Nam Định là tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ xưa kia từng là kinh đô thứ hai của Nhà Trần với hàng loạt cung điện, thành quách in dấu một thời vàng son. Khi đến với nơi đây bạn sẽ được tham quan nhiều quần thể di tích với nhiều nét kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc như quần thể di tích văn hoá Chùa Cổ Lễ,Trần, Phủ Dày, Chùa Keo Hành Thiện…

nam dinh

1. Du lịch Nam Định mùa nào?

– Bạn có thể đến bất kỳ thời gian nào Nam Định cũng đẹp, nhưng nếu đến vào dịp rằm tháng Giêng, bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội Khai Ấn lớn nhất nhì tỉnh.

xem thêm: Những lễ hội đầu xuân tại Miền Bắc

nam dinh 1

2. Phương di chuyển đến Nam Định?

– Cách Tp.Hà Nội 85km và TP.HCM khoảng 1640km. Những bạn nào ở Hà Nội có thể đến bến xe Bát Giáp đi xe khách của: Hoàng Nam, Thiên Phú, Phương Trang để đến bến xe Nam Định hoặc bạn có thể đi tàu từ ga Mỹ Đình đến ga Nam Định.

– Ngoài ra, các bạn cũng có thể tư di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Từ Tp.HCM, bạn có thể mua vé máy bay ra Hà Nội sau đó đi xe khách, tàu hoặc thuê xe máy để có thể tự khám phá cũng được

– Từ bến xe hoặc ga Nam Đinh đến trung tâm thành phố cách khoảng 3km, bạn có thể đi taxi. Để chủ động di chuyển phá các bạn nên thuê xe máy.

nam dinh 2

3. Ở đâu khi đến Nam Định?

Nhằm cho việc thuận tiện cho việc di chuyển đến các điểm tham quan thì các bạn nên lựa chọn những khách sạn nằm ngay ở khu vực trung tâm tp.Nam Định trên các tuyến đường như: Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong hoặc tại những bãi biển Thịnh Long Một số khách sạn tham khảo là khách sạn Nam Định, Phú Mỹ hay Công Đoàn…

4. Những điểm thăm quan khi đến Nam Định?

  • Khu di tích đền Trần

nam dinh 3

Khu di tích Nhà Trần thuộc phường Lộc Vượng – Tp.Nam Định – tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố 3km. Theo như sử cũ cho biết, vào năm 1239, nhà vua cho xây hành cung ở làng quê mình để lúc thư nhàn về thăm. Đến năm 1262, Thượng Hoàng đến chơi hành cung ở Tức Mặc, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức Mặc lên là phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trùng Quang để cho các vua đã nhường ngôi (Thái Thượng hoàng ) về ở. Phía tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng hoàng thì về nghỉ tại đó.

  • Chùa Phổ Minh

nam dinh 4

Chùa Phổ Minh thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Ðịnh, cách Hà Nội khoảng 94km, cách trung tâm thành phố Nam Ðịnh 4km về phía tây bắc. Ngôi chùa nguyên được xây dựng từ thời Lý đã được vương triều Trần mở rộng vào năm 1262.

  • Chùa Cổ Lễ

nam dinh 5

Chùa Cổ Lễ nằm ại thị trấn Cổ Lễ – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Ðịnh. Từ Tp.Nam Ðịnh, qua cầu treo trên sông Ðào, đi theo đường 21 khoảng 15km là tới thị trấn Cổ Lễ, qua một cây cầu nhỏ rẽ phải khoảng chừng 200m là đến chùa.

  • Phủ Dày

nam dinh 6

Khu di tích Phủ Dày nay thuộc xã Kim Thái – huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định. Đặc điểm của khu di tích: Thờ bà chúa Liễu Hạnh, là một trong Tứ Bất Tử của điện thần Việt Nam (Thánh Tản Viên, Thánh Dóng, Chử Đồng Tử, bà chúa Liễu Hạnh). Phủ Dày là một quần thể di tích bao gồm ba di tích chính: phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng của bà Chúa Liễu.

  • Tòa giám mục Bùi Chu

nam dinh 7

– Tòa giám mục Bùi Chu thuộc địa phận xã Xuân Ngọc – huyện Xuân Trường. Theo các tài liệu hiện lưu lại tại Tòa Giám mục Bùi Chu, giáo xứ Bùi Chu được thành lập khoảng năm 1730. Cơ sở vật chất của giáo xứ thời ấy còn khá đơn sơ.
Hiện nay, nằm giữa tòa chính và khu Nhà chung Tòa giám mục còn một ngôi nhà bốn gian lợp ngói, kiến trúc giống hệt như ngôi chùa của Phật giáo với kiểu chồng rường, khung bạo, con sơn, kẻ bẩy truyền thống, chạm khắc hoa lá cách điệu của nét họa tiết đầu thế kỷ XVIII.

  • Nhà thờ đổ Nam Định

nam dinh

Dù hoang tàn, nhà thờ đổ thuộc xã Văn Lý – huyện Hải Hậu hàng ngày vẫn thu hút nhiều du khách và tay máy nhờ sự hội tụ của trời biển, nắng gió và cát trắng.

5. Những lễ hội đặc sắc có ở Nam Định?

nam dinh 8

– Lễ hội khai ấn đền Trần diễn ra vào ngày từ 14 và 15 tháng Giêng tại Khu di tích đền Trần – phường Lộc Vượng, để suy tôn và tưởng nhớ đến 14 vị vua Trần. Đây là một hoạt động văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục thế hệ sau truyền thống yêu nước và đạo lý uống nước nhớ nguồn; đồng thời cũng là niềm tự hào của người dân Nam Định từ bao đời nay.

– Ngoài ra còn một số lễ hội đặc sắc khác như: Lễ hội Phủ Dày, Hội đền Cổ Trạch, Hội chùa Cổ Lễ

6. Nam Định có những đặc sản gì?

– Phở bò gia truyền có lẽ là món ăn nổi tiếng nhất của mãnh đất Thành Nam. Hiện nay món ăn này đã được ”phủ sóng” toàn quốc nhưng có lẽ chỉ thưởng thức phở bò Nam Định ở Nam Định mới cảm nhận được nét đặc trưng riêng không thể lẫn.

nam dinh 9

Các bạn có thể đến những quán sau đây để thưởng thức phở: phở Tạo ở đường Điện Biên, Phở Đán ở phố Hai Bà Trưng, phở bò áp chảo cụ Tặng phố Hàng Tiệnphở bò sốt vang ở quán phở Xuyến ngõ Văn Nhân

– Xôi xíu là món đơn giản chỉ là xôi nếp ăn kèm thịt xá xíu và lạp xưởng, nhưng điều khiến món ăn này trở nên nổi tiếng đến vậy ở Nam Định là món ăn này được chan một thứ nước sốt vô cùng đặc biệt, ăn một lần thôi cũng đủ khiến bạn nhớ mãi món xôi rất ngon này.

– Những quán xôi xíu ngon ở Nam Định nằm: Hàng Sắt, Hoàng Văn Thụ.

Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Nam Định Khamphadisan.com muốn chia sẽ với các bạn, hy vọng sẽ giúp cho các bạn có thêm những gợi ý cho chuyến đi của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Bìnhqb94 – Khám Phá Di Sản

4/5 - (3 bình chọn)