Khamphadisan.com – Là ngôi đình cổ nhất tại mãnh đất Đà Thành, đình làng Hải Châu là một di tích lịch sử đã được nhà nước công nhận. Đình Hải Châu là chùa Phước Hải xưa, nơi chúa Nguyễn Phúc Chu năm kỷ hợi (1719) vào Quảng Nam đã dừng chân nghỉ lại sau đó dân làng nơi đây đã lập bàn thờ ông tại đây.

Ngôi đình cổ nhất ở Đà Nẵng

dinh lang hai chau da nang khamphadisan 2

Đình làng Hải Châu năm 1950

Nằm tại số 42, tổ 6, đường Phan Chu Trinh – phường Hải Châu 1 – Q.Hải Châu. Đây là di tích lịch sử và văn hóa cấp quốc gia ở Đà Nẵng. Cổng của ngôi đình vẫn còn giữa nguyên 4 chữ “Hải Châu Chính Xã” bằng chữ Hán.

Đình Hải Châu là một quần thể kiến trúc chính trong khuôn viên rộng 3.500m2 gồm: Đình Hải Châu, Nhà thờ Tiền Hiền, nhà thờ Chu phái tộc và miếu Bà. Trước đình là một hồ nước với hòn non bộ rợp bóng cây si trên dưới trăm tuổi.

dinh lang hai chau da nang khamphadisan

Nhà thờ bên trái của tộc Nguyễn Văn, nhà thờ bên phải thờ chung 42 bài vị của 42 tộc họ, 42 tộc họ này đều từ Thanh Hóa theo vua Lê Thánh Tôn vào nam từ năm Tân Mão (1471), vua Lê lập ra ấp Hàn Giang (sau này là Đà Nẵng ) và các tộc họ ấy quây quần thành làng Hải Châu, được triều Nguyễn sắc phong “Chính xã”. Và đây chính là tộc họ đặt nền móng và xây dựng điểm tham quan Đà Nẵng như ngày hôm nay.

dinh lang hai chau da nang khamphadisan 1

ảnh: T.Ngọc

Trong đình vẫn còn lưu giữ khá nhiều hoành phi, câu đối, liễn đối được sơn son thếp vàng bằng chữ Hán có niên đại lên đến hàng trăm năm với 9 bức hoành phi và 2 cặp liễn đối được làm bằng gỗ, tất cả được chạm khắc rất đẹp, có giá trị nghệ thuật cao.

Theo như các nhà sử học định Đình Hải Châu từng là Chùa Phước Hải, nơi Chúa Nguyễn Phúc Chu đã từng dừng chân khi vào Quảng  Nam vào năm Kỷ Hợi 1719, sau đó người dân đã cho lập đền thờ ông tại đây.

dinh lang hai chau da nang khamphadisan 3

Trên gác chuông đình Hải Châu có 1 chiếc chuông đồng, trên thân chuông có những dữ diệu bằng chữ Hán ghi lại những mốc lịch sử của ngôi đình. Đại ý như sau: Vào năm Minh Mạng thứ 5 (năm 1842) trùng tu chùa, năm 1825 vua đã ban chỉ sắc tứ cho mang tên “Chùa Phước Hải”, năm Minh Mạng thứ 13 (năm 1832) nhằm ngày tốt, xã Hải Châu Chánh Đồng tạo lập chuông này.

Là địa điểm cho du khách tìm về giá trị văn hóa và lịch sử

dinh lang hai chau da nang khamphadisan 4

ảnh: Báo Đà Nẵng

Đến với đình làng Hải Châu bạn sẽ tìm được không gian yên tĩnh, thanh tịnh của ngôi đình. Đi vào khuôn viên của ngôi đình có tuổi đời trên dưới 500 năm, với những kiến trúc cổ của nhà thờ xưa, có bóng đa trăm tuổi rợp mát, có tiếng chuông văng vẳng, bạn sẽ quên hết những bộn bề cuộc sống để có những giây phút thanh thản.

dinh lang hai chau da nang khamphadisan 5

ảnh: sưu tầm

Đặc biệt, nơi này có lễ hội Đình làng Hải Châu được tổ chức vào dịp giỗ tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch hàng năm theo đúng nghi lễ xưa càng thu hút du khách. Lễ hội này được tổ chức tại địa điểm tham quan Đà Nẵng bài bản, quy mô với phần lễ có Lễ Vọng, nghi thức Chánh Tế, các bậc cao niên là hậu duệ của các tộc Lê, Trần, Nguyễn, Phạm, Phan, Đặng được cử làm chánh chủ bái trong Lễ Chánh tế, đúng theo bài bản cúng Đình truyền thống.

dinh lang hai chau da nang khamphadisan 7

ảnh: Báo Đà Nẵng

Phần Hội hấp dẫn, kịch tính và sôi nổi hơn: Các cuộc thi văn nghệ, hát múa dân ca, đấu cờ tướng, gói bánh chưng, biểu diễn nghệ thuật Tuồng cổ, hô bài chòi, các trò chơi kéo co, đẩy gậy, đầu cờ tướng…

Việc tổ chức Lễ hội Đình làng Hải Châu thường niên từ năm 2009 đến nay giữ vai trò nền tảng vững chắc cho việc duy trì các lễ hội văn hóa, văn nghệ dân gian sôi nổi, giàu bản sắc, góp phần gìn giữ phát huy giá trị văn hóa dân tộc, một phần thúc đẩy đến phát triển du lịch Đà Nẵng.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94 (Tổng hợp – biên tập)

4.5/5 - (2 bình chọn)