Khamphadisan.com – Miếu Bà Chúa Ngọc nằm tại thuộc xóm Chùa – làng Kim Đâu – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị. Đây là một ngôi miếu cổ là nơi thờ của một vị thần người Chăm, và đây cũng là một sản phẩm giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Đại Việt – Chăm Pa một thời.

Miếu Bà Chúa Ngọc hiện nay là một trong những điểm tham du lịch quan Quảng Trị mang đậm dấu ấn riêng về tôn giáo hòa với lẫn kiến trúc đặc trưng của riêng mình.

mieu ba chua ngoc khamphadisan

Ngôi miếu xưa được xây dựng từ rất sớm với lối kiến trúc xây gạch theo kiểu hình vòm cuốn. Với bộ mái được cho đắp bằng vôi vữa được tạo thành 3 tầng kiểu mái cong, các đầu đao đều được vút lên, lợp ngói liệt và có đường cổ diêm giả. Lối kiến trúc này mang phong cách vào thời Lê (thế kỷ 16 –  17).

Trải qua thời gian,  ngôi miếu đã bị hư hỏng nặng cho đến năm 1998, nhân dân nơi nàt đã cho dựng lại ngôi miếu mới hoàn toàn và theo kiểu kiến trúc chữ “Nhị” với hai nhà ghép song ngang, trước có đường cổ diêm và lợp mái ngói giả. Đường cổ diêm ở trước tiền đường được đắp nổi 3 chữ Hán: Chúa(chủ) Ngọc Miếu, phía nên dưới có 2 câu đối:

Tái tạo miếu đường y cựu chỉ

Kinh doanh cải cách dụng tân cơ.

(Tái tạo miếu đường như nét cũ

Cải cách sửa đổi dùng nền xưa).

Chúa Ngọc anh linh thường giáng trần

Bà Phi hiển hách hộ tài dân.

Đi vào phía bên trong hậu điện là án thờ có khắc chữ “Linh” viết trên tường và một bài vị mới được làm lại ghi hàng chữ Hán: “Quang Minh Linh Diệu Thanh Ôn Ngọc Bà, Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần“.

Sở dĩ miếu được gọi là Miếu Bà Chúa Ngọc, bởi vì, đây là xanh dưng về một nữ thần người Chăm xưa, đó chính là thần mẹ xứ sở, Mẫu đất – Po yan Ynư Nagar. Đây chính là một vị thần mà nhiều làng xã ở miền Trung thường hay thờ phụng.

mieu ba chua ngoc khamphadisan 1

Thường những ngôi miếu thờ Bà Chúa Ngọc đều được xây dựng liền kề với những đền tháp người Chăm vì thế cho nên Miếu Bà Chúa Ngọc còn có tên gọi khác là miếu Bà Giàng. Những ngôi Miếu Bà Chúa Ngọc cổ thường được xây dựng theo 2 lối kiến trúc thông dụng như: Thứ nhất là kiểu nhà rường có gác lửng với bộ khung gỗ có 4 cột, thứ 2 là kiểu xây bằng gạch, với mái cong như đình ở miền Bắc và sử dụng nghệ thuật đắp nổi, kết hợp ghép sành sứ. Miếu Bà Chúa Ngọc ở làng Kim Đậu – Quảng Trị xây theo lối kiến trúc thứ 2 này.

Miếu Bà Chúa Ngọc là một trong những kiến trúc mang đậm dấu ấn về mối giao lưu văn hóa, nghệ thuẩ giữa hai dân tộc Việt – Chăm. Đây là một nét đẹp của văn hóa tinh thần mang đậm mong muốn được vươn tới hạnh phúc của người dân thời kỳ này.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94 (Tổng hợp)

4/5 - (1 bình chọn)