Khamphadisan.com – Không những có nhiều địa danh biển đảo xinh đẹp thiên nhiên ưu ái cho vùng đất võ Bình Định mà ở đây cũng còn rất nhiều địa điểm nằm trên đất liền cũng vô cùng đẹp và kỳ bí. Và những ngọn tháp Chăm ở Quy Nhơn là một ví dụ điển hình. Trong đó phải kể đến tháp đôi Quy Nhơn.

Nội dung chính

    1. Tháp đôi Quy Nhơn

    tháp đôi quy nhơn

    ảnh:tinytyniiiTháp Đôi Quy Nhơn

    Tháp đôi còn được gọi là tháp đôi Hưng Thạnh, một công trình kiến trúc độc đáo của nghệ thuật Champa cổ. Tháp đôi tọa lạc tại phường Đống Đa, cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Tây Bắc. Tháp Đôi gần Cầu Đôi trên quốc lộ 19, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Sơn chảy ra đầm Thị Nại cho nên có thể đi tới đây bằng mọi phương tiện ô tô, xe máy hoặc xe khách.

    Tháp có niên đại từ thế kỷ XI đến thể kỷ XIII, gồm 2 khối tháp liền kề nhau. Tháp lớn cao 20m, tháp còn lại nhỏ hơn và thấp hơn nhưng cùng nằm trên một địa hình tương đối bằng phẳng. Với lối kiển trúc vô cùng độc đáo kết hợp nghệ thuật Champa Bình Định với văn hóa Khmer thời Ancovat-Bayon.

    Vào năm 1980, Tháp Đôi Quy Nhơn đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia.

    2. Kiến trúc lạ của tháp đôi

    tháp đôi quy nhơn

    ảnh:bradsharp_Tháp Đôi Quy Nhơn

    Tháp đôi đặc biệt với kỹ thuật mài dũa, lắp ghép các tảng đá chồng khít lên nhau rất vững chắc. Phía ngoài, các góc và nóc tháp có nhiều bức phù điều chạm khắc các tượng thần, chim, thú thần theo tín ngưỡng người Chăm rất sinh động.

    Tổng thể kiến trúc Tháp đôi Quy Nhơn không phải là tháp vuông nhiều tầng như truyền thống của đại đa số tháp Chăm. Mà là một cấu trúc gồm hai phần chính. Một phần là khối thân vuông. Một phần là đỉnh hình tháp mặt cong. Ở các góc tháp được tạo tác những tượng chim thần Garuda. Các tượng này đều trong tư thế hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp. Cửa chính của cả 2 tháp đều quay về phía Nam, vòm trên của các cửa vút cao lên như những mũi tên. Bên trong lòng Tháp Đôi có cối đá xay bột gạo ngày xưa mà sau này người Kinh cũng sử dụng loại cối này để xay bột gạo chế biến các loại bánh.

    Chất liệu đá trong thi công cũng được các nhà khảo cổ học chú ý đến. Đế tháp và chân diềm mái đều được sử dụng những hòn đá tảng. Với những biến cố lịch sử cùng những mất mát, nhưng những gì còn lại hiện nay cũng đủ để xếp Tháp đôi Quy Nhơn vào hàng tiêu biểu cho loại hình kiến trúc tháp Chăm sử dụng kiểu đá này ở Việt Nam.

    3. Địa điểm tham quan không thể bỏ qua

    tháp đôi quy nhơn

    ảnh:baolyyyyTháp Đôi Quy Nhơn

    Với bãi cỏ xanh rộng miên man làm nổi bật lên tông màu gạch của Tháp Đôi Quy Nhơn. Đây không chỉ là địa điểm nghiên cứu lich sử, văn hóa Đông Nam Á mà còn là nơi tham quan du lịch độc đáo Bình Định.

    Tháp đôi đang ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Với kiến trúc độc đáo và nền văn hóa mang đậm bản sắc Champa đã đọng lại trong lòng du khách. Không cần quá nhiều chi phí, chỉ cần bỏ ra 8.000 đồng mua vé tham quan Tháp Đôi Quy Nhơn. Du khách cũng có thể liên hệ hướng dẫn viên để có thêm nhiều thông tin nơi đây khi tham quan.

    tháp đôi quy nhơn

    ảnh:_thunga.ponyTháp Đôi Quy Nhơn

    Du khách không chỉ tới tham quan Tháp Đôi mà còn có thể ghé qua tham quan nhiều địa điểm du lịch Bình Định khác gần đó vì nơi đây trải dài không ít tòa tháp của người Chăm : Tháp Bánh Ít, Thành cổ Hoàng Đế hay tới hít thở gió biển ở Hòn Sẹo, Hòn Khô, Cù Lao Xanh…Đừng quên thưởng thức đặc sản Quy Nhơn “ngon quên lối về” như: bánh ít Bình Định, bánh hồng, nem chợ Huyện, bún chả cá Quy Nhơn…và mang chút ít về làm quà cho bạn bè, người thân nhé!

    Vào tối mùng 2 Tết hàng năm, tại đây diễn ra chương trình Đêm hội Tháp Đôi. Đây là đêm hội với nhiều tiết mục văn nghệ văn hóa Chăm đặc sắc, mang đậm nét văn hóa dân tộc.

    Đã đến Quy Nhơn, Bình Định thì đừng bỏ qua Tháp đôi này nhé!

    Có thể bạn quan tâm:

    diemtv (Tổng hợp)

    5/5 - (2 bình chọn)