹ đất chưa sử dụng là 2.561,89ha.

Tài nguyên nước

Sông Hậu là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho thị xã Hà Tiên thông qua kênh Rạch Giá – Hà Tiên, kênh Vĩnh Tế và sông Giang Thành, hàm lượng phù sa trung bình 250g/m3.

Dân số

Dân số năm 2002 là 39.957 người, mật độ trung bình là 451 người/km2. Dân cư ở tập trung nhiều trong khu nội ô thị xã.

Truyền thuyết Hòn Phụ Tử – Hà Tiên

Trên đường đến Hà Tiên, khi đến Ba Hòn, rẽ trái 18 km, bạn sẽ đến khu du lịch Hòn Phụ Tử. Nhưng trước đó, bạn hãy qua cổng tam quan, vào Chùa Hang. Nơi đây, bạn đi qua hang động quanh co, huyền bí, ngoằn ngoèo dưới chân núi An Hải (An Hải Sơn), Và cuối cùng, hang sẽ dẫn ra vùng trời biển bao la nơi đang in bóng hòn Phụ Tử.

Theo truyền thuyết, xưa kia ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân ngọn An Hải Sơn, cạnh chùa hang, có hai cha con làm nghề chài lưới. Quá bất bình trước tình cảnh này, người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con. Sau khi tính hết kế, cuối cùng ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới mong giết được con thuồng luồng này. Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát mé biển để dụ con ác thú. Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến cắn đứt đầu ông, trúng độc rồi chết. Người con đi tìm cha, bắt gặp xác cha cụt đầu liền ôm lấy khóc thương thảm thiết. Không ngờ chất độc từ người cha thấm qua khiến người con trúng độc rồi chết. Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền. Và nơi hai cha con nằm mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là cha và hòn nhỏ là con, người ta gọi là hòn Phụ Tử.

Hai bên hòn Phụ Tử là hai hòn đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ hai chân sau để giỡn với sóng biển và một con rùa. Thiên nhiên đã tạo nên một cảnh quan thật kỳ lạ khéo léo. Chắc chắn rằng ai đã đến hòn Phụ Tử thì không thể quên được cảnh non nước hữu tình.

Khoảng 3g45 ngày 9/8/2006, phần Phụ của hòn Phụ Tử đã đột ngột ngã xuống biển. Phần gãy của hòn Phụ Tử là phần Phụ 20m, đường kính 20m, khối lượng khoảng 1.000 tấn, vị trí ngã ngang về hướng đông, phần còn lại chỉ còn khoảng trên 13m.

Hòn Tre ( Hòn Rùa )

Hòn Tre hay còn gọi là Hòn Rùa, mang cái tên đậm chất dân gian, nằm trên một thảm xanh ngắt là biển cả, tạo lên bức tranh thiên nhiên thật đẹp…

Cách thành phố Rạch Giá về phía Tây 30km. Hòn Tre có diện tích khoảng 400 ha, có nhiều cảnh đẹp như: Bãi Chén, Động Dừa, Đuôi Hà Bá.

Từ Trung tâm thị trấn Hòn Tre đi theo đường mòn băng qua núi mất 30 phút là tới Bãi Chén. Bãi này nằm ở phía Tây Bắc của đảo. Là bãi có chiều dài 2km, có rất nhiều tảng đá to nhìn như những chiếc chén úp nên có tên là Bãi Chén. Đây là bãi đẹp nhất của Hòn Tre vì cảnh vật còn giữ được những nét hoang sơ, có nhiều cây xanh nghiêng mình tỏa bóng mát. Tại đây du khách có thể thưởng thức các đặc sản biển và ngắm cảnh thiên nhiên.
Động Dừa của Hòn Tre cũng khá thơ mộng, là vịnh nhỏ, có làng chài nên ghe thường ghé về để lấy lương thực, nước ngọt và nghỉ ngơi sau những chuyến đi biển xa. Ở đây có rất nhiều dừa mọc ven biển, là một bãi biển đẹp, thích hợp cho việc câu cá thư giãn.

Đuôi Hà Bá (Bãi Dứa – nơi có nhiều cây dứa gai) có nhiều cây cổ thụ lớn, du khách ngắm cảnh thiên nhiên sau đó lặn xuống biển cạy hào bám ở ghềnh đá thưởng thức thì thật tuyệt vời.

Hòn Tre là thắng cảnh đẹp của tỉnh Kiên Giang, việc đi du lịch cũng rất thuận lợi, chỉ mất hơn tiếng đồng hồ bằng tàu là tới, có thể đi về trong ngày

Rate this post