Cùng với tự nhiên, Những cây cầu đã và đang là những nhân chứng lịch sử cùng đất nước trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử hay gắn liền với những ký ức bi hùng của dân tộc, hay chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển nền kinh tế vùng.
Hãy cùng Khám Phá Di Sản tìm hiểu về những cây cầu trải dài dọc đất nước hình chữ .S: này nhé !
Cầu Long Biên – Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1898 -1902 – Daydé & Pillé – Paris. Cùng với người dân Hà Nội trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, và bây giờ nó vẫn gắn với cuộc sống của người Hà Nội.
Cầu Hàm Rồng – Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Năm 1962 cầu Hàm Rồng mới được khởi công xây dựng. Khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1964, cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ.
Trong chiến tranh, Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Bây giờ, thì Cầu Hàm Rồng là một trong những địa danh không thể bỏ qua khi đi du lịch đến Thanh Hóa.
Cầu Trường Tiền – Huế,Cầu Trường Tiền còn được gọi là Cầu Tràng Tiền, là chiếc cầu dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6 m, được thiết kế theo kiến trúc Gô tích, bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội; ở ngay giữa thành phố Huế. Chiếc cầu gắn liền với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, và giờ đây nó vẫn hiên ngang và là điểm du lịch nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến Huế. Đi trên chiếc cầu này, được hướng dẫn viên kể về những câu chuyện… sẽ thích lắm đấy !
Cầu Rồng – Đà Nẵng, mặc dù chỉ được xây dựng thời gian gần đây, nhưng chiếc cầu đã nhanh chóng trở thành của thành phố Đà Nẵng, được mệnh danh là thành phố châu âu của Việt Nam, đến đây vào ban đêm bạn sẽ có cơ hội nhìn rồng phun lửa hoặc phun nước, ngắm cảnh từ du thuyền sông Hàn chắc chắn sẽ là những kỉ niệm đẹp đáng nhớ của bạn !
Cầu Trần Thị Lý – Đà Nẵng, cũng nằm ở Đà Nẵng, cây cầu này như vươn mình ra biển lớn, hãy đến và chiêm ngưỡng nhé !
Cầu Mỹ Thuận, là một cây cầu được xây dựng bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về hướng Tây Nam, trên Quốc lộ 1A, là trục giao thông chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long.Đây là cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam. Mặc dù nó mới được xây dựng gần đây nhưng Cây cầu có vai trò cực kỳ quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông cửu Long.
Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh bắc qua sông Sài Gòn nối Quận 2 và Quận 7, thuộc đường vành đai ngoài của Thành phố Hồ Chí Minh. Không ai có thể phủ nhận vai trò của nó đối với nền kinh tế thành phố này, và đây cũng là diễn ra các màn trình diễn pháo hoa hàng năm hoặc khi thành phố có những sự kiện lớn.
Và chắc chắn rằng sẽ còn rất nhiều cây cầu nữa, hãy gửi ý kiến đóng góp của bạn đến BQT Khám Phá Di Sản để bổ sung thêm vào bài viết này nhé, mọi ý kiến đóng góp vui lòng gửi về hòm thư: info@khamphadisan.com Mọi ý kiến của các bạn là động lực thúc đẩy để Khám Phá Di Sản ngày càng phát triển hơn !
Thông Tin Du Lịch – Khám Phá Di Sản